Giáo án Mĩ Thuật 9 - Bài 13: Vẽ Theo Mẫu - Tập Vẽ Dáng Người

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủMỹ ThuậtMỹ Thuật 9Bài 13. Vẽ theo mẫu - Tập vẽ dáng người Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 13: Vẽ theo mẫu - Tập vẽ dáng người

I./ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Hs hiểu hơn vai trò của vẽ dáng người trong học tập môn Mỹ Thuật. Hiểu được sự thay đổi của dáng người; hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động.

 2. Kĩ năng:

- Hs biết cách quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của mẫu. Vẽ được hình sát với hình mẫu: biết vận dụng kiến thức về tỉ lệ người vào vẽ dáng người; vẽ được 1 số dáng người ở 1 vài tư thế đi, đứng, ngồi.

 3. Thái độ:

- Hs thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh mình.

II./ CHUẨN BỊ:

 1. Đồ dùng dạy – học:

 * Giáo viên:

- Một số tranh, ảnh có các dáng hoạt động của con người.

- Một số bức kí họa dáng người của họa sĩ và Hs.

- Hình gợi ý các bước vẽ.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 4092Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 13: Vẽ theo mẫu - Tập vẽ dáng người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn: 11/11/2014 Tuần: 14 Tiết: 14 Bài:14. Vẽ theo mẫu TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI I./ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs hiểu hơn vai trò của vẽ dáng người trong học tập môn Mỹ Thuật. Hiểu được sự thay đổi của dáng người; hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động. 2. Kĩ năng: - Hs biết cách quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của mẫu. Vẽ được hình sát với hình mẫu: biết vận dụng kiến thức về tỉ lệ người vào vẽ dáng người; vẽ được 1 số dáng người ở 1 vài tư thế đi, đứng, ngồi. 3. Thái độ: - Hs thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh mình. II./ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy – học: * Giáo viên: - Một số tranh, ảnh có các dáng hoạt động của con người. - Một số bức kí họa dáng người của họa sĩ và Hs. - Hình gợi ý các bước vẽ. * Học sinh: - Giấy vẽ, chì, tẩy, màu vẽ. - Sưu tầm tranh, ảnh về các tư thế hoạt động của con người trên sách, báo, tạp chí. 2. Phương pháp dạy – học: Phương pháp trực quan; quan sát; vấn đáp; gợi mở; luyện tập; liên hệ thực tiễn;... III./ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: (3p) HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: (5p) Hướng dẫn Hs quan sát – nhận xét. - Gv treo 1 số tranh có vẽ dáng người và đặt câu hỏi: - Hình dáng của con người có giống nhau không ? - Hình dáng con người thay đổi khi nào ? - Tư thế các bộ phận trên cơ thể con người (đầu, thân, tay, chân,) thay đổi như thế nào khi con người vận động? - Gv mời 1 số Hs lên bảng để cả lớp quan sát – nhận xét. * Hoạt động 2: (9p) Hướng dẫn Hs cách vẽ dáng người. - Gv cho Hs thảo luận (2Hs cùng bàn) trong 30 giây với câu hỏi: Hãy nêu quy trình của một bài vẽ dáng người ? - Hết giờ thảo luận, Gv yêu cầu Hs trình bày kết quả thảo luận. - Gv yêu cầu Hs nhận xét, bổ sung. - Gv bổ sung, kết luận: - Bước 1: Vẽ phác hình và ước lượng tỉ lệ bộ phận. Gv treo tranh minh họa bước 1. Quan sát dáng người, ước lượng chiều cao, chiều ngang hay chiều dài, chiều rộng. Dựa vào hình dáng, khung hình chung mà đặt giấy nằm hay đứng, bảo đảm tính cân xứng cho bố cục bài vẽ. Tránh vẽ to quá hay nhỏ quá, lệch trái hay lệch phải. Ước lượng tỉ lệ các bộ phận chính cơ thể con người: đầu, thân, thân, tay, chân và đánh dấu ở khung hình chung. - Bước 2: Phác nét chính. Gv treo tranh minh họa bước 2. Phác nét thẳng, mờ, gấp khúc để dễ dàng tẩy, xóa. Vẽ xong những nét này ta đã có hình dáng và đặc điểm của mẫu. Nhờ có nét chính mà ta vẽ nét chi tiết đúng hơn. - Bước 3: Vẽ chi tiết. Gv treo tranh minh họa bước 3. Quan sát mẫu rồi uốn lượn những nét cong sao cho