Giáo án Môn Vật Lý 9 - Bài 52: Ánh Sáng ... - Thư Viện Giáo Án Điện Tử

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủVật LýVật Lý 9Chương III. QUANG HỌCBài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

I- MỤC TIÊU:

 1/Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.

- Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.

- Giải thích được sử tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế.

 2/Kĩ năng:

- Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.

 3/Thái độ:

 - Nghiêm túc, tinh thần hợp tác trong giờ học.

 - Cận thận, tỉ mỉ.

II-CHUẨN BỊ:

  Giáo viên:

- Giáo án

- Dụng cụ:

Màn chắn, giá quang học, ổn áp, đèn chiếu sáng, các tấm nhựa màu.

  Học sinh:

- Học bài cũ, xem trước bài mới.

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2602Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn: 25/03/2012. Ngày dạy: 29/03/2012 Tuần: 30 .Tiết PPCT: 57 BÀI 52 : ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU I- MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: - Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu. - Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu. - Giải thích được sử tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế. 2/Kĩ năng: - Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu. 3/Thái độ: - Nghiêm túc, tinh thần hợp tác trong giờ học. - Cận thận, tỉ mỉ. II-CHUẨN BỊ: ¬ Giáo viên: - Giáo án - Dụng cụ: Màn chắn, giá quang học, ổn áp, đèn chiếu sáng, các tấm nhựa màu. ¬ Học sinh: - Học bài cũ, xem trước bài mới. - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉố lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Kính lúp là thấu kính gì?. Có tiêu cự như thế nào? - Để quan sát một vật qua kính lúp thì vật phải ở vị trí như thế nào so với kính? - Kính lúp dùng đề làm gì?. - Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì?. Trả lời: - Kính lúp là TKHT, có tiêu cự ngắn. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự. - Người ta dùng kính lúp để quan sát những vật nhỏ. - Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP, ĐẶT VẤN ĐỀ. Câu hỏi: - Em hãy nhớ lại kiến thức quang học ở lớp 7 và cho biết : + Nguồn sáng là gì? Cho ví dụ. + Hãy kể tên một số nguồn sáng tự nó phát ra ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ mà em quan sát được trong thực tế cuộc sống. - Trong thực tế ta nhìn thấy ánh sáng có các loại màu . Vậy để biết được nguồn sáng nào phát ra ánh sáng màu trắng và nguồn sáng nào phát ra ánh sáng màu. Thì chúng ta đi vào tìm hiểu bài mới BÀI 53: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU. Trả lời: - HS nhớ lại kiến thức và trả lời: + Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, như: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn nến đang cháy. + Nguồn phát ra ánh sáng màu đỏ, màu xanh như: bút laze, đèn điốt phát quang, bóng đèn bút thử điện. - HS lắng nghe và ghi bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ NGUỒN PHÁT ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ NGUỒN PHÁT ÁNH SÁNG MÀU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi - Hãy kể tên một số nguồn phát ra ánh sáng trắng? - GV thông báo cho HS ánh sáng trắng là ánh sáng tổng hợp từ rất nhiều màu sắc có các dãy màu đặc trưng: đỏ, cam, vàng, lục, lam , tràm ,tím. Còn ánh sáng đơn sắc là ánh sáng chỉ có một màu. - Hãy kể tên một số nguồn phát ra ánh sáng màu? - GV kết luận và hỏi HS nguồn sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu trong tự nhiên I. NGUỒN PHÁT ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ NGUỒN PHÁT ÁNH SÁNG MÀU: 1. Các nguồn phát ánh sáng trắng: - HS đọc thông tin SGK, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời: + Mặt trời là nguồn phát ra ánh sáng trắng rất mạnh. Ánh sáng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày ( trừ lúc bình minh và hoàng hôn.) + Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ô tô, xe máy, bóng đèn pin, bóng đèn tròncũng là nguồn phát ánh sáng trắng. 2. Các nguồn phát ánh sáng màu: - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời: + Đèn LED, đèn bút laze, đèn ống dùng trong quảng cáo Bếp củi à lửa màu đỏ, bếp gasà lửa màu xanh, đèn hànà lửa màu xanh sẫm, thanh sắt nung đỏ . HOẠT ĐỘNG 3: NGHIÊN CỨU VIỆC TẠO RA ÁNH SÁNG MÀU BẰNG TẤM LỌC MÀU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV: Hầu hết các nguồn sáng trong tự nhiên đều phát ra ánh sáng trắng, một số ít phát ra ánh sáng màu. Nhưng trong thực tế thì nhiều công việc hoặc nghề cần ánh sáng màu như đèn giao thông, biển quảng cáo , sân khấuVậy người ta tạo ra ánh sáng màu như thế nào? - GV giới thiệu một số tấm lọc màu cho HS quan sát - Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm cho học sinh: màn chắn, giá quang học, ổn áp, đèn chiếu sáng, các tấm nhựa màu. - GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm ở 3 trường hợp và phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm thực hiện. - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: Thí nghiệm 1: Chiếu chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ. Khi chiếu chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ ta thu được chùm sáng có màu gì? Thí nghiệm 2: Chiếu chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ. Khi chiếu chùm sáng màu đỏ vào tấm lọc màu đỏ thì ta thu được chùm sáng có màu gì? Thí nghiệm 3: Chiếu chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu xanh. Ánh sáng thu được sau tấm lọc màu xanh có phải là màu đỏ nữa hay không? - GV yêu cầu các nhóm nhận xét. - Khi chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh ta sẽ có ánh sáng màu gì? - Khi chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc cùng màu xanh ta sẽ có ánh sáng màu gì? - Khi chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu đỏ ta sẽ có ánh sáng màu gì? - Khi chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ có ánh sáng màu gì? - Khi chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ có ánh sáng màu gì? - Khi chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu ta sẽ có ánh sáng màu gì? - Giáo viên kết luận. - GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời C2 - Tại sao ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ? - Tại sao ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ, còn ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta lại không thu được ánh sáng đỏ (thấy tối)? - GV bổ xung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường: + Để con người làm việc có hiệu quả và tốt nhất nên sử dụng ánh sáng nào?