Giáo án Ngữ Văn 11 CB: Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
Tuần dạy : 24 TK: Phan Minh Nghĩa
Tiết : 2,3 Lớp: 11CB
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
I. Mục đích: Giúp HS
- Cảm nhận bức tranh phong cảnh – tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ trong mối tình đơn phương, vô vọng và cũng là tấm lòng thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống, con người.
- Thấy được sự vần đọng của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tìa hoa của Hàn Mặc Tử.
II. Phương tiện:
Ảnh chân dung và bút tích Hàn Mặc Tử, SGK, SGV, giáo án, bảng phụ
III. Phương pháp:
Diễn giảng, phát vấn, gợi mở.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm ttra bài cũ (nếu có - 7’)
3. Vào bài mới (2’)
Lời vào bài:
9 trang minh_thuy 4843 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên Tuần dạy : 24 TK: Phan Minh Nghĩa Tiết : 2,3 Lớp: 11CB ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử I. Mục đích: Giúp HS - Cảm nhận bức tranh phong cảnh – tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ trong mối tình đơn phương, vô vọng và cũng là tấm lòng thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống, con người. - Thấy được sự vần đọng của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tìa hoa của Hàn Mặc Tử. II. Phương tiện: Ảnh chân dung và bút tích Hàn Mặc Tử, SGK, SGV, giáo án, bảng phụ III. Phương pháp: Diễn giảng, phát vấn, gợi mở. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1’) 2. Kiểm ttra bài cũ (nếu có - 7’) 3. Vào bài mới (2’) Lời vào bài: Phong trào Thơ Mới 1932-1942 có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi về cái chết trong đau đớn và cả về những mối tình dơn phương vô vọng. Nhưng chính đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân viết được những tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với Đây Thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế. (cho HS xem tranh Hàn Mặc Tử) Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Tiết 1 20’ 15’ Tiết 2 15’ 15’ 10’ I. Tiểu dẫn 1. Tác giả (1912-1940) a) Tiểu sử Hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy nói tóm tắt những nét cơ bản nhất về tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử? Gv chốt lại và giải thích thêm về bút danh Hàn Mặc Tử: Theo lời kể của nhà thơ Quách Tấn, trước khi có bút danh Hàn Mặc Tử thì bút danh Hàn Mạc Tử được nhà thơ chọn. Hàn Màc Tử - có nghĩa: “Khách văn chương đứng bên bức rèm lạnh” => buồn. Vì vậy, Quách Tấn khuyên Hàn Mạc Tử nên thêm “ ” – biểu tượng của trăng khuyết để trở thành “Khách văn chương đứng bên bức rèm lạnh có trăng” thì sẽ bót buồn hơn. Bút danh Hàn Mặc Tử có từ đó và được sử dụng làm bút danh chính thức của nhà thơ. GV nhấn mạnh: - Về cuộc đời ngắn ngủi và bất hạnh của nhà thơ (bị bệnh phong hành hạ) - Về vị trí của nhà thơ trong phong trào Thơ Mới và thơ hiện đại Việt Nam. Hỏi: Theo em hồn thơ Hàn Mặc Tử có gì đặc biệt đáng lưu ý? Gv chốt lại ghi bảng – liên hệ nâng cao - Hồn thơ mãnh liệt, đau đớn: Có khi những cảm giác đối với ta rất thường mà trong tâm trí Hàn Mặc Tử lại