Giáo án Mở Rộng Vốn Từ 4
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
MỞ RỘNG VỐN TỪ:
NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
(3 tiết)
I. Mục tiêu:
HS nắm chắc các từ ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết
Áp dụng để làm bài tập về tìm từ, dùng từ đặt câu.
II. Hướng dẫn luyện tập:
Tiết 1
1. Bài 1/65 – TVNC
Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân.
Xếp các từ trên thành 3 nhóm:
a, Tiếng “nhân” có nghĩa là “người”.
b, Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”.
c, Tiếng “nhân” có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”.
* HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài.
HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x, chữa bài.
33 trang hoaithu33 6494 0 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mở rộng vốn từ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênMở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (3 tiết) I. Mục tiêu: HS nắm chắc các từ ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết áp dụng để làm bài tập về tìm từ, dùng từ đặt câu. II. Hướng dẫn luyện tập: Tiết 1 1. Bài 1/65 – TVNC Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân. Xếp các từ trên thành 3 nhóm: a, Tiếng “nhân” có nghĩa là “người”. b, Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”. c, Tiếng “nhân” có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”. * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x, chữa bài. * Đáp án: a) siêu nhân, nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân. b) nhân ái, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa. c) nhân quả, nguyên nhân. * GV cho HS tìm thêm những từ có tiếng “nhân” ở ngoài BT1 và cũng có nghĩa như các từ ở 3 nhóm trên. a) mĩ nhân, thương nhân, nhân dân, nhân công, công nhân, b) nhânvật, nhân quyền, nhân khẩu, nhân chứng, c) nhân đạo, nhân tâm, 2. Bài 2/66 – TVNC Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài. a,Giàu lòngnhân ái b,Trọng dụngnhân tài. c,Thu phục nhân tâm d,Lời khai của nhân chứng. e,Nguồn nhân lực dồi dào. * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài. 3. Bài 3/66 – TVNC * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết dưới đây: a, Chị ngã em nâng. b, Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. c, Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn nú cao. 4. Bài 4/13 – BTTNTV4 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu dùng sai từ có tiếng “nhân”. * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài. a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài. b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù d. c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài. Tiết 2 5.Bài 5/14-BTTN TV4 Viết 2 thành ngữ hoặc tục ngữ: a.Nói về tinh thần đoàn kết. b.Nói về lòng nhân hậu. - HS suy nghĩ nêu tục ngữ, thành ngữ tìm được. - GV nhận xét kết luận. a, - Một cây núi cao - Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. b, Chị ngã em nâng Nhường cơm sẻ áo 6.Bài 1/68-TVNC. Tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa và các từ trái nghĩa với tiếng hiền. - HS suy nghĩ tìm từ theo yêu cầu. - HS trả lời,GV nhận xét. +, Từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ hiền:hiền lành, hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền từ, hiền thảo, hiền tài, hiền mẫu, hiền hoà, hiền sĩ.. (Cũng có thể hỏi: tìm từ chứa tiếng hiền) +, Từ trái nghĩa với từ hiền: (từ có tiếng ác) hung ác, bạo ngược, cay nghiệt, dã man, dữ tàn nhẫn, tàn tệ, 7.Bài 2/68-TVNC + bài 5/21MRNC KTTV4 Giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ sau:đoàn kết, câu kết, nhân hậu, đôn hậu, cưu mang, đùm bọc. - GV hướng dẫn HS làm bài: + Đoàn kết: Kết thành một khối thống nhất cùng hoạt động vì mục đích chung. Đoàn kết là chìa khoá của thành công. + Câu kết: Kết lại với nhau thành phe cánh để làm những việc xấu. Các lực lượng phản động câu kết với nhau để chống phá cách mạng. - GV nói đoàn kết >< câu kết. + Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình có nghĩa. Những con người nhân hậu giàu tình thương bao la. + Đôn hậu: hiền từ và trung hậu. Mẹ em sống rất đôn hậu nên được mọi người quý trọng. + Cưu mang: đùm bọc, giúp đỡ, che chở trong khó khăn hoạn nạn Người nào giàu tình thương mới hết lòng cưu mang đồng loại. + Đùm bọc: giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương. Trong thiên tai, địch hoạ, nhân dân ta đã thương yêu đùm bọc lẫn nhau. 8.Bài 3/20-BTTN TV Khoanh vào chữ cái trước từ gần nghĩa vơi từ đoàn kết: b. a. Hợp lực c. giúp đỡ đồng lòng d. đôn hậu HS tự làm bài, nêu đáp án.GV nhận xét và kết luận. Tiết 3 9.Bài 3/82-TVNC - HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bài và nêu kết quả. - GV nhận xét và kết luận. Điền vào chỗ trống các từ còn thiếu để hoàn chỉnh thành ngữ nói về sự đoàn kết: a, Đồng sức đồng lòng b, Đồng tâm nhất trí c, Đồng cam cộng khổ d, Đồng tâm hiệp lực. 10.Bài 6/30- Thực hành TV Chọn những từ trong ngoặc đơn ứng với mỗi nghĩa sau: a, Yêu thương con người. -> nhân ái b, Có lòng thương người và ăn ở có tình người. -> nhân hậu c, Sự hoà thuận, đoàn kết nhất trí giữa mọi người. -> nhân hoà d, Có lòng thương người và hiền lành. -> nhân từ e, Hiền lành và trung hậu. -> hiền hậu g, Phúc hậu hay thương người. -> hiền đức (nhân từ, hiền hậu, nhân hậu, hiền đức, nhân ái, nhân hoà) - HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bài và nêu kết quả. - GV nhận xét và kết luận. 11.Bài 7/30- Thực hành TV Các câu tục ngữ, câu thơ dưới đây khuyên, chê ta điều gì? a. Chị ngã em nâng. -> Em yêu thương giúp đỡ chị khi khó khăn hoạn nạn. b. Tưởng rằng chị ngã em nâng Ai dè chị ngã em bưng miệng cười. -> Chê trách thái độ, hành động của em không biết giúp chị lúc khó khăn hoạn nạn. c. Lá lành đùm lá rách. -> Đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. d. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. Theo Hồ Chí Minh -> Nếu đoàn kết thì sẽ thu được thành công to lớn. e. Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu Theo Tố Hữu -> Mọi vật đều có cội nguồn và có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ làm tiền đề cho nhau. 12.Bài 13/32- Thực hành TV Phân loại các từ sau theo nghĩa của tiềng kết: kết hợp, đoàn kết, quy kết, sơ kết, kết cấu, kết duyên, kết đoàn, kết nạp, kết thúc, bán kết, chung kết, kết thành, kết tinh, giao kết, hoà kết, liên kết, phối kết, tập kết, kết cục, kết án, kết cuộc. a .Có từ chứa tiếng kết có nghĩa là “tập hợp lại cho gắn chặt với nhau thành một khối. -> kết hợp, đoàn kết, kết cấu, kết duyên, kết đoàn, kết nạp, kết thành, kết tinh, giao kết, hoà kết, liên kết, phối kết, tập kết. b.Có từ chứa tiếng kết có nghĩa là “đến hết, tận cùng (được tóm lại)” -> kết cục, kết án, kết cuộc, kết thúc, bán kết, chung kết, quy kết, sơ kết. Mở rộng vốn từ: Trung thực- tự trọng (2 tiết) I. Mục tiêu: HS nắm chắc các từ ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – tự trọng áp dụng để làm bài tập về tìm từ, dùng từ đặt câu. II. Hướng dẫn luyện tập: Tiết 1 1.Bài 1/69- TVNC: Tìm các từ ngữ thuộc chủ đề : Trung thực- nhân hậu - HS đọc kĩ đề bài - HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV nhận xét và kết luận. a, Có tiếng “thật” đứng trước hoặc sau: thật thà, chân thật, thật lòng, thật tình, thật tâm, thật bụng, thành thật, ngay thật. b, Có tiếng “thẳng” đứng trước: thẳng thắn, thẳng tính, thẳng băng, thẳng như ruột ngựa. 2.Bài 2/70-TVNC: Tìm từ ghép có tiếng “tự” nói về tính cách con người rồi chia làm hai nhóm. Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1 a, Chỉ phẩm chất tốt đẹp: tự trọng, tự tin, tự lập, tự lực, tự chủ. b, Chỉ tính xấu: tự kiêu, tự phụ, tự mãn, tự cao, tự ái, tự ti,. 3.Bài 3/70-TVNC: “Thẳng như ruột ngựa” nghĩa là tính tình có sao nói vậy, không giấu giếm kiêng nể. Em hãy đặt câu với thành ngữ trên. HS tự suy nghĩ làm bài GV nhận xét chữa bài. Vd: Anh ấy tính tình cứ thẳng như ruột ngựa. 4.Bài 3,4/40 (MRNC KTTV) a) Xếp các từ ghép đã cho dưới đây thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng “trung”: trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm: Nhóm 1: Trung có nghĩa là “ở giữa” -> trung bình, trung thu, trung tâm. Nhóm 2: Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” -> trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, kiên trung. HS tự làm bài rồi chữa. b) Đặt câu với mỗi từ trên. - HS đặt câu, nêu câu văn đã đặt được. - GV nhận xét, chữa bài: + Nhờ chăm chỉ học tập mà nhiều bạn lớp em từ học lực trung bình đã vươn lên trở thành học sinh khá, học sinh giỏi. + Lòng trung thành với Tổ quốc là phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. + Anh Hoàng Văn Thụ là một chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng. + Bác Hồ đã tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. + Người chiến sĩ trung nghĩa sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. + Có trung thực trong học tập mới tiến bộ. + Trăng trung thu là trăng đẹp nhấ, sáng nhất. * GV cho HS tìm thêm những từ có tiếng “trung” ở ngoài BT và cũng có nghĩa như các từ ở 2 nhóm trên a. bậc trung, hạng trung, trung du, trung điểm, trung hoà, trung gian, trung niên, trung lập, trung tuần. b. trung dũng, trung hậu, trung với nước hiếu với dân, trung hiếu, trung kiên, trung nghĩa, trung trinh, trung trực, kiên trung. 5. Bài 1/71 -TVNC: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để diền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản. a. Tưởng mình giỏi nên sinh ra tự kiêu. b. Buổi lao động do học sinh tự quản. c. Lòng tự hào dân tộc. d. Mới đùa một tí đã tự ái. e. Mồ côi từ nhỏ, hai anh em phải sống tự lập. 6.Bài 2/72 -TVNC: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để diền vào chỗ trống: trung hiếu, trung hậu, trung kiên, trung thành, trung thực. a. Trung thành với Tổ quốc. b. Khí tiết của một chiến sĩ trung kiên. c. Họ là những người con trung hiếu của dân tộc. d. Tôi xin báo cáo trung thực sự việc xảy ra. e. Chị ấy là người phụ nữ trung hậu. Tiết 2 7.Bài 3/72 -TVNC: Hoàn chỉnh các thành ngữ sau để nói về sự trung thực, thật thà rồi đặt câu với một thành ngữ đã hoàn chỉnh. a. Thẳng như ruột ngựa. (kẻ chỉ) b. Thật như đếm. c. Ruột để ngoài da. d. Cây ngay không sợ chết đứng. *Đặt câu: - Nó rất bộc tuệch “ruột để ngoài da” không phải là người nham hiểm. - Cô ấy rất thật thà, đúng là “thật như đếm”. - Anh ấy hay thẳng thắn nói lên sự thật vì anh ấy nghĩ rằng “cây ngay không sợ chết đứng”. 8.Bài 1,2/29 – BTTN a) Những từ nào cùng nghĩa với từ trung thực? a. ngay thẳng b. bình tĩnh c. thật thà d. chân thành e. thành thực g. tự tin h. chân thực i. nhân đức b)Những từ nào trái nghĩa với từ trung thực? a. độc ác b. gian dối c. lừa đảo d. thô bạo e. tò mò g. nóng nảy h. dối trá i. xảo quyệt *Đáp án a) a, c, d, e, h b) b, c, h, i. 9.Bài 4/29 – BTTN Viết các thành ngữ, tục ngữ sau vào cột thích hợp. a.