Giáo án Ngữ Văn 10: Trao Duyên (Trích "Truyện Kiều") -Nguyễn Du

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Bài Giảng

Bài Giảng Mẫu

Tổng hợp bài giảng điện tử mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học

Giáo án Ngữ văn 10: Trao duyên (Trích "Truyện Kiều") -Nguyễn Du

I.Tìm hiểu chung.

*Tóm tắt nội dung đoạn trước : Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương.Tai nạn ập đến khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan.Vương Ông và Vương Quan bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, tài sản bị cướp hết. Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em. Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh,Thúy Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

-Vị trí : Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756.

-Nội dung : Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều khi phải trao duyên cho em. Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tình yêu tan vỡ, mình buộc phải phụ tình với Kim Trọng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Trao duyên (Trích "Truyện Kiều") -Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trênbuổi trao duyên? -Học sinh phát hiện chi tiết và nêu cảm nhận. -Giáo viên phân tích sự khác nhau của các từ ngữ "Cậy" và "Nhờ","Chịu lời" và "Nhận lời". Câu hỏi : Hành động em ngồi-chị lay,thưa có gì đặc biệt?Cho ta thấy tâm trạng của Thúy Kiều như thế nào? Câu hỏi : Từ bốn câu thơ đầu tiên,em hãy chỉ ra cảnh ngộ và đặc điểm con người của Thúy Kiều? Câu hỏi : Thúy Kiều đã giãi bày tình cảm của mình như thế nào?Hãy nêu cảm nhận của em? -Học sinh phát hiện chi tiết và trả lời. -Giáo viên rút ra tiểu kết về tâm trạng của kiều,giải thích. Câu hỏi : Thúy Kiều đã thuyết phục Thúy Vân nhờ lí lẽ gì? Câu hỏi : Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả lời trao duyên?Em hãy cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. -học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật và phân tích. ( Hết tiết 82 ). Câu hỏi : Tại sao Thúy Kiều lại trao những kỉ vật : "Chiếc vành","Bức tờ mây","Mảnh hương nguyền" cho em?Em cho biết ý nghĩa của những kỉ vật đó? Câu hỏi : Tâm trạng của Kiều ở đây như thế nào? Câu hỏi : Khi trao kỉ vật,Kiều đã dặn em những ra sao?Qua lời dặn ấy,em thấy được tâm trạng nào của nàng? -Học sinh phát hiện chi tiết và trả lời. -Giáo viên đọc các câu thơ,các đoạn thơ và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận,phát hiện các chi tiết nghệ thuật để làm cơ sở phân tích. Câu hỏi : Hoàn cảnh hiện tại của Thúy Kiều như thế nào? Câu hỏi : Khi Thúy Kiều than thân trách phận,ta biết được điều gì về tâm trạng của nàng? -Học sinh trả lời. Câu hỏi : Em hãy nêu cảm nhận của mình về hai câu thơ cuối? *Hoạt động 3 : Tổng kết nội dung và nghệ thuật đoạn trích. Câu hỏi : Em hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? -Học sinh trả lời tổng kết. I.Tìm hiểu chung. *Tóm tắt nội dung đoạn trước : Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương.Tai nạn ập đến khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan.Vương Ông và Vương Quan bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, tài sản bị cướp hết. Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em. Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh,Thúy Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. -Vị trí : Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756. -Nội dung : Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều khi phải trao duyên cho em. Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tình yêu tan vỡ, mình buộc phải phụ tình với Kim Trọng. -Bố cục : Ba phần : +Phần 1 : 12 câu thơ đầu : Lời trao duyên của Thúy Kiều. +Phần 2 : 14 câu thơ tiếp : Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm cho Thúy Vân. +Phần 3 : 8 câu cuối : Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gửi cho Kim Trọng. II.