trở nên rất đáng sợ. Một đám mây in hình dưới bóng nước thành ra: “ Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng Trôi thây về xa tận cõi vô biên” Hay: “ Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút Mỗi lời tho đều dĩnh não cân ta Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt Như mê man chết điếng cả làn da (Máu cuồng và hồn điên) - Hình ảnh thơ tuyệt mỹ, trong trẻo: “ Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Soạt soạt gió trêu tà áo biết Trên giàn thiên lý bóng xuân sang” (Mùa xuân chín) Cuộc đời của nhà thơ tài hoa nhưng bất hạnh. Tuy vậy ông đã để lại một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ Hỏi: Hãy chỉ ra cho cô và các bạn cùng biết những tác phẩm làm nên tên tuổi Hàn Mặc Tử ? Gv chốt – ghi bảng 2. Văn bản a) Hoàn cảnh sáng tác: Diễn giảng: Thời gian làm việc ở Sở Đạc Điền, Bình Định, Hàn Mặc Tử có quen Hoàng Cúc con gái chủ sở, người Huế. Khi trở lại Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử không gặp được Hoàng Cúc vì cô đã theo cha về ở hẳn ngoài Huế. Trong thời gian chữa bênh ở Quy Hòa, Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có nhận được một tấm thiếp với vài lời động viên. Tấm thiếp có in hình phong cảnh của sông Hương, cô gái chèo đò, cành lá trúc lòa xòa. Biết bao xúc động, những kỉ niệm một thời với Huế trỗi dậy trong lòng, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này. Mặt khác, một tâm hồn ham sống gắn bó với đời lại đang bị sự ruồng bỏ, tử thần đang đe dọa. Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ trong hoàn cảnh ấy. Lúc đầu bài thơ có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ Sau đổi thành “Đây thôn Vĩ Dạ” Hỏi: Em hiểu biết gì về tập Thơ Điên? Gv chốt lại và nâng cao: Thơ điên của Hàn Mặc Tử nổi lên những đặc trưng cơ bản sau: - Điệu cảm xúc của Thơ Điên là đau thương - Nhân vật trữ tình tự phân thân thành nhiều nhân vật khác - Hình ảnh thơ kỳ dị - Mạch thơ nối, bất ngờ. b) Chủ đề: - GV gọi Hs đọc bài thơ: - Hướng dẫn HS cách đọc: chọn giọng đọc phù hợp: lúc trầm ngâm, sâu lắng, trách móc, nghi ngờ. - Gv nhận xét cách đọc của HS và đọc mẫu một lần. Hỏi: Em hãy xác định chủ đề của bài thơ? Gv chốt lại, ghi bảng c) Bố cục Hỏi Em hãy xác định bố cục của bài thơ và cho biết đại ý của từng đoạn? II. Đọc – hiểu: 1. Khổ 1: * Gọi HS đọc lại khổ thơ 1 * Hỏi: Nhan đề bài thơ như một lời giới thiệu về thôn Vĩ nhưng nhà thơ lại không bắt đầu bằng một câu tả cảnh mà bằng một câu hỏi. Vậy câu hỏi ở đây mang sắc thái ý nghĩa gì? Hỏi: câu 2,3 Vẻ đẹp thôn Vĩ hiện ra như thế nào qua 2 câu thơ 2,3? Định hướng: Bức tranh thôn Vĩ trong sáng, bình minh được vẽ qua bút pháp gợi tả, qua cái nhìn trong hồi tưởng và tưởng tượng từ những quan sát tinh tế. Điệp từ “nắng” đi liền với “nắng hàng cau” và “nắng mới lên” cho thấy vẻ đẹp riêng của nắng miền Trung, nắng Huế. Nhấn mạnh, diễn giảng: Tác giả dùng “mướt” chứ không phải “mượt”. Mướt là màu xanh mơ màng, non tơ của lá non, nó phản ánh sức sống của khu vườn. Tác giả so sánh: mướt – xanh như ngọc => sang trọng, quý phái của khu vườn thôn Vĩ. Liên hệ, nâng cao: Với câu