Giáo án Ngữ Văn 10: Chiến Thắng Mtao - Mxây (Trích Đăm Săn

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư viện giáo án điện tử GiaoAn.co tổng hợp các mẫu giáo án từ mầm non đến tiểu học, trung học cho quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao - mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)

2. Thái độ của mọi người đối với chiến thắng của Đăm Săn

a. Dân làng Mtao Mxây

- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần mọi người đều hưởng ứng (số 3 tượng trưng cho số nhiều):“Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai”

 Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.

- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển

 Qua ba lần hỏi – đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn ngày càng được tô đậm

- Mọi người cùng ra về theo Đăm Săn đông vui như đi hội: “Đoàn người đông như bầy cà tông, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”

 

docx5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 36433 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao - mxây (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênCHIẾN THẮNG MTAO - MXÂY (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng, sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi. Nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có được trong cuộc đấu tranh vì danh dự, hạnh phúc cho mọi người. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? Trình bày các giá trị của văn học dân gian? Nêu hệ thống thể loại của văn học dân gian? Cho ví dụ một vài thể loại? Bài mới Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn rất nổi tiếng với những trường ca sử thi anh hùng. Trong Các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được Tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công nhận Di sản cồng chiêng là di sản văn hóa thế gới. Nhưng số đó, tiêu biểu là đoạn trích mà chúng ta sắp tìm hiểu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG èGV gọi học sinh đọc phần Tiểu dẫn ở SGK. Nhắc lại định nghĩa về sử thi? Sử thi là thể loại của dân tộc nào? Có mấy loại sử thi? Nêu định nghĩa về từng thể loại? Theo em, tác phẩm sử thi được diễn xướng như thế nào? èGV cho học sinh gach chân các ý chính tóm tắt sử thi Đăm Săn àNói thêm về ý nghĩa cái chết của nhân vật Đăm Săn èGV phân công học sinh lần lượt đọc phân vai đoạn trích: vai Đăm Săn, Mtao Mxây và người dẫn chuyện àNhận xét cách đọc của học sinh Căn cứ vào nội dung tóm tắt của tác phẩm, em hãy nêu vị trí đoạn trích? Bố cục đoạn trích? Theo em, trận đánh diễn ra qua những chặng nào? Tại sao Đăm Săn khiêu chiến? Thái độ của hai bên như thế nào ? Vào cuộc chiến ta luôn thấy có sự đối lập giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.Vậy sự đối lập đó cụ thể như thế nào? Em có suy nghĩ gì về vai trò của thần linh trong cuộc chiến này? à chỉ là phù trợ, quyết định chiến thắng là Đăm Săn Nhận xét về hình tượng Đăm Săn qua cuộc đọ sức? Ý nghĩa cuộc chiến? Khi Đăm Săn kêu gọi, dân làng Mtao Mxây có thái độ như thế nào? Lời đáp lời đó cho em biết được suy nghĩ gì của dân làng? Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển. Điều này khẳng định điều gì? Cảnh mọi người theo Đăm Săn trở về được mô tả như thế nào? Những chi tiết trên đã thể hiện quan niệm gì của người Ê-đê về người anh hùng? Khi Đăm Săn chiến thắng trở về, dân làng của chàng có thái độ như thế nào? Còn các tù trưởng xung quanh có thái độ như thế nào? Vì sao đoạn cuối, tác giả dân gian không miêu tả cảnh chết chóc mà tả cảnh ăn mưng chiến thắng? Hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong buổi ăn mừng chiến thắng được miêu tả như thế nào? Nêu lên những chi tiết đó? Trong đoạn trích, tác giả dân gian sử dụng nhiều nhất là nghệ thuật gì? Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ đâu? Những hình ảnh này diễn tả điều gì? èGV hướng dẫn HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật I. Tìm hiểu chung 1. Sử thi - Định nghĩa. (SGK, trang ) - Gồm 2 loại: + Sử thi thần thoại + Sử thi anh hùng - Hình thức diễn xướng: một người vừa kể, vừa hát, vừa diễn tất cả các vai. 2. Tóm tắt tác phẩm: SGK 3. Đoạn trích a. Vị trí đoạn trích: Thuộc phần giữa tác phẩm b. Bố cục: 3 Phần - Trận đánh của hai tù trưởng. - Đăm Săn cùng các nô lệ trở về sau chiến thắng. - Cảnh ăn mừng chiến thắng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình tượng Đăm Săn trong trận chiến vứi Mtao Mxây Đăm Săn khiêu chiến Mtao Mxây run sợ Khi vào cuộc chiến: - Hiệp một: + Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên à Điều này thể hiện bản lĩnh của chàng. + Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cõi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang. - Hiệp hai: + Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp àThể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây. + Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu à càng yếu sức + Đăm Săn cướp được miếng trầu à sức chàng tăng lên. - Hiệp ba: + Đăm Săn múa dũng mãnh và đuổi theo Mtao Mxây + Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo hắn. Chàng phải cầu cứu thần linh - Hiệp bốn: + Đăm Săn được thần linh