Giáo án Môn Ngữ Văn 11 - Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 11, Giáo Án Lớp 11, Bài Giảng Điện Tử Lớp 11

Trang ChủNgữ Văn Lớp 11 Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát lịch sử Tiếng Việt Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát lịch sử Tiếng Việt

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp hs:- Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt.

 - Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc, đất nước.

 - Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt- tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.

B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:

- Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.

- Hs đọc trước và tóm tắt các ý chính của bài học.

- Gv soạn thiết kế dạy- học.

C. Cách thức tiến hành:

 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp hướng dẫn hs: đọc- hiểu sgk, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2316Lượt tải 4 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát lịch sử Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênkhái quát lịch sử tiếng việt. A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:- Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt. - Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc, đất nước. - Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt- tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Sgk, sgv, tài liệu tham khảo. - Hs đọc trước và tóm tắt các ý chính của bài học. - Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp hướng dẫn hs: đọc- hiểu sgk, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt- dân tộc chiếm đa số trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng thời là ngôn ngữ được dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục. Song để có được hình thức như ngày nay, tiếng Việt đã có một quá trình vận động, biến đổi ko ngừng qua nhiều giai đoạn lịch sử... Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Hs đọc sgk. - Em hiểu gì về nguồn gốc của tiếng Việt? Thế nào là nguồn gốc bản địa? Hs đọc sgk. - Lập sơ đồ về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt? Gv dẫn dắt: Suốt 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, tiếng Việt đã có sự tiếp xúc lâu dài và sâu rộng nhất với tiếng Hán. Các vương triều PK Trung Quốc đều có âm mưu đồng hóa nước ta, chèn ép tiếng Việt nặng nề. Nhưng tiếng Việt ko những ko bị xóa bỏ mà ngày càng trở nên phong phú, giàu đẹp hơn... - Mối quan hệ của tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra ntn trong thời gian này? Gợi mở: Các cách vay mượn tiếng Hán và Việt hóa tiếng Hán? Hs đọc sgk. - Dưới thời kì độc lập, tự chủ, tiếng Việt đã có sự phát triển ntn? Sự ra đời của chữ Nôm có ý nghĩa gì? Hs đọc sgk. - Gv dẫn dắt: Từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo chữ quốc ngữ (dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt)... - Chữ quốc ngữ phát triển và có vai trò ntn trong thời kì Pháp thuộc? Hs đọc sgk. - Vị trí của tiếng Việt? - Các cách xây dựng thuật ngữ tiếng Việt? Hs đọc sgk. - Chữ viết của tiếng Việt có lịch sử phát triển ntn? - Nêu những ưu điểm và hạn chế của chữ quốc ngữ? I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt: 1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước: a. Nguồn gốc tiếng Việt: - Nguồn gốc bản địa: quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại của tiếng Việt song hành với quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của dân tộc Việt- tiếng Việt cũng có nguồn gốc, lịch sử lâu đời như lịch sử công đồng người Việt vậy. - Thuộc họ ngôn ngữ Nam á. b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt: Họ ngôn ngữ Nam á Dòng Môn- Khmer Tiếng Việt Mường chung Tiếng Mường Tiếng Việt " Tiếng Việt có nguồn gốc thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng Môn- Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. - Ngoài ra tiếng Việt còn có quan hệ giao lưu tiếp xúc với ngôn ngữ Hán. 2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: - Tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. - Chiều hướng chủ đạo: Việt hóa về âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng. - Các cách thức vay mượn tiếng Hán: + Vay mượn trọn vẹn từ Hán, chỉ Việt hóa âm đọc, giữ nguyên ý nghĩa và kết cấu: VD: tâm, tài, đức, mệnh,... + Rút gọn từ Hán: VD: cử nhân " cử (cụ cử); tú tài " tú (cậu tú); ngư phủ, canh nông, tiều phu, mục đồng " ngư - tiều- canh - mục; ... + Đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép): VD: Từ Hán - Từ Việt Thi nhân Nhà thơ Văn nhân Nhà văn + Đổi nghĩa hoặc thu hẹp hay mở rộng nghĩa của từ Hán: VD: Thủ đoạn (Hán): cơ mưu, tài lược, công cụ, cách thức. " Tiếng Việt: Thủ đoạn- chỉ hành vi mờ ám, độc ác. Khúc chiết (Hán): khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. " Tiếng Việt: diễn đạt gãy gọn, chặt chẽ. Đáo để (Hán): đến đáy, đến tận cùng (từ Hán). " Tiếng Việt: đanh đá, quá mức. 3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ: - Việc tiếp xúc, ảnh hưởng, vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa làm cho tiếng Việt ngày càng thêm phong phú, tinh tế, uyển chuyển. - Dựa vào văn tự Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm- thứ chữ ghi âm tiếng Việt vào thế kỉ XIII. " ý nghĩa: + Khẳng định ý thức độc lập tự chủ của dân tộc ta. + Góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa, văn học dân tộc. 4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: - Chữ quốc ngữ trở nên thông dụng, tiếp nhận ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ, văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ và văn hóa Pháp). - Vai trò của chữ quốc ngữ: thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền văn xuôi tiếng Việt hiện đại. 5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay: - Chữ quốc ngữ trở thành hệ thống chữ viết quốc gia, ngày càng phong phú, chính xác, hoàn thiện hơn với việc xây dựng hệ thống các thuật ngữ khoa học. - Các cách xây dựng thuật ngữ tiếng Việt: + Mượn của tiếng Hán: VD: chính trị, quốc gia, độc lập, tự do,... + Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: VD: a-xit (acide), ba-dơ (bazo),... + Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): VD: Vùng trời (không phận),... II. Chữ viết của tiếng Việt: 1. Lịch sử phát triển chữ viết của tiếng Việt: - Theo truyền thuyết và dã sử: người Việt cổ có thứ chữ Viết trông như “đàn nòng nọc đang bơi”. - Thế kỉ XIII: người Việt sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán. - Nửa đầu thế kỉ XVII: một số giáo sĩ phương Tây dựa vào bộ chữ cái La-tinh để xây dựng chữ quốc ngữ. - Đến nay, chữ quốc ngữ phát triển hoàn thiện, trở thành ngôn ngữ quốc gia. 2. Những ưu điểm và hạn chế của chữ quốc ngữ: a. Ưu điểm: - Là loại chữ ghi âm (đọc sao viết vậy)"thuận lợi cho việc học tập, phổ cập văn hóa, nâng cao dân trí. - Đơn giản, tiện lợi. b. Hạn chế: Chữ quốc ngữ ra đời vào thời kì khoa học ngôn ngữ chưa phát triển, đặc biệt là khoa âm vị học. Do đó, nó có những hạn chế: + Chưa hoàn thiện tuân theo nguyên tắc ngữ âm học, chưa đảm bảo tỉ lệ 1/1 (một số âm vị chỉ được ghi âm bằng một con chữ), sự phân biệt dựa trên kinh nghiệm, quy định chung: d/gi, c/k, ng/ngh. + Các dấu phụ ghi thanh điệu và các mũ của các chữ cái gây khó khăn cho việc tập viết và in ấn, nhất là đối với người nước ngoài (“mê hồn trận” không dễ “chinh phục”). E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs:- Học bài. - Soạn bài: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên).