Đói cho sạch, rách cho thơm c.Thật thà là cha quỷ quái e.Thẳng ... > Các ý đúng là a, c, d, e Tiết 2 5. Bài 1/75 -TVNC: Tìm các từ láy và từ ghép trong đó có tiếng vui (tiếng vui đứng trước hoặc đứng sau). * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài. a) Từ láy: vui vẻ, vui vầy, vui vui. b) Từ ghép: vui thích, vui chơi, vui nhộn, vui thú, vui tươi, vui sướng, vui tính, vui lòng, vui mắt, vui chân, vui miệng, vui tai, góp vui, mua vui, chia vui, 6. Bài 3/72 -TVNC: Xếp các từ ghép vừa tìm được thành hai nhóm: TGTH, TGPL * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài. - TGTH: vui chơi, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui tươi, vui thú, - TGPL: vui chân, vui mắt, vui tính, vui lòng, vui miệng, vui tai, góp vui, mua vui, chia vui. 7.Bài 3/72 -TVNC: Gạch dưới các từ ngữ diễn tả cảnh vui chơi của thiếu nhi trong đêm Trung thu ở đoạn trích dưới đây: Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng gọi nhau ơi ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Ngay giữa sân, một nhóm thiếu nhi quây quần thành vòng rộng. Chúng hát múa vỗ tay đôm đốp trông mới vui nhộn làm sao! Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi đâu một lúc rồi mới quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi dây để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh sáng bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hò vang dội. (Trích bài làm của Dạ Thi) HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài. 8. Bài 4/29 – BTTN: Xếp các từ ngữ dưới đây thành hai nhóm tương ứng với hai chủ điểm: Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống. Du lịch, du xuân, du ngoạn, thám hiểm, khám phá, lạc quan, lạc thú, vui chơi, tua du lịch, tuyến du lịch, du khách, lều trại, la bàn, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui tươi, vui vẻ, va li, cần câu, ô tô, xe buýt, xe máy, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, bão tuyết, cười ha hả, cười khúc khích, cười hì hì, phố cổ, bãi biển, thác nước, đền chùa, bảo tàng, di tích lịch sử, ... * HS đọc y/c của bài; suy nghĩ làm bài. HS nêu kết quả; GV cùng HS n/x chữa bài. Ôn tập cuối năm 1. Bài 1: Xếp các từ sau thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: a) nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân. b) lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc quan, lạc thú, sai lạc, thất lạc, liên lạc, mạch lạc. c) quan tâm, quan hệ, quan văn, quan võ, lạc quan, sĩ quan, quan lại, quan sát, quan khách, tham quan, chủ quan, khách quan. * Đáp án: a) Nhóm 1: Tiếng “nhân” có nghĩa là “người”: ) siêu nhân, nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân. Nhóm 2: Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”: nhân ái, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa. Nhóm 3: Tiếng “nhân” có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”: nhân quả, nguyên nhân. b) Nhóm 1: Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui mừng”: lạc quan, lạc thú. Nhóm 2: Những từ trong đó tiếng lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”: sai lạc, thất lạc, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề. Nhóm 3: Những từ trong đó tiếng lạc có nghĩa là “mạng lưới nối liền”: mạch lạc, liên lạc. c) Nhóm 1: Những từ trong đó tiếng quan có nghĩa là “quan chức”: sĩ quan, quan văn, quan võ, quan lại, quan khách. Nhóm 2: Những từ trong đó tiếng quan có nghĩa là “nhìn, xem”: quan sát, tham quan, chủ quan, khách quan, lạc