Giáo án Ngữ Văn 11 Bài: Hạnh Phúc Một Tang Gia

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Hạnh phúc một tang giaGiáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 11Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài: Hạnh phúc một tang gia để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Giới thiệu một cây bút trào phúng xuất sắc giai đoạn 30 - 45.
  • Sức tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội trưởng giả thành thị đương thời bằng thái độ đả kích sâu cay trong nghệ thuật trào phúng bậc thầy của tác giả.
  • Qua đoạn trích cho HS thấy rõ sự giả dối, lố lăng của đám con cháu đại bất hiếu trong gia đình cụ Cố Hồng.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.

3. Thái độ: Giáo dục phong cách sống, thái độ sống lành mạnh, văn minh, có đạo lý.

B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:

  • Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, so sánh kết hợp nêu vấn đề bằng câu hỏi gợi mở.
  • Trao đổi thảo luận nhóm.

1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới:

Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự đất Bắc đồng thời cũng là nhà tiểu thuyết lừng lẫy của văn học hiện thực Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều nhưng khi nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta nhắc đến “Giông tố, Số đỏ”. Nếu “Giông tố” được xem là bộ tiểu thuyết lớn nhất thì “Số đỏ” là tác phẩm “xứng đáng làm vẻ vang cho một nền văn học”.

“Số đỏ” phên phán xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám – một xã hội đầy bất công, giả dối, nhố nhăng với những trò Âu hóa đáng khinh bỉ.

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

* Hoạt động 1.

HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt nội dung chính.

- Tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào?

- Trình bày vài nét về tác giả Vũ Trọng Phụng?

- Em hiểu nhan đề: Số đỏ có nghĩa là gì?

- Nêu xuất xứ của đoạn trích “Số́ đỏ”?

* Hoạt động 2.

GV hướng dẫn HS đọc băn bản.

Tìm hiểu những khía cạnh tổng quát.

- Em có suy nghĩ gì về nhan đề đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia?

- Hạnh phúc: Niềm vui, sự sung sướng

Trao đổi thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức.

Niềm vui chung cho cả gia đình cụ cố Hồng là gì?

Nhóm 1: Thái độ của từng thành viên trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ Tổ chết (Cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông Tuýp và tiệm may Âu hóa)?

Nhóm 2: Thái độ của từng thành viên trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ Tổ chết (Cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán, Xuân tóc đỏ)?

Nhóm 3: Cái chết của cụ Tổ còn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những ai nữa? Tại sao họ lại hạnh phúc khi cụ Tổ chết?

Nhóm 4: Tác giả muốn nói gì với bạn đọc thông qua cách miêu tả thái độ của các thành viên trong và ngoài gia đình cụ cố Hồng?

Cái chết của cụ Tổ là sự mong đợi của tất cả đám con cháu đại bất hiếu. Hạnh phúc của mỗi người trong tang gia không ai giống ai, mỗi niềm vui thể hiện một tính cách và bản chất của từng người một.

- Đám tang cụ Tổ được miêu tả như thế nào?

- Nhận xét thái độ của mọi người trong đám tang?

- Suy nghĩ của em về những chi tiết cuối cùng trong đoạn trích (Ông phán mọc sừng khóc muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã… Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…)?

Nhận xét tiếng khóc của ông Phán mọc sừng? về hình ảnh: Đám cứ đi?

và chi tiết miêu tả: người chết nằm trong… mỉm cười sung sướng..?

ذ-> Kết thúc là chi tiết chua chát: Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc trong tay xuân, bên cạnh bố vợ ho, khạc, mếu máo đúng qui cách… nhưng thực chất là lén lút thanh toán tiền trả công cho xuân.

- Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?

- Nêu ý nghĩa của đoạn trích?

* Hoạt động 3.

Củng cố luyện tập.

HS trao đổi cặp và trả lời miệng.

Gv chuẩn xác kiến thức.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả.

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)

- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám.

- Ông nổi tiếng về tiểu thuyết. Truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể phóng sự.

- Để lại nhiều kiệt tác như : Số đỏ; giông tố; vỡ đê; cơm thầy cơm cô,…

2. Giới thiệu tiểu thuyết Số đỏ.

- Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải)

- Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7-10-1936, in thành sách năm 1938

- Tóm tắt nội dung.

3. Đoạn trích.

- Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ.

- Nhan đề : Do nhà biên soạn sách đặt.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Nội dung:

a. Ý nghĩa nhan đề:

nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc:

- Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc

-> Hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu.

- Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn:

Con cháu của đại gia đình này thật sung sướng khi cụ cố tổ chết

-> Tình huống trào phúng chủ yếu của toàn bộ chương truyện.

b. Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình khi cụ cố Tổ mất:

* Niềm vui chung cho cả gia đình:

“cụ cố tổ chết cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa”

=> Một gia đình đại bất hiếu.

* Niềm vui của những thành viên trong gia đình:

- Cố Hồng (con trai cả): sướng điên lên vì lần đầu tiên được diễn trò già yếu trước mọi người cụ mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo “úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”

-> điển hình cho loại người háo danh.

- Ông Văn Minh (cháu nội ):thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa

-> Bất hiếu, đầy dã tâm.

- Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.

-> Thực dụng, thiếu tình người.

- Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết nhưng đau khổ như kim châm vào lòng “không thấy bạn giai đâu cả”

-> Hư hỏng, lẳng lơ.

- Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến

-> Niềm vui của con trẻ kém hiểu biết.

- Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.

-> Là người không có nhân cách, vô liêm sĩ.

- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.

* Niềm vui của những người ngoài gia đình:

- Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa “sung sướng cực điểm” vì đang thất nghiệp được thuê dẹp trật tự cho đám đông.

- Bạn bè cụ cố Hồng: Có dịp phô trương đủ thứ huân, huy chương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria...

- Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hò nhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau...

-> Mọi người dù chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ.

Đó chính là sự suy đồi về đạo lý, sự tha hoá về nhân cách con người.

-> Tác giả khai thác những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, cái cười phê phán đây mỉa mai châm biếm về một xã hội thực dân thu nhỏ với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm.

c. Cảnh đám ma gương mẫu.

- Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gi đám rước nhố nhăng: đám ma to tát, đi đến đâu làm huyên náo đến đấy. Có sự phối hợp cả Ta -Tàu -Tây, mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ, tràn ngập vọng hoa, câu đối, đầy đủ các loại mốt quần áo, râu ria...

- Mọi người không ai đi đưa tang mà đang mải trò chuyện về nhà cửa, vợ chồng, con cái, tất cả đang mải bình phẩm, chê bai lẫn nhau, tình tự, chim chuột, hẹn hò nhau bằng cái vẻ mặt buồn buồn lãng mạn rất đúng mốt.

-> Sự giả tạo, đóng kịch của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hoá rởm.

* Cảnh hạ huyệt:

- Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài:

Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi.

Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: Hứt!… Hứt!… Hứt!...

-> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.

2. Đặc sắc nghệ thuật.

- Nghẹ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.

- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.

- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.

3. Ý nghĩa văn bản:

Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là mọt bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mạt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.

III. Tổng kết:

Ghi nhớ.

- SGK.

4. Hướng dẫn về nhà.

  • Nắm nội dung bài học.
  • Trả lời câu hỏi: Nhận xét về “số đỏ”, có người cho rằng tác phẩm có “nụ cười vừ thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn đối với tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch…”. Hãy tìm trong đoạn trích những chi tiết chưng minh cho nhận định trên”
  • Soạn bài theo phân phối chương trình.

Từ khóa » Giáo án Bài Hạnh Phúc Của Một Tang Gia Violet