thơ của Xuân Diệu: “ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” (Đây mùa thu tới) 2. Khổ 2: * câu 5,6: Hỏi: Thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Gv gợi mở để HS phát hiện, trả lời câu hỏi. *Câu 7,8: Hỏi: Câu hỏi trong khổ thơ giúp em có suy nghĩ như thế nào? GV định hướng: Câu hỏi là một lời nhắn gửi. Hỏi mà nên thơ nên hoa. Cả một vùng sông nước đầy trăng. Một khung cảnh thơ mộng, huyền ảo. Nhà thơ nhu giải bày, chia sẻ với trăng nỗi niềm của mình. Sự sống đối với Hàn Mặc Tử lúc này chỉ tính bằng giờ. Liên hệ nâng cao: Trăng xuất hiện đậm đặc trong thơ Hàn Mặc Tử : - “Không gian đắm đuối toàn trăng cả Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng” - “ Mới lớn lên trăng đã hẹn hò Thơm như tình ái của ni cô - “Trăng nằm sóng soài trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi. 3. Khổ 3: * Câu 9,10 Hỏi: Theo em tác giả nói “khách đường xa” trong câu chín là ám chỉ ai? Lý giải? Gv gọi mở, định hướng để HS phát hiện trả lời: “ Khách đường xa” với “Em” là một. Đây là kiểu của nhân vật trữ tình, người mà thi sĩ hướng tới. Nếu theo ngữ cảnh rộng thì “khách đường xa” là tình người trong cuộc đời này. Câu thơ viết ra từ một tình yêu: yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt. Nó khát khao mơ ước và hy vọng. - Điệp từ “Khách đường xa”: tăng nhịp đọ cảm xúc đang từ chậm buồn, phiêu diêu ở khổ 2 chuyển sang nhanh gấp, phiêu bồng. Liên hệ mở rộng: Màu trắng là màu rất được Hàn Mặc Tử ưa thích: “ Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” (Mùa xuân chín) * Câu 11,12: Hỏi: Hình ảnh “sương khói mờ nhân ảnh” gợi cho em suy nghĩ gì? GV định hướng: Một chữ “em” cụ thể hóa hình ảnh cô gái (trong bưu ảnh là cô gái áo trắng chèo thuyền trong sương mờ tren song Hương) nhưng lập tức lại nhòa thành ảo ảnh trong màu trắng của áo lẫn màu trắng của sương khói mịt mờ => màu hư ảo. Hỏi: Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua câu hỏi cuối bài thơ? GV định hướng: Ai biết tình ai có đậm đà mang ý nghĩa trái ngược. 1. Làm sao mà biết được tình cảm của người xứ Huế có đậm đà hay không hay cũng như sương khói mờ mệt và tan đi? 2. Cô gái Huế ngự trị trong trái tim nhà thơ làm sao mà biết được tình cảm nhớ thương tha thiết, đậm đà của “khách đường xa” là anh đây? III. Tổng kết: 1. Nội dung: - GV gọi 1, 2 HS khái quát lại nội dung cơ bản của bài thơ - GV chốt lại và ghi lên bảng 2. Nghệ thuật: Em có nhận xét gì về tứ thơ và bút pháp của bài thơ? (tìm tứ thơ là gì và từ đó nhận ra bút pháp) GV gợi mở Tứ thơ là ý chính, ý lớn làm điểm tựa cho cảm xúc vận động xung quanh. Tứ thơ của ĐTVD là hình ảnh thien nhiên và con người Vĩ Dạ. Cảm xúc vận động xung quanh tứ thơ ấy là nỗi lòng buâng khuâng với niềm hy vọng, tin yêu nhưng đầy uẩn khúc. Ghi chép HS dựa vào tiểu dẫn và SGK trả lời Ghi chép các ý cơ bản được GV nhấn mạnh. HS trả lời - Hồn thơ vừa mãnh liệt vừa đau đớn – hồn “ thơ điên” - Bên cạnh những hồn thơ đau đớn, xa lạ với đời thực anh đã anh tạo nên những hình ảnh tuyệt mĩ, hồn nhiên trong trẻo đến lạ thường. HS trả lời + Gái quê (1936) + Thơ điên (1938) HS chú ý