quan. Nhóm 3: Những từ trong đó tiếng quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”: quan tâm, quan hệ, 2. Bài 2: Phân loại các từ sau theo nghĩa của tiềng kết: kết hợp, đoàn kết, quy kết, sơ kết, kết cấu, kết duyên, kết đoàn, kết nạp, kết thúc, bán kết, chung kết, kết thành, kết tinh, giao kết, hoà kết, liên kết, phối kết, tập kết, kết cục, kết án, kết cuộc. a .Có từ chứa tiếng kết có nghĩa là “tập hợp lại cho gắn chặt với nhau thành một khối. -> kết hợp, đoàn kết, kết cấu, kết duyên, kết đoàn, kết nạp, kết thành, kết tinh, giao kết, hoà kết, liên kết, phối kết, tập kết. b.Có từ chứa tiếng kết có nghĩa là “đến hết, tận cùng (được tóm lại)” -> kết cục, kết án, kết cuộc, kết thúc, bán kết, chung kết, quy kết, sơ kết. 3. Bài 3: Xếp các từ ghép đã cho dưới đây thành hai nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm: a) Trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm. b) Tài giỏi, hiền tài, tài ba, tài đức, tài trí, tài nghệ, tài khoản, nhân tài, thiên tài, gia tài, tài hoa, tài tử, tài chính, tài sản, tài nguyên. c) du lịch, du học, du kích, du canh, du cư, du khách, du kí, du ngoạn, du mục, du xuân. d) chí thân, chí thiết, chí thú, chí hiếu, chí nguyện, chí tình, chí hướng, chí lí, chí công, thiện chí, lập chí, đắc chí. e) thuỳ mị, dịu dàng, sặc sỡ, tráng lệ, đằm thắm, hùng vĩ, huy hoàng, đôn hậu, dũng cảm, diễm lệ, lộng lẫy, cương trực, tế nhị, nết na, tươi đẹp, kì vĩ, chân thành, lịch sự, mĩ lệ, hùng tráng. g) Vạm vỡ, tập thể dục, lực lưỡng, tập luyện, đi bộ, cân đối, rắn rỏi, chơi thể thao, đá bóng, chạy, rắn chắc, săn chắc, chơi bóng chuyền, chơi cầu lông, nhảy dây, nhảy ngựa, chắc nịch, cường tráng, nhảy xa, nhảy cao, đấu vật, cầu trượt, dẻo dai, nhanh nhẹn, chơi bóng, nghỉ mát, du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi, đấu cờ. * Đáp án: a) Nhóm 1: Trung có nghĩa là “ở giữa” -> trung bình, trung thu, trung tâm. Nhóm 2: Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” -> trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, kiên trung. b) Nhóm 1: Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài giỏi, hiền tài, tài ba, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử Nhóm 2: Tài có nghĩa là “tiền của”: tài khoản, gia tài, tài chính, tài sản, tài nguyên. c) Nhóm 1: Các từ trong đó có tiếng du có nghĩa là “đi chơi”: du lịch, du khách, du kí, du ngoạn, du xuân. Nhóm 2: Các từ có tiếng du có nghĩa là “không cố định”: du cư, du học, du kích, du canh, du mục. d) Nhóm 1:Từ có tiếng “chí” có nghĩa là muốn theo đuổi một công việc tốt đẹp: chí hướng, chí thú, chí nguyện, thiện chí, lập chí, đắc chí. Nhóm 2: Từ có tiếng “chí” có nghĩa là mức độ cao nhất: chí thân, chí thiết, chí hiếu, chí tình, chí công, chí lí. e) Nhóm 1: Các từ chỉ vẻ đẹp của con người: thuỳ mị, dịu dàng, đằm thắm, đôn hậu, dũng cảm, cương trực, tế nhị, nết na, chân thành, lịch sự. Nhóm 2: Các từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: sặc sỡ, tráng lệ, hùng vĩ, huy hoàng, diễm lệ, lộng lẫy, tươi đẹp, kì vĩ, mĩ lệ, hùng tráng. g) Nhóm 1: Từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ: Tập thể dục, tập luyện, đi bộ, chơi thể thao, đá bóng, chạy, chơi bóng chuyền, chơi cầu lông, nhảy dây, nhảy ngựa, nhảy xa, nhảy cao, đấu vật, cầu trượt, chơi bóng, nghỉ mát, du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi, đấu cờ. Nhóm 2: Từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, săn chắc, rắn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn. 4. Bài 4: Phân loại các từ ngữ sau theo nghĩa của tiếng trọng: tự trọng, trọng dụng, trọng