Đọc-hiểu : 1.Phần 1 : 12 câu đầu : Lời trao duyên. *Hai câu thơ đầu : Lời nhờ cậy. "Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" -Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. -Từ "Cậy" : "Cậy" chứ không phải là "Nhờ", thể hiện niềm tin cậy với sự tin tưởng tuyệt đối bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc. Chỉ có Thúy Vân mới là người được Kiều tin cậy nhất.Từ "Cậy" mang sức nặng của niềm tin.Thúy Kiều không chỉ nhờ, mong Thúy Vân giúp mình, mà đây còn là lời nói của người ở thế yếu hơn, muốn cậy nhờ người khác giúp. -Từ "Chịu" : "Chịu lời" chứ không phải "Nhận lời", nếu nói là nhận lời thì người nghe có thể chối từ, còn nói "Chịu lời" buộc người nghe không thể chối từ. Kiều dùng từ này đã đặt Thúy Vân vào hoàn cảnh không được tự nguyện, mà phải chấp nhận do nài ép. ->Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời. -Khung cảnh : Em ngồi, chị lạy, thưa : Đây là sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, là một sự sắp xếp bất ngờ của tác giả, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng. ->Hai câu thơ cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa quặn thắt. Thúy Kiều coi việc nhờ cậy có ý nghĩa cực kì quan trọng, nàng thực hiện việc này với thái độ khẩn khoản, thiết tha. =>Thúy Kiều đang ở vào một hoàn cảnh éo le, bối rối và đau khổ nhất, rất khó để vẹn toàn, nhưng nàng là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa. *Sáu câu thơ tiếp : Lời giãi bày. "Giữa đường đứt gánh tương tư ...Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai" -Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình : +Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp, nhưng dang dở với Kim Trọng, "Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề". + Nói về nguyên nhân của sự tan vỡ,"Giữa đường đứt gánh tương tư","Sự đâu sóng gió bất kì", những tai họa xảy ra trong gia đình đã khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình. +Kiều phải chấp nhận sự lựa chọn giữa hiếu và tình. ->Tâm trạng đau đớn xót xa, tình cảm nồng nàn tha thiết, thổn thức. Đối với Kiều, tình sâu mà nghĩa cũng nặng, hoàn cảnh đã buộc nàng phải lựa chọn.Tất nhiên, kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu. -Kiều xin em hãy chắp mối tơ thừa để trả nghĩa cho chàng Kim.Theo quan niệm của người xưa,"Tình" và "Nghĩa" thường đi liền với nhau, Thúy Kiều trao duyên cho em cũng có nghĩa là nhờ cậy em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. *Bốn câu cuối : Lời thuyết phục. "Ngày xuân em hãy còn dài ...Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây" -Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ : +Nhờ vào tuổi xuân của em : Thúy Vân còn trẻ hơn mình, tuổi trẻ còn dài hơn mình. +Nhờ vào tình máu mủ chị em : Kiều mong Thúy Vân hãy vì tình chị em ruột thịt mà tiếp tục thay mình nói "lời nước non"-Lời tình yêu. +Nếu được như vậy, dù đến chết, Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em. ->Những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế. *Nghệ thuật : -Sử dụng sáng tạo thành ngữ : "Tình máu mủ","Lời nước non","Đứt gánh tương tư","thịt nát xương mòn","ngậm cười chín suối" ->Tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. -Cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái trang trọng,chân thành. ->Nguyễn Du không dùng từ ngữ miêu tả Thúy Vân, nhưng trước những lời nói của Kiều, Vân chỉ biết ngồi nghe, chỉ biết chấp nhận như một sự hi sinh. 2.Phần 2 : 14 câu thơ tiếp : Kiều trao kỉ vật và dặn dò em. *Hành động trao kỉ vật : "Chiếc vành với bức tờ mây" "Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa" -"Chiếc vành" : Còn gọi là xuyến bằng vàng, đây là đồ trang sức của phụ nữ, Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều để làm tin. -"Bức tờ mây" : Tờ giấy có trang trí hình mây, ghi lời thề nguyền chung thủy của Kim-Kiều. -"Mảnh hương nguyền" : Mảnh hương đốt còn lại của đêm thề nguyền. ->Tất cả đều là những kỉ vật đẹp, thiêng liêng, có sức sống của một mối tình đẹp. Kiều trao lại kỉ vật cũng là lúc nàng trở về sống lại với tình yêu. ->Tâm trạng : Xót xa, luyến tiếc, muốn níu kéo tình yêu của Kiều. *Hành động Thúy Kiều dặn dò em : "Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên". -Kiều dặn em hãy giữ lấy duyên để thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, nhưng vật kỉ niệm thì là của chung, của chàng Kim, của mình và của em. Qua đó, ta thấy được sự nồng nàn, sâu sắc của tình yêu Kim-Kiều. -Ở Thúy Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, nàng vừa mong muốn em nên vợ nên chồng với người yêu mình, vừa không mong muốn điều đó xảy ra. Nhưng vượt lên trên mâu thuẫn và hoàn cảnh,Thúy Kiều đã nhận nỗi đau về mình. *Câu thơ : "Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này". -Thúy Kiều nhắc lại chuyện ngày xưa, nàng sang nhà Kim Trọng, chàng kim đốt lò hương, còn nàng đánh đàn cho chàng nghe. *Đoạn thơ : "Trông ra ngọn cỏ lá cây ...Rưới xin chén nước cho người thác oan". -Các từ ngữ và hình ảnh : Cách mặt khuất lời,dạ đài, người thác oan, hồn, nát thân bồ liễu, trúc mai...Chứng tỏ Kiều đã ý thức được thân phận của mình, nàng đã tự khóc cho mình. Đó là tiếng khóc cho số phận. -Thúy Kiều nghĩ đến tương lai,liên tưởng đến mình bị chết oan, hồn bay vất vưởng, không siêu thoát, nàng dặn em : Khi nào đốt lò hương, so phím đàn mà thấy hiu hiu gió thì em hãy rưới cho chị những giọt nước để an ủi linh hồn chị. =>Kiều biết ơn em với tình cảm chân thành. 