Giáo án Môn Ngữ Văn 12 - Phân Tích đề, Lập Dàn ý Cho Bài Văn Nghị ...

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 12, Giáo Án Lớp 12, Bài Giảng Điện Tử Lớp 12

Trang ChủNgữ Văn Lớp 12 Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh nắm được :

 1. Kiến thức: - Cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.

3. Thái độ, tư tưởng: - Biết tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niêm sai lầm.

B. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và có kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2456Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn: 20/08/2011 Làm văn- Chủ đề 1 và 3: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh nắm được : 1. Kiến thức: - Cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. 3. Thái độ, tư tưởng: - Biết tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niêm sai lầm. B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và có kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ CỦAGV HĐ CỦA HS NỘI DUNG * HĐ 1 (20 phút) Hướng dẫn HS nắm lại các kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. * HĐ 2: (57 phút) - Hướng dẫn học sinh phân tích đề và lập dàn ý một số đề văn sau: Đề1:Tình mẫu tử là một trong những tình cảm cao quý, thiêng liêng có trong mỗi con người Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm nói trên. GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài. Đề 2: Viết một bài văn bàn luận về ý kiến: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. HS trình bày những hiểu biết của mình. HS phân tích đề: -Nội dung: -Các ý chính: - Phạm vi tư liệu: - Thao tác lập luận Hs lập dàn ý cho đề bài. HS tự phân tích đề. HS lập dàn ý cho đề bài. I. Tìm hiểu chung : 1. Khái niệm: 2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí. 3. Cách làm: Dàn bài chung đối với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Mở bài - Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (đó là tư tưởng, đạo lí gì ?). - Trích dẫn tư tưởng, đạo lí mà đề bài đưa ra (nếu tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...) . Thân bài - Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí + Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, giải thích nghĩa đen rồi suy ra nghĩa bóng (nếu có). + Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí: Vấn đề cần nghị luận là gì ? Quan điểm của tác giả qua câu qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ... là gì ? (thường dành cho đề bài có tưởng, đạo lí được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...) - Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí: Thường trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại nói như thế? Dùng dẫn chứng trong cuộc sống xã hội (chủ yếu) để chứng minh từ đó chỉ ra tầm quan trọng - tác dụng của tư tưởng đạo lí đối với đời sống xã hội con người. - Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí: vì có những vấn đề đạo lí đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa toàn diện trong hoàn cảnh khác (dẫn chứng minh hoạ). Kết bài - Khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận. - Rút ra bài học nhận thức về tư tưởng, đạo lí và hành động: đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào vấn đề thực tiễn đời sống. II. Luyện tập: Dàn ý: - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận. - Giải thích khái niệm: Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở... mà người mẹ dành cho con. - Phân tích, chứng minh: + Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất vì: đó là thứ tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời, vừa có yếu tố máu thịt (mẹ mang nặng đẻ đau, là người đầu tiên nâng đỡ, yêu thương, sát cánh cùng con trên đường đời), vừa mang tính tinh thần cao cả (mẹ là nơi nương tựa cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là nguồn động viên; là tình yêu của con); là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa mang tính trách nhiệm (dẫn chứng trong khoa học, trong đời sống thực tế chứng minh). + Tình mẫu tử còn mang trong mình cái cội rễ sâu xa của lòng nhân ái, của truyền thống đạo lí - văn hóa và tập quán nghìn đời của dân tộc (dẫn chứng). - Bình luận mở rộng vấn đề: + Con người sẽ hạnh phúc, ấm áp biết bao nếu được sống trong tình mẫu tử; sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó (dẫn chứng). + Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống, có khả năng thức tỉnh những đứa con để sống cho tốt hơn, nên người hơn (dẫn