giống với vật mẫu. - Bước 4: Vẽ đậm nhạt. Gv treo tranh minh họa bước 4. Vẽ đậm nhạt: có thể vẽ bằng chì đen hoặc bằng màu. Trước khi vẽ đậm nhạt nheo mắt lại để xác định ranh giới các mảng đậm nhạt. - Gv treo 1 số bài vẽ dáng người để Hs quan sát – nhận xét. * Hoạt động 3: (20p) Hướng dẫn Hs làm bài. - Gv mời 1 số Hs lên ngồi làm mẫu để cả lớp vẽ hình dáng. + Yêu cầu: - Vẽ 1 hoặc 2 dáng người đang hoạt động. - Vẽ trên giấy A4. - Chất liệu: tùy chọn. - Gv bao quát lớp, cung cấp kiến thức kịp thời cho những Hs còn lúng túng, thêm ý sâu hơn cho những Hs khá, giỏi. * Hoạt động 4: (5p) Đánh giá kết quả học tập. - Gv treo 1 số bài vẽ dáng người của Hs lên bảng và hướng dẫn, gợi ý để Hs quan sát, nhận xét và tự xếp loại lẫn nhau về: + bố cục hợp lí không ? + tỉ lệ các bộ phận như thế nào ? + độ đậm nhạt như thế nào ? - Gv bổ sung, kết luận: - Gv động viên, khích lệ Hs: 4. Củng cố: (2p) - Hãy nhắc lại các bước của bài vẽ dáng người ? - Gv bổ sung, kết luận. - Gv giáo dục thẩm mĩ cho Hs: Con người là tác phẩm đẹp và hoàn hảo nhất của tạo hóa (cái đẹp ở đây là cả hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn). - Gv nhận xét lớp: 5. Dặn dò: (1p) - Về nhà tiếp tục quan sát và vẽ dáng người thân trong gia đình. - Chuẩn bị cho bài sau: Bài: 15. Vẽ trang trí TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG (Tiết 1) - Hs quan sát – nhận xét và ghi bài. - Mỗi người có 1 hình dáng khác nhau. - Hình dáng thay đổi khi con người hoạt động. - Tư thế các bộ phận đầu, thân, tay, chân, thay đổi theo tư thế vận động. - Hs quan sát - nhận xét. - Hs tiến hành thảo luận. - Hs trình bày kết quả thảo luận. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe và ghi bài. - Hs quan sát – nhận xét, lắng nghe và ghi bài. - Hs quan sát – nhận xét, lắng nghe và ghi bài. - Hs quan sát – nhận xét, lắng nghe và ghi bài. - Hs quan sát – nhận xét, lắng nghe và ghi bài. - Hs quan sát - nhận xét. - Hs làm bài. - Hs quan sát - nhận xét và tự xếp loại lẫn nhau. - Hs lắng nghe. - Hs trả lời và lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. I./ QUAN SÁT – NHẬN XÉT. - Hình dáng của con người luôn thay đổi khi vân động. II./ CÁCH VẼ DÁNG NGƯỜI. - Bước 1: Vẽ phác hình và ước lượng tỉ lệ bộ phân. - Bước 2: Phác nét chính. - Bước 3: Vẽ chi tiết. - Bước 4: Vẽ đậm nhạt. III./ THỰC HÀNH. - Vẽ 1 hoặc 2 dáng người đang hoạt động. - Vẽ trên giấy A4. - Chất liệu: tùy chọn. - PHẦN BỔ SUNG: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Tap_ve_dang_nguoi.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 1 đến tiết 18

    Lượt xem 1510 Lượt tải 2

  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 2: Vẽ theo mẫu - Tĩnh vật (Lọ, hoa và quả - Tiết 1: Vẽ hình)

    Lượt xem 3084 Lượt tải 1

  • Sử dụng phương pháp trò chơi có hiệu quả trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS

    Lượt xem 10342 Lượt tải 2

  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 1: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn (1802 - 1945)

    Lượt xem 5051 Lượt tải 1

  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 5: Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh quê hương

    Lượt xem 4183 Lượt tải 2

  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 1 đến tiết 16

    Lượt xem 1342 Lượt tải 1

  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 3: Vẽ theo mẫu - Tĩnh vật (Lọ, hoa và quả - Vẽ màu)

    Lượt xem 2717 Lượt tải 0

  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 4: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí túi xách

    Lượt xem 4072 Lượt tải 1

  • Giáo án Mĩ thuật 9 - Trường THCS Đông Sơn

    Lượt xem 1171 Lượt tải 2

  • Giáo án môn Mĩ thuật 9 - Trường THCS Nguyễn Du

    Lượt xem 1103 Lượt tải 1

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Các Bước Vẽ Dáng Người Lớp 9