3.Phần 3 : 8 câu thơ cuối : Kiều đối diện với thực tại *Câu thơ : "Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân". -Từ "Bây giờ" : Trâm đã gãy,gương đã tan. Diễn tả hiện tại phũ phàng,chia lìa. "Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng". -Kiều nhận ra tình yêu tan vỡ, tình duyên đã dang dở, hạnh phúc bị chia lìa, đó là một thực tại không thể cứu vãn. *Câu thơ : "Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi". -Từ "Lạy" : Thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Kiều, đồng thời cũng là lời vĩnh biệt đầy nghẹn ngào, tức tưởi. ->Thúy Kiều đối diện với thực tại để than thân trách phận, bộc lộ tâm trạng xót xa đau đớn.Nàng tự nhận mình là người phụ bạc, mang tội và có lỗi lớn với Kim Trọng.Qua đó, ta thấy nỗi đau của Kiều như bị nhân đôi, dồn nén và giằng xé. *Cách ngắt nhịp hai câu thơ cuối : "Ôi kim Lang !Hỡi Kim Lang ! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây". -Các từ ngữ cảm thán : "Ôi, hỡi, thôi thôi".Câu thơ như là một tiếng kêu thét, một lời gọi, lời than với tiếng nấc nghẹn ngào, diễn tả nỗi đau tuyệt vọng đã lên đến tột đỉnh. -Ở câu thơ cuối, kiều đã tự trách mình phụ bạc với người yêu, nhưng xét cho cùng, Kiều hi sinh tình yêu vì chữ "Hiếu", điều này phù hợp với phẩm chất đạo đức của Nho giáo. =>Thúy Kiều là một cô gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha, nàng luôn sống và nghĩ cho người mình yêu, hành động vì hạnh phúc của người mình yêu. III.Tổng kết. 1.Nội dung : -Đoạn thơ thể hiện tâm trạng đau đớn,xót xa,bế tắc,tiếc nuối,tuyệt vọng của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em. -Ca ngợi tấm lòng vị tha,đức hi sinh cao quý của Thúy Kiều. -Tác giả bộc lộ sức cảm thông lạ lùng trước nỗi đau khổ của con người. 2.Nghệ thuật : -Miêu tả tâm lí nhân vật sắc xảo,tinh tế. -Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm,đậm chất trữ tình. -Sử dụng sáng tạo các thành ngữ của văn hóa dân gian.

File đính kèm:

  • doctiet_8283Trao_duyen.doc
Bài giảng liên quan
  • Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên dạy Ngữ văn Lớp 10 - Những đổi mới ở phần văn học và phần văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam, văn học nước ngoài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Lã Nhâm Thìn

    22 trang | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 1

  • Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 74- 75 Tiếng việt: Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt

    4 trang | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0

  • Thuyết trình: Nguyễn Đình Chiểu

    59 trang | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    1 trang | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 57 Đọc văn: phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu

    3 trang | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Ngữ văn 10: Nỗi thương mình (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    26 trang | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0

  • Giáo án tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Tuần 30 đến 33- THPT Yên Hưng

    10 trang | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 10: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ + Truyện Kiều

    5 trang | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 10 tiết 89, 90, 91

    7 trang | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Ngữ văn 10: Cảnh ngày hè - Bảo kính cảnh giới, bài 43 Nguyễn Trãi

    18 trang | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 BaiGiangMau.com - Thư viện bài giảng điện tử, Sáng kiến kinh nghiệm STEM, Bộ đề thi

BaiGiangMau.com on Facebook Follow @BaiGiangMau.com

Từ khóa » Bài Thơ Trao Duyên Lớp 10 Giáo án