Tài liệu đính kèm:

  • dockhai quat lich su tieng viet.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án tăng tiết Ngữ văn 11

    Lượt xem Lượt xem: 1850 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 10

    Lượt xem Lượt xem: 1694 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docChuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 11

    Lượt xem Lượt xem: 7026 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề cương ôn tập môn Ngữ văn 11 học kì II - Năm học 2010 - 2011

    Lượt xem Lượt xem: 1311 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm: Khóc Dương Khê - Nguyễn Khuyến

    Lượt xem Lượt xem: 1394 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 66: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

    Lượt xem Lượt xem: 1965 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docNội dung ôn tập kiểm tra học kì I môn: Ngữ Văn

    Lượt xem Lượt xem: 1270 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn 11 - Bài: Hồi trống cổ thành

    Lượt xem Lượt xem: 3614 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docGiáo án Ngữ văn khối 11 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích chinh phụ ngâm)

    Lượt xem Lượt xem: 2697 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docPhân tích: Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong "Chữ người tử tù" và "Hai đứa trẻ"

    Lượt xem Lượt xem: 2346 Lượt tải Lượt tải: 4

Copyright © 2024 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn

Facebook Twitter

Từ khóa » Sơ đồ Quan Hệ Họ Hàng Của Tiếng Việt