thể, trọng thị, trọng vọng, cẩn trọng, chú trọng, kính trọng, long trọng, thận trọng, sang trọng, trang trọng, trân trọng, trịnh trọng, trọng đại, trọng điểm, trọng lượng, trọng trách, trọng yếu, hệ trọng, đối trọng, nghiêm trọng, quan trọng, trầm trọng. a) Trọng có nghĩa là: “coi trọng, chú ý, đánh giá cao”. b) Trọng có nghĩa là: “ở mức độ rất cao, rất nặng, không thể coi thường được”. * Đáp án: a) tự trọng, trọng dụng, trọng thể, trọng thị, trọng vọng, cẩn trọng, chú trọng, kính trọng, long trọng, thận trọng, sang trọng, trang trọng, trân trọng, trịnh trọng. b) trọng đại, trọng điểm, trọng lượng, trọng trách, trọng yếu, hệ trọng, đối trọng, nghiêm trọng, quan trọng, trầm trọng. 5. Bài 5: Xếp các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ dưới đây thành 3 nhóm thuộc ba chủ điểm đã học (gọi tên ba chủ điển đó) - tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, đẹp, đẹp đẽ, xinh đẹp, gan dạ, anh hùng, anh dũng, xinh xắn, thướt tha, lộng lẫy, tài ba, tài đức, tài năng, can đảm, quả cảm, thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, tươi đẹp, huy hoàng, hùng vĩ, gan, gan góc, bạo gan, táo bạo, đôn hậu, thẳng thắn, ngay thẳng. - Người ta là hoa đất; Vào sinh ra tử; Đẹp người đẹp nết; Học rộng tài cao; Cái nết đánh chết cái đẹp; Đẹp như tiên; Đẹp như tranh; Đẹp như tượng; Tài cao chí cả; gan vàng dạ sắt; Gan như cóc tía; Gan lì tướng quân; Gan như cóc tía; Non sông gấm vóc; Non xanh nước biếc; muôn hình muôn vẻ; Trời cao biển rộng. * Đáp án: a) Người ta là hoa đất: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng. Người ta là hoa đất; Học rộng tài cao;Tài cao chí cả b) Vẻ đẹp muôn màu: đẹp, đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh xắn, thướt tha, lộng lẫy, thuỳ mị, dịu dàng, hiền hậu, tươi đẹp, huy hoàng, hùng vĩ, đôn hậu, thẳng thắn, ngay thẳng. Đẹp người đẹp nết; Cái nết đánh chết cái đẹp; Đẹp như tiên; Đẹp như tranh; Đẹp như tượng; Non sông gấm vóc; Non xanh nước biếc; Muôn hình muôn vẻ; Trời cao biển rộng. c) Những người quả cảm: Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, quả cảm, gan, gan góc, bạo gan, táo bạo. Gan vàng dạ sắt; Gan lì tướng quân; Gan như cóc tía 6. Bài 6: Phân loại các từ sau theo nghĩa của tiếng năng. Năng lực, khả năng, tài năng, năng khiếu, năng đi lại, năng nhặt chặt bị, kĩ năng, vạn năng, năng nổ, năng động, năng ăn hay đói, năng nói hay nhầm, năng tắm năng mát, năng hát năng hay, tiềm năng, trí năng. a) Năng có nghĩa là “có thể làm được việc gì đó”. b) Năng có nghĩa là “hay, thường”. 7. Bài 7: Phân loại các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm. (trí dũng, dũng cảm, vũ dũng, dũng mãnh, dũng sĩ, trí dũng song toàn, dũng tướng, trung dũng, kiên dũng, nghĩa dũng, hữu dũng vô mưu. a) Nhóm có tiếng dũng có nghĩa “Sức mạnh thể chất và tinh thần trên hẳn mức bình thường, tạo khả năng đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm việc nên làm”. => dũng cảm, dũng mãnh, dũng sĩ, dũng tướng, trung dũng, kiên dũng, nghĩa dũng. b) Nhóm có tiếng dũng có nghĩa “Sức mạnh tinh thần và vật chất hơn hẳn mức bình thường”. => trí dũng, hữu dũng vô mưu, trí dũng song toàn, vũ dũng. 8. Bài 8: Tìm các từ: a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người. => quyết chí, quyết tâm, kiên tâm, vững tâm, bền chí, ... b) Nêu lên những hiện tượng trái ngược với ý chí, nghị lực. => ngã lòng, nản lòng, nản chí, nhụt chí, thoái chí, bỏ cuộc, ... c) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. => khó khăn, gian khổ, gian nan, gian truân, trắc trở, thử thách, vất vả, hiểm nghèo, hiểm nguy, ...