chứng). + Phê phán những hiện tượng, những quan niệm sai về vấn đề trên (mẹ bỏ rơi con, con bỏ rơi mẹ) + Trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống có nhiều biến đổi, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao... con người càng phải biết trân trọng hơn tình mẫu tử. - Khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người, rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ. Dàn ý: - Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận và trích dẫn câu nói. - Giải thích ý nghĩa: + Bắc Cực: là nơi lạnh lẽo, băng tuyết bao phủ quanh năm, chỉ có một số loài động vật có khả năng thích nghi cao với cái lạnh mới có khả năng sống sót. Đó là nơi có cái lạnh do điều kiện khắc nghiệt của vị trí địa lí mang lại. + Tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người, nó làm cho con người có trách nhiệm và gắn bó với nhau hơn. Tình thương có sức mạnh sưởi ấm tâm hồn con người. + Ý nghĩa câu nói: Khẳng định giá trị của tình yêu thương trong đời sống con người. - Phân tích, chứng minh: + Bắc Cực là nơi lạnh nhất trên Trái đất, song con người hoàn toàn có thể có nhiều cách để sưởi ấm cho mình: mặc áo ấm, giữ lửa Đó chưa phải là nơi lạnh nhất (dẫn chứng). + Trong thế giới của loài người, nếu thiếu vắng tình yêu thương, con người hoàn toàn cô độc, lạnh lẽo và không có khả năng chống đỡ thì đó mới là nơi lạnh lẽo ghê gớm nhất (dẫn chứng). - Bình luận mở rộng vấn đề: + Tình thương (thương và được thương) gắn liền với hạnh phúc của con người. Nó mang lại niềm tin cuộc sống, sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh, làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. + Không thể sống mà không có tình thương. Nhưng tình thương phải được biểu hiện đúng lúc, đúng hoàn cảnh... + Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác - Khẳng định ý nghĩa câu nói, rút ra bài học cho bản thân: sống phải biết yêu thương. 4. Củng cố, dặn dò : (2 phút) Chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo: Hướng dẫn làm bài văn số 1. Ngày soạn: 25/08/2011 Làm văn- Chủ đề 3: HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh nắm được : 1. Kiến thức: - Cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 3. Thái độ, tư tưởng: - Biết tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niêm sai lầm. B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và có kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ CỦAGV HĐ CỦA HS NỘI DUNG * HĐ 1: Hướng dẫn chung để HS nắm lại các kiến thức về cách làm bài văn nghị luận xã hội. Đìacự biệt là cách làm bài văn về một tư tưởng đạo lí. HĐ2: Gv gợi ý cho HS một số đề bài. HĐ 3: GV gợi ý cách làm bài. HĐ 4: Luyện tập thêm một số đề khác. Đề :Tình mẫu tử là một trong những tình cảm cao quý, thiêng liêng có trong mỗi con người Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm nói trên. GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài. Đề 2 Viết một bài văn bàn luận về ý kiến: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. HS trình bày những hiểu biết của mình. HS theo dõi HS phân tích đề: -Nội dung: -Các ý chính: - Phạm vi tư liệu: - Thao tác lập luận Hs lập dàn ý cho đề bài. HS tự làm. I. HƯỚNG DẪN CHUNG: 1. Ôn lại các kiên thức và kĩ năng cơ bản làm một bài văn nghị luận: tìm hiểu đề, lập dàn ý. Chú ý các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ, bình luận,...Đặc biệt xêm lại bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí vừa học. 2.Xem lại những bài làm văn ở lớp 11, nhất là các bài nghị luận xã hội. Chú ý ưu điểm, nhược điểm để rýt kinh nghiệm. II.GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI: Đề 1. Tình thương là hạnh phúc của con người. Đề 2: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến của M.Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. III. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI: 1. Xác định nội dung bài viết: - Ba đề bài trên đều tập trung vào vấn đề tư tưởng, đạo lí, đặc biệt là đối với thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. - Mỗi đề bài có yêu cầu cụ thể. Cần đọc kĩ đề bài để xác định đúng vấn đề cần bàn bạc và xác định các luận điểm. 2. Xác định cách thức làm bài: - Thao tác lập luận: Phối hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận,... - Lựa chọn dẫn chứng: Chủ yếu dùng dẫn chứng trong thực teesw đời sống. Có thể dẫn một số câu thơ văn để bài viết thêm sinh động, nhưng cần vừa mức, tránh lan man, lạc sang nghị luận văn học. - Diễn đạt càn chuẩn xác, mạch lạc,; có thể sử dụng một số yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần liên hệ thực tế và trình bày những suy nghĩ riêng của bản thân. IVLuyện tập: 4. Củng cố, dặn dò : (2 phút) Chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Ngày soạn: 05/09/2011 Tiết 4- Hướng dẫn đọc thêm: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ -Nguyễn Đình Thi I/:Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ. - Thấy được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh ... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra. II/ Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa, sách giáo viên bản thiết kế, phiếu thảo luận . III / Cách thức tiến hành: Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm ( 6 nhóm), trả lời câu hỏi. IV/ Tiến trình lên lớp. - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: H.động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1:(5 phút) Hướng dẫn hs rút ra đặc trưng cơ bản nhất của thơ và quá trình ra đời của 1 bài thơ TT1: Yêu cầu hs chú ý 3 đoạn đầu của bài trích để trả lời câu hỏi 1 (SGK). TT2: Thế nào là “rung động thơ” và “làm thơ”? - Căn cứ vào SGK để trả lời câu hỏi 1. - Căn cứ vào SGK để trả lời câu hỏi GV I . Đặc trưng cơ bản nhất của thơ: - Đặc trưng cơ bản nhất ... GƠ . II/ Chuẩn bị của thầy và trò : - Tìm hiểu khái quát tiểu sử ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI ,X. XVAI-GƠ + Đô-xtôi-ép-xki là nhà văn lớn của nước Nga. Cuộc đời ông có nhiều thăng trầm ( thay đổi nhiều công việc trước khi viết văn ); thay đổi quan điểm trong quá trình sáng tác và chuyển biến tư tưởng tình cảm ( lúc trẻ rất thích Biê –lin- xki sau này lại chông đối , phê phán chủ nghĩa tư bản , công khai ca ngợi hết lời chủ nghĩa cá nhân ) . Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Tội ác và trừng phạt, Lũ quỷ ám , Anh em nhà Ca-ra-ma-dôp... + X. Xvai-gơ ( xem Tiểu dẫn sgk ) - Tóm tắt những ý chính của đoạn trích + Kiếp sống lưu vong. ( đoạn 1,2 ) ( Sống leo lét trong thế giới xa lạ, đầy đau khổ :cầm cả cái quần đùi cuối dùng để đánh điện , làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ, sống giữa giống người chấy rận , bệnh tật ...) + Trở về Tổ quốc ( phần còn lại ) ( Hạnh phúc tuyệt đỉnh , là sứ giả của xứ sở mình, là tổng hòa giải của nước Nga ,đám tang của ông là sự đoàn kết của tất cả những người Nga, ông qua đời giữa dông bão – dư chấn của những cuồng nhiệt yêu thương và dự báo của bão táp cách mạng ) - Giải quyết những vấn đề đặt ra từ câu hỏi của sgk . III/ Phương pháp : thảo luận nhóm , phát vấn , quy nạp . IV/ Tiến trình dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các nhóm , cá nhân 2. Bài mới :“ Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thế ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ ” Đây là một trong những câu câu văn độc đáo mà nhà viêt chân dung văn học tài hoa X. XVAI-GƠ dành cho Đô-xtôi-ép-xki , một nhà văn lớn của nước Nga . Và chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về hình tượng con người này trong đoạn trích Đô-xtôi-ép-xki của sách giáo khoa Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức HĐ 1 ( 10 phút ) Hướng dẫn Hs tóm tắt nhanh văn bản Gọi 1 hs tóm tắt Tìm hiểu câu 1 Cho biết chân dung của Đô-xtôi-ép-xki có những nét gì đặc biệt ? -Nét chung của chân dung -Nét cụ thể ( Phân nhóm làm việc ) Hoạt Động 2: Tìm hiểu các câu 2,3,4.( SGK) Hướng dẫn học sinh đọc vài đoạn và phát hiện chi tiết nghệ thuật đặc sắc . Trong VB yếu tố nghệ thuật nào có tính chất chủ đạo ,yếu tố nghệ thuật nào có tính hỗ trợ đắc lực ? Chân dung con người hiện ra như thế nào ? HĐ 3 Hướng dẫn hs về nhà thực hiện luyện tập . Hs tóm tắt văn bản Hs tìm ra từ đoạn trích nét nổi bật mà Xvai-gơ đã khắc họa chân dung Đô-xtôi-ép-xki qua đoạn trích Tổ1,2 tìm hiểu, phân tích số phận nghiệt ngã . Tổ3,4 tìm hiểu, phân tích tính cách mâu thuẫn Hs thảo luận, khái quát vấn đề HS đọc và phát hiện vấn đề theo gợi ý của Gv. Hs nhận xét chung về bút pháp của nhà văn . Hs về nhà thực hiện luyện tập . I. Đọc- hiểu văn bản : 1. Chân dung Đô-xtôi-ép-xki : một tinh cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái . a.. Số phận nghiệt ngã : + Trước cửa tò vò của ngân hàng , ông đứng chờ ngày lại ngày... + Là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ + Làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ + Sống giữa giống người chấy rận + Bệnh tật ... ’ Những yếu tố đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch . b.. Tính cách mâu thuẫn : + Tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh + Phải tìm đến những cơ hội “thấp hèn” để cho tròn khát vọng cao cả . + Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động ( Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông ) + Chịu hàng thế kỉ dằn vặt để chắt lọc nên những vinh quang cho Tổ quốc , dân tộc mình (sứ giả của xứ sở , mang lại cho đất nước sự hòa giải , kiềm chế lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại ) ’ Nơi tận cùng của bế tắc, Đô-xtôi-ép-xki đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc. 2. Nghệ thuật viết chân dung văn học : - Đối lập : cấu trúc câu , hoàn cảnh , tính cách . - So sánh, ẩn dụ : cấu trúc câu , hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống . - Bút pháp vẽ chân dung văn học : Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn C Thể loại đứng ở ngã ba : Tiểu sử -tiểu thuyết -chân dung văn học ’ Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi-ép-xkithật lớn lao biết chừng nào. II. Luyện tập : Tìm những câu văn chứng tỏ sức hút của nhân vật với tác giả và với cả nước Nga + Với sự thành kính xuất thần...ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự hòa giải nước Nga. + Sự hứng khởi thật không giới hạn ,một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái của người bị hành khổ này . +...Giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang của ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga . Ngày soạn: 20/08/2011 Làm văn- Chủ đề 5và 6 PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh nắm được : 1. Kiến thức: - Cách viết một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một hiện tượng dời sống, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. 3. Thái độ, tư tưởng: - Biết tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niêm sai lầm. B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và có kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ CỦAGV HĐ CỦA HS NỘI DUNG * HĐ 1 (20 phút) Hướng dẫn HS nắm lại các kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. GV chốt lại. * HĐ 2: (57 phút) - Hướng dẫn học sinh phân tích đề và lập dàn ý một số đề văn sau: ĐỀ 1: Hiện nay, tai nạn giao thông là một quốc nạn, tác động xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống con người. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Viết một bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Đề 2: Hiện nay, rác thải là một trong nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta. Anh (chị) viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng “Gây ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi”. HS trình bày những hiểu biết của mình. HS phân tích đề: -Nội dung: -Các ý chính: - Phạm vi tư liệu: - Thao tác lập luận Hs lập dàn ý cho đề bài. HS tự phân tích đề. HS lập dàn ý cho đề bài. I. TÌM HIỂU CHUNG: a. Những vấn đề chung - Nghị luận về một hiện tượng đời sống là nghị luận về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự nóng bỏng đáng khen hoặc đáng chê, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bệnh thành tích trong giáo dục, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ... - Để làm tốt kiểu bài này học sinh cần phải có quan điểm lịch sử, biết đặt hiện tượng này vào trong hoàn cảnh cụ thể để phân tích, đánh giá, lí giải từ đó bày tỏ quan điểm chính kiến của cá nhân mình. b. Dàn bài chung đối với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống * Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. * Thân bài - Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống: làm rõ những tên gọi, khái niệm xuất hiện trong đề mà đề bài nêu ra (nếu những hiện tượng đời sống được thể hiện bằng những thuật ngữ, từ ngữ mới lạ cần phải giải thích). - Luận điểm 2: + Nêu rõ thực trạng (các biểu hiện và ảnh hưởng) của hiện tượng đời sống: thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống (tích cực, tiêu cực), thái độ của xã hội đối với vấn đề (tích cực, tiêu cực) ? + Chú ý liên hệ với tình hình thực tế xã hội, địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục, từ đó làm nổi bật tính cấp thiết của việc phải giải quyết vấn đề. - Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống: Đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người ... ? - Luận điểm 4: + Khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận. + Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống: Từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề, đề xuất phương hướng giải quyết (trước mắt, lâu dài ?) Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào ? ... * Kết bài: Nêu ý kiến khái quát về hiện tượng đời sống. II. Luyện tập: Dàn ý: - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận: tai nạn giao thông đã tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống con người, xã hội. - Thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay: + Biểu hiện: Diễn ra ngày càng nhiều ở đường thủy, đường sắt, nhưng phổ biến nhất là đường bộ (dẫn chứng cụ thể ở địa phương, toàn quốc). + Hậu quả: Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý (đối với gia đình người bị tai nạn giao thông); gây rối loạn an ninh trật tự (ùn tắc giao thông, cướp giật móc túi); gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế (chi phí cho người chết, người bị thương, cơ sở hạ tầng); làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động (kẹt xe, giảm giờ làm, năng suất lao động, thiếu nhân lực) - Nguyên nhân của tai nạn giao thông: + Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai bão lụt... + Chủ quan: Ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế (chạy quá tốc độ, uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm, đua xe, lạng lách đánh võng); pháp luật xử lí chưa nghiêm đối với những trường hợp vi phạm giao thông. - Giải pháp khắc phục an toàn giao thông: + Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục luật giao thông, đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng trong toàn xã hội. + Tăng cường tuần tra đảm bảo an toàn giao thông, xử lí nặng các trường hợp cố tình vi phạm an toàn giao thông. + Xây dựng chiến lược phát triển giao thông (đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông) - Khẳng định tính cấp thiết cần phải hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Dàn ý: - Giới thiệu khái quát hiện tượng ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi ở nước ta hiện nay - Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường vì rác thải: Vứt rác ra đường, xuống ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Nguyên nhân của hiện tượng trên: + Do thói quen thiếu ý thức của người dân; lối sống ích kỉ vì quyền lợi cá nhân mà bất chấp tất cả. + Việc tuyên truyền, tổ chức các cuộc vận động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp chưa phát huy hết tác dụng. + Hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hổng bất cập, chưa xử phạt nặng các trường hợp vứt rác bừa bãi - Giải pháp khắc phục: + Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng + Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải như : Ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R + Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi. - Đề xuất phương hướng phấn đấu của bản thân để góp phần làm giảm tình trạng vứt rác bừa bãi. 4. Củng cố, dặn dò : (2 phút) Chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo: Phân tíc đề, lập dàn ý về một bài thơ, đoạn thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 12 bam sat.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án Ngữ văn 12 kì 1 - Trường THPT Tông Lệnh

    Lượt xem Lượt xem: 1222 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề thi chọn học sinh giỏi trường - Lần 2 môn Văn 12

    Lượt xem Lượt xem: 1909 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docxGiáo án Ngữ văn 12 - Tiết 96: Chiếc thuyền ngoài xa (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ

    Lượt xem Lượt xem: 886 Lượt tải Lượt tải: 1

  • pptMinh họa bài giảng Rừng xà nu

    Lượt xem Lượt xem: 1430 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 12 tiết 55+ 56: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

    Lượt xem Lượt xem: 1907 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docÔn tập môn văn: Ai đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Lượt xem Lượt xem: 1231 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề thi học kì I, lớp 12 THPT (ban cơ bản) môn thi: Ngữ văn

    Lượt xem Lượt xem: 1260 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Ngữ văn lớp 12 tuần 20

    Lượt xem Lượt xem: 1520 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfÔn thi tốt nghiệp và đại học - Chuyên đề Thạch Lam

    Lượt xem Lượt xem: 1653 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án môn Ngữ văn 12 - Phần thơ trữ tình

    Lượt xem Lượt xem: 1664 Lượt tải Lượt tải: 1

Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm

Facebook Twitter

Từ khóa » File Dàn ý Văn 12