Giáo án Minh Họa Môn Ngữ Văn THPT - Tập Huấn Mô đun 2

Mẫu bài dạy minh họa môn Ngữ văn THPT là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2, giúp thây cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THPT. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn THPT

VỢ NHẶTVăn bản văn học, thể loại truyện ngắn, chương trình lớp 11

(Thời gian: 3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học HS có thể:

1. Phẩm chất

- Phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể sau:

1.1. Nhân ái, thấu hiểu con người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn

1.2. Lạc quan, tin tưởng vào tương lai

2. Năng lực chung

2.1. Giao tiếp và hợp tác

2.2. Giải quyết vấn đề, sáng tạo

3. Năng lực đặc thù

3.1. Đọc hiểu nội dung

3.1.1. Phân tích và nhận xét được các chi tiết tiêu biểu (bát bánh đúc, nồi chè khoán, giọt nước mắt bà cụ Tứ, lá cờ đỏ,…), đề tài, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

3.1.2. Phân tích và đánh giá được chủ đề (nạn đói, thân phận con người, vẻ đẹp tình người), thông điệp (tình người, khát vọng sống) mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

3.1.3. Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được triết lí nhân sinh từ văn bản.

3.2. Đọc hiểu hình thức

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, nhân vật, tình huống.

3.3. Liên hệ, so sánh, kết nối

- Phân tích được ý nghĩa, tác động của truyện trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

- So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau (truyện ngắn Một bữa no - Nam Cao).

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp

1.1. Phương pháp chính: Đối thoại, gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, hợp tác (làm việc nhóm),….

1.2. Phương pháp phụ: Trực quan, trò chơi, thuyết minh,…

2. Phương tiện

SGK, SGV, phiếu học tập, máy chiếu, máy vi tính, giấy A0, keo dán, nam châm, tranh ảnh,…

III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- Thiết kế phiếu KWL

- Thiết kế phiếu học tập, sơ đồ tư duy,…

- Phiếu thu thập thông tin

2. Chuẩn bị của HS

- Đọc văn bản “Vợ nhặt”

- Hoàn thành cột K và cột W trong phiếu KWL. (K: kiến thức/ hiểu biết HS đã có; W: những điều HS muốn biết; L: những điều HS tự giải đáp/ trả lời);

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, BỔ SUNG KIẾN THỨC NỀN (15’)

Mục tiêu của hoạt độngHoạt động của GV và HSTiêu chí đánh giá
Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền + Bổ sung kiến thức nền (10’)
Hoạt động 2: Tạo hứng thú đọc (5’)

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (90’)

Thiết kế minh họa một hoạt động dạy học

Mục tiêu của hoạt độngHoạt động của GV và HSTiêu chí đánh giá
Hoạt động 1: Tìm hiểu ấn tượng ban đầu về truyện (10’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt (30’)

* Mục tiêu

- 2.2 (giao tiếp và hợp tác)

- 3.1.1. Nhân vật

3.2. (Nhân vật)

- 3.1.2 (thông điệp)

-…

* Cụ thể

Phân tích các nhân vật Tràng, thị, cụ Tứ.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Phân tích thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua nhân vật

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các nhân vật bằng các câu hỏi và nhiệm vụ sau:

+ HS trả lời cá nhân:

++ Chân dung nhân vật trong truyện ngắn thường được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào?

++ Theo em, giữa Tràng, thị, cụ Tứ, ai là nhân vật nổi bật của truyện? Vì sao?

+ HS chia nhóm để tìm hiểu các nhân vật:

** NHÂN VẬT TRÀNG:

1). Học sinh làm việc cặp đôi để tìm hiểu nhân vật TRÀNG theo phiếu học tập số 5

+ HS trình bày về nhân vật Tràng. Các nhóm trao đổi và nhận xét lẫn nhau; GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

** NHÂN VẬT THỊ

1). Các nhóm tìm hiểu về nhân vật thị theo gợi ý từ phiếu học tập số 6

+ HS điền vào phiếu học tập 6. HS đóng vai Tràng để giới thiệu về nhân vật thị với cả lớp. Các nhóm nhận xét, trao đổi với nhóm trình bày. GV nhận xét, đánh giá.

** NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ

1). Các nhóm tìm hiểu về nhân vật bà cụ Tứ theo gợi ý từ phiếu học tập số 7,8

+ HS trình bày về nhân vật bà cụ Tứ. Các nhóm trao đổi và nhận xét lẫn nhau; GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- GV hướng dẫn HS trao đổi theo cặp để khái quát về quy trình đọc hiểu nhân vật:

Qua việc tìm hiểu về các nhân vật trong “Vợ nhặt”, em hãy rút ra cách thức đọc hiểu nhân vật trong truyện ngắn hiện đại.

⇨HS trình bày kết quả trao đổi với cả lớp. GV nhận xét, đánh giá

Liệt kê được các chi tiết tiêu biểu (về ngoại hình, hành động, cử chỉ, thái độ, suy nghĩ, tâm trạng, ngôn ngữ) được tác giả dùng để khắc hoạ chân dung nhân vật Tràng, thị, cụ Tứ, mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác, lời nhận xét/ đánh giá của người kể chuyện về các nhân vật

- Phân tích và khái quát được đặc điểm của các nhân vật.

- Chỉ ra và phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong việc khắc hoạ nhân vật.

- Suy luận, đánh giá được thông điệp từ các nhân vật.

- Nêu được cách thức đọc hiểu nhân vật trong truyện ngắn hiện đại.

- Tham gia chủ động tích cực vào hoạt động nhóm (trao đổi)

Thảo luận, nhận xét, đánh giá

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tình huống truyện (10’)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về giá trị của tác phẩm (giá trị hiện thực và nhân đạo) (15’)
Hoạt động 5: Tìm hiểu về chủ đề, thông điệp của văn bản (5’)
Hoạt động 6: Tổng kết bài học (5’)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (20’)

4. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (10’)

Từ khóa » đáp An Tự Luận Modul 2 Môn Ngữ Văn Thpt