Giáo án Ngữ Văn 11 Bài: Lẽ Ghét Thương

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Lẽ ghét thươngGiáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 11Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài: Lẽ ghét thương để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ điển cố

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.

2. Kĩ năng: Phân tích cảm thụ tác phẩm truyện Nôm bác học.

3. Thái độ: Có thái độ đúng về tình cảm của bản thân: yêu ghét phân minh

B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm:

  • Tổ chức hs đọc diễn cảm tác phẩm.
  • Định hướng hs phân tích cắt và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận.

1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm để cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh của tác giả.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Ngôn ngữ chung và ngôn ngữ riêng có mối quan hệ như thế nào?

3. Giới thiệu bài mới.

“Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam” ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm và mỗi tác phẩm mang một giá trị khác nhau. Đoạn trích sắp học tới đây thể hiện tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng yêu dân tha thiết của tác giả.

Hoạt động của Gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: hướng dãn hs đọc hiểu khái quát.

Gv gọi hs đọc phần tiểu dẫn sgk và trả lời câu hỏi sau:

Gv nêu khái quát về tác giả NĐC

1. Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác, nội dung cốt truyện, thể loại của truyện?

2. Xác định vị trí, nội dung và bố cục đoạn trích ?

Hoạt động động 2: gv hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết đoạn trích.

Gv cho hs đọc phân vai theo các lời thoại của nhân vật sgk.

Thảo luận nhóm.

Nhóm 1.

1.Hãy cho biết ông Quán ghét những gì?

Tìm các biện pháp nghệt thuật có trong đoạn thơ đầu (16 câu)? Điểm chung giữa các đối tượng ghét là gì?

Nhóm 2.

2. Cường độ cảm xúc thể hiện rỏ nhất ở câu nào? Tại sao tác giả lại ghét các triều đại đó? Qua đó tác giả muốn nói lên điều gì?

Nhóm 3.

3. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn 2? Điểm chung ở những nhân vật được nhắc đến lẽ thương là gì?

Nhóm 4.

4. Em hãy cho biết quan hệ giữa hai tình cảm ghét thương trong tâm hồn tác giả? Cơ sở của ghét thương là gì?

Yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng. Người ta biết ghét bởi người ta biết thương.

Căn nguyên của nỗi ghét là lòng thương, vì thương dân nên mới ghét kẻ hại dân.

5. Nhận xét về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét - thương trong cả đoạn trích?

Em hiểu câu thơ: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương như thế nào?

Qua bài học, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?

Hs trả lời, gv nhận xét chốt ý

Hoạt động 3.

HS đọc ghi nhớ SGK.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- NĐC là nhà nho yêu nước, là lá cờ đầu của thơ ca yêu nước chống Pháp ở Nam Bộ.

- Thơ ca mang nội dung đạo lí nhà nho, gần gũi với quan niệm sống của nhân dân.

2.Tác phẩm Lục Vân Tiên:

- Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện sáng tác vào đầu những năm 50 của TK XIX, khi ông bị mù về dạy học và chữa bệnh ở Gia Định.

- Cốt truyện:

Xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện vad cái ác, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả về một xã hội tốt đẹp.

- Thể loại:

Truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian.

2. Đoạn trích:

- Vị trí: từ câu 473- 504 trong truyện “Lục Vân Tiên”.

- Nội dung: kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh. Ông Quán biểu hiện của tình cảm yeu ghét phân minh.

- Bố cục:

+ Đoạn 1: Gồm 16 câu thơ đầu: Lẽ ghét

+ Đoạn 2: Gồm 16 câu thơ còn lại: Lẽ thương.

II. Đoc – hiểu:

1. Lẽ ghét:

- Liệt kê các triều đại:

+ Đời Trụ, Kiệt: Hoang dâm vô độ.

+ Đời U, Lệ: Đa đoan lắm chuyện rắc rối.

+ Đời Ngũ Bá,Thúc Quý: Thì lộn xộn, chia lìa, chiến tranh liên miên…

- Điệp từ Ghét: Tăng sức mạnh cảm xúc, thái độ ghét sâu sắc của tác giả.

-> Ông Quán ghét các triều đại có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.

- Lặp từ Dân: Thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử.

-> Đoạn thơ sử dụng nhiều điển cố trong sử sách Trung Quốc, nhưng dễ hiểu, thể hiện rõ bản chất của các triều đại. Đó là cơ sơ của lẽ ghét sâu sắc, ghét mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc

2. Lẽ thương:

- Điệp từ Thương: Dành cho những con người cụ thể:

+ Đức Thánh nhân

+ Thầy Nhan Tử.

+ Ông Gia Cát.

+ Thầy Đổng Tử.

+ Ông Nguyên Lượng.

+ Ông Hàn Dũ.

+ Thầy Liêm.

+ Thầy Lạc.

-> Tất cả đều là những con người có tài, có đức và có trí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện. Nguyễn Đình Chiểu đã vì sự an bình của dân mà thương, mà tiếc cho những con người hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phôi pha.

3. Quan hệ giũa ghét và thương:

Hai tình cảm ghét thương trong một tâm hồn nhà thơ có mối quan hệ khắng khít với nhau: bởi thương dân thương người có đức nên ông căm ghét những kẻ hại dân hại người.

=> Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hienj chí nguyện của mình.

4.Nghệ thuật đoạn thơ.

- Đậm chất tự thuật: Ông Quán hóa thân của cụ Đồ Chiểu, phát ngôn cho những tư tưởng cảm xúc của tác giả.

- Thủ pháp lấy xưa nói nay, lấy chuyenj sách để nói chuyện đời.

- Cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp, thẳng thắn mang đậm tính cách người Nam Bộ.

5. Ý nghĩa văn bản:

Tình cảm yêu ghét phân minh, tấm lòng yêu dân tha thiết của NĐC

III. Tổng kết:

Ghi nhớ: SGK

  1. Củng cố: Hệ thống hóa bài học.
  2. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài mới theo sgk.

Từ khóa » Giáo án Bài Lẽ Ghét Thương 11