Tài liệu đính kèm:
- tieng viet nang cao.doc
- Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Trường PTCS Bãi Thơm - Giáo viên: Phạm Tuyết Huyền
Lượt xem: 528 Lượt tải: 0
- Giáo án Tiếng Việt khối 1 - Tuần học 3
Lượt xem: 785 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng
Lượt xem: 274 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim
Lượt xem: 517 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 4 - Tuần 14, Thứ 5 - Năm học 2010-2011
Lượt xem: 330 Lượt tải: 0
- Giáo án tổng hợp Tuần 27 - Khối 4
Lượt xem: 624 Lượt tải: 0
- Giáo án 2 cột chuẩn KTKN - Tuần 22 - Lớp 4
Lượt xem: 490 Lượt tải: 0
- Giáo án 2 buổi/ ngày Lớp 4 - Tuần 8 - Chuẩn KTKN - Giáo viên: Cao Thị Lập
Lượt xem: 544 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 4 - Tuần 11, Thứ 3 (Bản 2 cột)
Lượt xem: 327 Lượt tải: 0
- Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột chuẩn kiến thức)
Lượt xem: 365 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop4.com - Giáo án điện tử lớp 4, Tài Liệu, Giáo án mầm non hay
Từ khóa » Câu Dùng Sai Từ Có Tiếng Nhân
-
Bài 4: Khoanh Tròn Vào Chữ Cái Trước Câu Dùng Sai Có Tiếng "nhân" A ...
-
Bài 5 : Khoanh Tròn Vào Chữ Cái Trước Câu Dùng Sai Có Tiếng "nhân" A ...
-
Câu Nào Sau đây Dùng Sai Từ Có Tiếng “nhân”, Tìm Và Sửa Sai - Hoc24
-
Câu Nào Sau đây Dùng Sai Từ Có Tiếng “nhân”, Tìm Và Sửa Sai - Hoc24
-
Câu Nào Sau đây Dùng Sai Từ Có Tiếng “nhân”, Tìm Và Sửa Sai - Olm
-
ĐỀ ôn Tập TIẾNG VIỆT Lóp 4 Lên Lớp 5 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chuyên đề Bồi Dưỡng Tiếng Việt 4 | Xemtailieu
-
Soạn Bài Luyện Từ Và Câu: Mở Rộng Vốn Từ: Nhân Hậu, đoàn Kết
-
Những Yêu Cầu Về Sử Dụng Tiếng Việt - Củng Cố Kiến Thức
-
Mở Rộng Vốn Từ Nhân Hậu - Đoàn Kết Trang 17 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Mở Rộng Vốn Từ: Nhân Hậu - Đoàn Kết Trang 33 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Bài Tập ôn Hè Luyện Từ Và Câu Lớp 4
-
Về Những Lỗi In Sai Trong Văn Bản Thơ, Ca Dao Dưới Góc Nhìn Ngôn ...