Ánh sáng đó phát ra từ đâu là tốt nhất? + Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt có ích lợi gì? GV lưu ý sử dụng ánh sáng mặt trời rất tốt dưới ánh nắng từ 7h à 9h, tuy nhiên khoảng thời gian nắng gắt thì ánh nắng mặt trời có nhiều tia tử ngoại rất hại, ví dụ gây ung thư da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, gây ra một số bệnh ngoài da, tăng sự sinh sản tế bào sừng, gây tổn thương cho đôi mắt. Vì thế các em lưu ý hạn chế ra đường vào trưa nắng, khi ra ngoài đường nên mặc áo dài tay, có biện pháp bảo vệ. + Có nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động hay không? + Tác hại của ánh sáng nhân tạo? - GV bổ xung. II. VIỆC TẠO RA ÁNH SÁNG MÀU BẰNG TẤM LỌC MÀU: - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. + Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. Tấm lọc màu có thể là một tấm kính màu, một mảnh giấy bóng kính có màu, một tấm nhựa trong có màu, một lớp nước màu. - HS chú ý quan sát. 1. Thí nghiệm: -HS lắng nghe và quan sát giáo viên lắp ráp thí nghiệm. - HS nhận dụng cụ thí nghiệm hoạt động theo nhóm và đưa ra kết luận trong mỗi trường hợp trả lời C1. - HS trả lời: Khi chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu được chùm sáng có màu đỏ. - HS trả lời: Khi chiếu chùm sáng màu đỏ vào tấm lọc màu đỏ ta thu được chùm sáng có màu đỏ. - HS trả lời: Ánh sáng thu được sau tấm lọc màu xanh không phải là màu đỏ. - Các nhóm nhận xét. 2. Các thí nghiệm tương tự: - Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu xanh ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc là màu xanh. - Chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu xanh ta sẽ được ánh sáng có màu xanh. - Chiếu ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu đỏ sẽ không được ánh sáng màu đó nữa mà thấy tối.. 3. Kết luận: - Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc. - Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó. - Chiếu ánh sáng màu qua một tấm lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa. - HS ghi nhận. Nếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu, ta sẽ được ánh sáng có màu đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác. - Học sinh đọc C2 và trả lời C2: - Vì trong chùm ánh sáng trắng có ánh sáng màu đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua còn các màu khác thì bị hấp thụ. - Vì tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua tấm lọc màu đỏ, còn tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải là màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó có thể qua được tấm lọc màu xanh và ta thấy tối. Trả lời: + Sử dụng ánh sáng trắng, ánh sáng đó phát ra từ mặt trời. Trả lời: + Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt có ích lợi: + Góp phần tiết kiệm năng lượng + Bảo vệ mắt. + Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương, làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Trả lời: + Không nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động vì chúng có hại cho mắt. + Khiến thị lực bị suy giảm, sức để khàng bị giảm sút. Trả lời: + Làm môi trường bị ô nhiễm ánh sáng nếu sử dụng quá nhiều. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhận. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu học sinh đọc C3. Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào? - Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. - Yêu cầu học sinh đọc và làm C4. - Chất nào khi nung nóng sẽ phát ra ánh sáng trắng? - Chất nào khi phát sáng thường phát ra ánh sáng màu? - Học sinh đọc C3 và trả lời: C3: Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách cho ánh sáng trắng của bóng đèn dây tóc đi qua tấm nhựa trong màu đỏ, màu vàng. - HS ghi nhận. Học sinh đọc và làm C4: Bể nhỏ có thành bên trong suốt đựng nước màu có thể coi là một tấm kính lọc màu - Chất rắn. - Chất khí. 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập SBT Bài 52.1à 52.6 - Đọc trước bài mới Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Bình Long, ngày 25 tháng 03 năm 2012. GVHD kí duyệt Người soạn Phạm Thị Ngọc Phượng Lại Thị Phương Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docmat_can_mat_lao.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Vật lý lớp 9 - Trường THCS Sơn Định - Bài 28: Động cơ điện một chiều

    Lượt xem 893 Lượt tải 0

  • Giáo án môn Vật lý - Tiết 4: Bài tập

    Lượt xem 1238 Lượt tải 0

  • Giáo án Vật lý lớp 9 - Trường THCS Sơn Định - Bài 12: Công suất điện

    Lượt xem 743 Lượt tải 0

  • Giáo án môn Vật lý - Bài 13: Điện năng – công của dòng điện

    Lượt xem 1415 Lượt tải 0

  • Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 50: Kính lúp

    Lượt xem 718 Lượt tải 3

  • Giáo án Vật lý lớp 9 năm 2017 - Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

    Lượt xem 816 Lượt tải 0

  • Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 51: Bài tập quang hình học

    Lượt xem 779 Lượt tải 0

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

    Lượt xem 1606 Lượt tải 0

  • Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 44: Thấu kính phân kì

    Lượt xem 1314 Lượt tải 1

  • Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

    Lượt xem 2602 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Lý 9 Bài 52