Giáo án Mĩ Thuật Lớp 5 Chủ đề 1: Chân Dung Tự Họa

GIÁO ÁN

Giáo viên: Bùi Thị Tư TrườngTiểu học Tân Hội A

LỚP 5

CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

- Nhận ra đặc điểm riêng, sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.

- Thể hiện được tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Phương pháp:

- Gợi mở - Trực quan – Thực hành, luyện tập.

2. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

1. Giáo viên.

- Sách học mĩ thuật lớp 5.

- Tranh ảnhchân dung phù hợp với nội dung chủ đề:

+ Tranh vẽ biểu cảm của HS.

2. Học sinh.

- Sách học mĩ thuật 5.

- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì, bìa cứng, gương, vải sợi len, hoa lá,….

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

TIẾT 1+ 2

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- Kiểm tra đồ dùng

Khởi động:

GV tổ chức chơi trò chơi: Nhìn mặt đoán tâm trạng.

Gv gợi 2 -3 HS lên thể hiện tâm trạng vui, buồn, tức giận,…Yêu cầu HS phía dưới quan sát và nói lên tâm trạng biểu cảm của người thể hiện

GV Kết luận: Khuôn mặt của mỗi con người chúng ta khác nhau và ở đó nó biểu lộ tình cảm của mỗi con người với nhiều trạng thái khác nhau, như chúng ta vừa thấy các bạn thể hiện,.…

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.

- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát H1.1 sách HMT (Tr 5 - 6) lớp 5 để cùng nhau thảo luận và tìm hiểu về tranh chân dung tự họa với nội dung câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là tranh chân dung tự họa?

+ Tranh chân dụng tự họa thể hiện khuôn mặt, cả người hay nửa người?

+ Tranh chân dung tự họa thường vẽ theo hình thức nào? (Vẽ theo quan sát, theo trí nhớ…) Bằng những chất liệu gì? Bố cục, màu sắc được thể hiện như thế nào trong tranh?

+ Những bộ phận nào trên khuôn mặt đối xứng nhau qua trục dọc? Nhận xét các bộ phận đó? (Giống nhau, bằng nhau)

- Yêu cầu thảo luận nhóm 1 phút.

Hết thời gian thảo luận:

GV chốt:

+ Tranh chân dung tự họa có thể vẽ theo quan sát qua gương hoặc vẽ theo trí nhớ nhằm thể hiện đặc điểm riêng của khuôn mặt và trạng thái cảm xúc của chính người vẽ. Khuôn mặt người baoo gồm các bộ phận như: mắt, mũi, miệng, tai nằm đối xứng với nhau qua trục dọc chính giữa khuôn mặt.

+ Tranh chân dung tự họa có thể vẽ khuôn mặt, nửa người hoặc cả người và thể hiện bằng nhiều hình thức, chất liệu như: vẽ màu, xé/ cắt dán bằng giấy, vải,….

+ Tranh chân dung tự họa có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, kết hợp đậm nhạt để biểu đạt được cảm xúc của nhân vật.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

- Yêu cầu quan sát hình minh họa trong sách HMT (Tr 6 -7) để cùng nhau nhận ra cách vẽ chân dung tự họa.

- GV thị phạm trên bảng để các em quan sát.

+ Các em vừa quan sát cô họa chân dung vậy cô đã tự họa với hình thức nào?

+ Em sẽ họa chân dung mình bằng hình thức nào? (Quan sát qua gương hay bằng trí nhớ)

+ Em sẽ chọn chất liệu nào để thể hiện bức tranh chân dung của mình?

GV chốt:

- Cách thực hiện tranh chân dung tự họa (Vẽ qua gương hay vẽ theo trí nhớ) thì các em cần:

+ Vẽ phác hình khuôn mặt trước (Tròn, vuông, trái xoan,….rồi vẽ các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tai, tóc,…và cuối cùng vẽ màu để hoàn thiện

+ Với hình thức xé, cắt dán chúng ta cũng thực hiện như vậy.

3. Hoạt động 3: Thực hành.

* Cho HS hoạt động cá nhân.

- Yêu cầu HS quan sát sách HMT H1.4 (Tr 8), hình giáo viên trình chiếu để tham khảo và nên ý tường cho bài làm:

- Cá nhận HS thể hiện tranh chân dung vào giấy A4.

- GV duy trì không khí tập trung của lớp học trong suốt hoạt động này và hộ trợ các em còn gặp khó khăn.

- Nhắc nhở các em bố cục cho cân đối, thể hiện được đặc điểm khuôn mặt và cảm xúc qua nét vẽ, màu sắc. Lựa chọn chất liệu thể hiện theo ý thích, có thể kết hợp nhiều chất liệu khác nhau để tạo nên sản phẩm.

+ GV hướng dẫn các em làm khung cho bức tranh của mình để có một bức tranh hoàn thiện hơn và đẹp hơn

4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.

- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.

+ Em thấy bức chân dung nào được vẽ giống tác giả nhất? Nhân vật trong tranh đang thể hiện cảm xúc gì?

+ Em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc trong sản phẩm của mình, của bạn?

+ Em hãy giới thiệu về bản thân mình như: Tên, tuổi, sở thích, năng khiếu, ước mơ,…?

+ Em hãy mời tác giả của bức chân dung mà em thích lên chia sẻ về sản phẩm?

GV chốt: Đánh giá giờ học (5 phút)

- YC học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT(Tr 9)

- Chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. Gợi ý cho học sinh thực hiện phần: Vận dụng sáng tạo và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Vệ sinh lớp học

DẶN DÒ:

Nhắc nhở học sinh bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề sau: “Sự liên kết thú vị của các hình khối”.- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.

- Học sinh tham gia trò chơi.

- HS quan sát

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên thảo luận trả lời các câu hỏi

- Các nhóm lên trả lời phần thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung.

- Lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát và thể hiện vẽ cá nhân.

- HS thực hiện vẽ và lắng nghe.

- HS lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của Gv

- Lần lượt các thành viên lên thuyết trình về sản phẩm của mình, các bạn khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho bạn.

- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.

- Ghi nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo vào dòng tiếp theo trong Sách HMT

- Lắng nghe.

- Vệ sinh lớp.

Từ khóa » Chân Dung Tự Họa Tiết 2