giúp sức + Chàng đuổi theo và giết chết kẻ thù. èVới lối mô tả song hành, lối so sánh phóng đại, Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây về cả tài năng, sức lực, phẩm chất và phong độ. Đòi vợ chỉ là cái cớ, cao hơn chính là mở mang bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồngàĐăm Săn là một nhân vật anh hùng sử thi đích thực 2. Thái độ của mọi người đối với chiến thắng của Đăm Săn a. Dân làng Mtao Mxây - Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần mọi người đều hưởng ứng (số 3 tượng trưng cho số nhiều):“Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai” à Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ. - Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển à Qua ba lần hỏi – đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn ngày càng được tô đậm - Mọi người cùng ra về theo Đăm Săn đông vui như đi hội: “Đoàn người đông như bầy cà tông, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối” - Ý nghĩa: + Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng đối với cộng đồng, bộ tộc. + Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối cá nhân anh hùng à Đây cũng là biểu hiện của ý thức dân tộc b. Thái độ của dân làng Đăm Săn - Hân hoan chào đón người anh hùng chiến thắng trở về - Đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của tù trưởng: mở tiệc ăn mừng chiến thắng à phấn khởi, vui mừng, tự hào c. Thái độ của các tù trưởng xung quanh - “nhà Đăm Săn các vị tù trưởng đều từ phương xa đến” - Kéo đến ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn như ăn mừng chiến thắng của chính mình à Người anh hùng được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả hoà vào với lũ làng trong niềm vui chiến thắng: Đông vui nhộn nhịp Ăn mừng hoành tráng Đăm Săn hiện lên ngoài vẻ đẹp hình thể còn là sức mạnh uy vũ, vô biên trong con mắt ngưỡng mộ của lũ làng à Cách miêu tả phóng đại tạo ấn tượng với độc giả 4. Đặc sắc nghệ thuật Nghệ thuật so sánh, phóng đại: + So sánh tương đồng: như lốc gào, như những vệt sao băng + So sánh tăng cấp: ● đoạn tả cảnh Đăm Săn múa khiên ● đoạn tả cảnh đoàn người đông đảo: “Tôi tớ cõng nước” ● Đoạn mô tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn: “Bắp chân xà dọc” + So sánh tương phản: tả cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây - Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhỉên, từ vũ trụ bao la à Đề cao tầm vóc lớn lao của người anh hùng, khát vọng không có giới hạn của cộng đồng Ê-đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng III. Tổng kết: ( Ghi nhớ - SGK.) 4. Củng cố So sánh hai tù trưởng về thái độ, phẩm chất, tài năng, hành động trong cảnh đánh nhau? Nhận xét về từng nhân vật? Thái độ của mọi người đối với chiến thắng của Đăm Săn là gì? Qua đó nói lên được nguyện vọng gì của cộng đồng? Cảnh ăn mừng chiến thắng thể hiện những khát vọng gì của cộng đồng? Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích? 5 . Dặn dò - Học thuộc Ghi nhớ, các nội dung chính của bài học. - Trả lời các câu hỏi ở phần Luyện tập. - Soạn bài mới: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Câu hỏi chuẩn bị - Nêu định nghĩa và đặc điểm của thể loại truyền thuyết? - Đọc và xác định bố cục, tóm tắt câu chuyện? - Tìm những chi tiết liên quan đến các nhân vật: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ? - Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật là gì qua những chi tiết đó? - Những đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện? RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docxTuan_3_Chien_thang_Mtao_Mxay_20150725_035358.docx
Giáo án liên quan
  • Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 17: Kiểm tra 1 tiết

    2 trang | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 87+88: Chí khí anh hùng - Năm học 2015-2016

    9 trang | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Lớp 2 - Huỳnh Bích Sơn - Tuần 10

    35 trang | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 82: Trao duyên - Năm học 2014-2015 - Lê Văn Đồng

    8 trang | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 23-25: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh

    4 trang | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 2

  • Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8

    15 trang | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0

  • Ôn tập ngữ văn 10 - Phân tích hình tượng nhân vật "khách" trong bài "Phú sông Bạch Đằng" - Trương Hán Siêu

    9 trang | Lượt xem: 35405 | Lượt tải: 1

  • Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 67-72

    16 trang | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 2

  • Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 64+65: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

    3 trang | Lượt xem: 7860 | Lượt tải: 2

  • Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 55-84

    54 trang | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 3

Copyright © 2024 GiaoAn.co - Thư viện Giáo án mầm non, Giáo án tiểu học, SKKN.

GiaoAn.co on Facebook Follow @GiaoAn.co

Từ khóa » Dân Làng đáp Lại Lời Kêu Gọi Của đăm Săn Như Thế Nào Vì Sao