Giáo án Môn Ngữ Văn Lớp 11 Bài 35 - Hai đứa Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 35: Hai đứa trẻ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 33
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 34
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 36
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Cảm thông trân trọng của Thạch Lam trước mong ước của họ về một tương lai tươi sáng.
- Bước đầu làm quen với phương pháp phân tích tác phẩm dưới góc độ biểu tượng NT.
- Tìm hiểu biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện.
- Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK - SGV Ngữ văn
- Thiết kế bài giảng.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn. 1- 2 em.
3. Bài mới.
Hoạt động của Thầy – Trò | Nội dung | ||
Hoạt động 1: GV hương dẫn học sinh tìm hiểu biểu tượng bóng tối nơi phố huyện. Có bao nhiêu từ mang nghĩa tối xuất hiện trong tác phẩm? Dẫn chứng? Biểu tượng bóng tối gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời của con người nơi phố huyện? Bóng tối có liên quan gì tới cuộc sống mưu sinh hàng ngày của con người nơi phố huyện này không? Dẫn chứng? Ngọn đèn dầu được lặp bao nhiêu lần? Dẫn chứng? Ý nghĩa biểu tượng của ngọn đèn dầu trong tác phẩm? Đánh giá tâm trạng của nhân vật thông qua các thao tác phân tích trên? -Tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và đời sống nơi phố huyện? Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung. Trao đổi thảo luận nhóm. - Nhóm 1: Biểu tượng chuyến tàu lặp bao nhiêu lần trong tác phẩm? Có ý nghĩa gì? - Nhóm 2: Tại sao đêm nào chị em Liên cũng chờ tàu qua rồi mới đi ngủ? Có phải hai chị em chờ tàu qua để bán hàng không? Tại sao? - Nhóm 3: Theo em, Liên là người như thế nào? - Nhóm 4: Qua truyện ngắn Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì? - Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam? - Chân dung nhà văn Thạch Lam qua truyện ngắn | 5.2. Biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện. * Biểu tượng bóng tối. - Lặp hơn 20 lần trong tác phẩm. → bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm, tạo nên một bức tranh u tối. - Cái màn đêm ấy tưởng chừng như có thể sắt ra từng miếng, đè nặng lên cả tác phẩm tạo một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt. - Bóng tối được miêu tả nhiều trạng thái khác nhau, có mặt suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. → Gợi cho người đọc thấy một kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của người dân phố huyện nói riêng và nhân dân trước cách mạng tháng Tám nói chung. → Đó là biểu tượng của những tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người. - Bóng tối ấy có liên quan đến từng con người có một cuộc đời vất vả, lam lũ: + Tối đến mẹ con chị Tý dọn hàng nước. + Đêm về bác phở Siêu xuất hiện. + Trong bóng tối gia đình bác hát Sẩm kiếm ăn. + Khi bóng tối tràn ngập là lúc bà cụ Thi điên đến mua rượu uống. + Đêm nào Liên cũng ngồi lặng ngắm phố huyện và chờ tàu. → Bóng tối trở thành biểu tượng nghệ thuật gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. * Biểu tượng ngọn đèn dầu nơi phố huyện. - Ngọn đèn dầu được nhắc hơn 10 lần trong tác phẩm. → Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng ngợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến nao lòng. - Ngọn đèn dầu là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét mỏi mòn trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố huyện. - Cả một bức tranh đen tối. Những hột sáng của ngọn đèn dầu hắt ra giống như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn màu đen. → Chị em Liên cảm nhận chiều quê: Cảnh vật tuy buồn nhưng thân thuộc, gần gũi. Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, lặng lẽ quan sát những gì diễn ra ở phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực đói nghèo. → Nỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm. 5.3. Biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện. - Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. → Đó là biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc. - Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên. + Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách...khác và đối lập với nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện. + Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện. - Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác: + Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống. + Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ nịêm mà chị em cô đã từng được sống. + Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình → Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi. à Đây chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm. 6. Tư tưởng tác phẩm. - Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc sống như cát bụi ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Qua những cuộc đời đó Thạch Lam làm sống dậy những số phận của một thời, họ không hẳn là những kiếp người bị áp bức bóc lột, nhưng từ cuộc đời họ Thạch Lam gợi cho người đọc sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.Vì vậy tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo. 7. Đặc sắc nghệ thuật. - Truyện trữ tình, truyện không có truyện . - Thông qua các biểu tượng thể hiện một tâm trạng, đằng sau tâm trạng gửi gắm một tư tưởng. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể. - Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm. - Hình ảnh cái tôi tác giả thấp thoáng đằng sau các hình tượng- một cái tôi nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ và dịu dàng, tâm hồn nhậy cảm với cái buồn nỗi khổ của những người dân nghèo trong xã hội cũ. III. Ghi nhớ. - SGK. |
Từ khóa » Giáo án Bài Hai đứa Trẻ Ngữ Văn 11
-
Giáo án Bài Hai đứa Trẻ (Thạch Lam) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 11
-
Giáo án Môn Ngữ Văn Lớp 11 - Hai đứa Trẻ
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Hai đứa Trẻ
-
Giáo án PTNL Bài Hai đứa Trẻ | Giáo án Ngữ Văn 11
-
Giáo án Bài Hai đứa Trẻ Soạn Theo Tinh Thần đổi Mới Phương Pháp ...
-
Giáo án Ngữ Văn 11: Hai đứa Trẻ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án Bài Hai đứa Trẻ Thạch Lam
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tiết 39 - 40 Hai đứa Trẻ - Thạch Lam
-
Ôn Thi Bài Hai đứa Trẻ - Soạn Văn Lớp 11 - SoanBai123
-
Bài Giảng điện Tử Hai đứa Trẻ
-
[Top Bình Chọn] - Giáo án Bài Hai đứa Trẻ - Trần Gia Hưng
-
Hai đứa Trẻ - Thạch Lam - Ngữ Văn 11 - Hoc247
-
Bài Giảng Ngữ Văn 11: Hai đứa Trẻ - Thạch Lam - Tailieunhanh