lắng nghe và ghi chép ý cơ bản. HS suy nghĩ trả lời: “Thơ Điên” – “điên” không phải là bệnh tâm thần thần linh là “điên” là trạng thái sáng tạo. Đó là sáng tạo miên man, mãnh liệt. “Điên” đã trở thành quan niệm thẫm mỹ độc đáo HS làm việc cá nhân, lắng nghe và ghi chép ý cơ bản HS đọc bài thơ HS trả lời => Miêu tả thiên nhiên và tình người thôn Vĩ để bộc lộ lòng thương nhớ đến bâng khuâng da diết, đắm say và nỗi buồn chia ly, ước mơ nhưng tràn ngập hoài nghi, không hy vọng. HS trả lời 3 đoạn: + Đoạn 1: Khổ 1: Miêu tả cảnh thôn Vĩ và vườn tươi sác lá, đơn sơ mà thanh tú thể hiện cảm xúc say đắm, mãnh liệt với cảnh và tình. + Đoạn 2: khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng đầy thơ mộng. Ẩn sau cảnh ấy là cảm xúc buồn chia ly một người tha thiết gắn bó với đời nhưng có nguy cơ chia lìa cõi đời. + Đoạn 3: Khổ 3: Cảnh chìm trong mộng ảo giữa khách đường xa trong mơ tưởng và sương khói mông lung biểu hiện cảm xúc vừa khát khao mơ ước và cả hoài nghi không hy vọng. HS đọc HD trả lời: Câu hỏi tu từ là lời trách móc dịu dàng, kín đáo, đồng thời là lời mời mọc thân thiết của khách thể trữ tình hay câu hỏi chính là sự phân thân của nhân vật trữ tình để thể hiện sự tiếc nuối. HS suy nghĩ trả lời - HS trả lời: Có sự chuyển đổi cảm giác trong cách miêu tả. Nhà thơ không nhìn bằng mắt. Cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm của sự chia lìa. Cảnh vật nhuốm nỗi buồn của con người: dòng nước Nhà thơ khoát lên cảnh vật linh hồn con người, làm cho cuộc chia ly mang cảm xúc đau buồn HS suy nghĩ trả lời Làm việc cá nhân, ghi chép -HS suy nghĩ trả lời => “khách đường xa” là ám chỉ Hoàng Cúc HS suy nghĩ trả lời => “sương khói” –cảnh thật của xứ Huế trong những đêm trăng. Thi sĩ mượn cảnh của thiên nhiên để diễn tả những suy nghĩ đầy uẩn khúc, hoài nghi của mình. HS suuy nghĩ trả lời => Câu hỏi cuối bài là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi mang tâm trạng hoài nghi, băn khoăn của chủ thể trữ tình về tình đời, tình người. HS suy nghĩ trả lời - HS suy nghĩ trả lời I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: a) Tiểu sử: - Tên: Nguyễn Trọng Trí. Bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị, Hàn Mặc Tử. - Quê: Đồng Hới (Quảng Bình) - Xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa - Tôt nghiệp THPT => làm công chức ở Sở Đạc điền, Bình Định => vào Sài Gòn lamg báo - 1936, mắc bệnh phong => về Quy Nhơn => mất tại trại phong Quy Hòa. - Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa nhưng bất hạnh - Hồn thơ vừa mãnh liệt vừa đau đớn vừa mong muốn thoát khỏi cõi thế vừa khát khao gắn bó với đời. - Bên cạnh những hồn thơ đau đớn xa lạ với đời thực ông đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt mỹ, hồn nhiên trong trẻo đến lạ thường b) Sự nghiệp văn chương: Hàn Mặc Tử làm thơ từ năm 14, 15 tuổi vói nhau bút danh. Trước khi theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn, Hàn Mặc Tử sáng tác bằng thơ cổ điển Đường luật. * Tác phẩm chính: + Gái quê (1936) + Thơ Điên (1938) + Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên (1939) + Duyên kỳ ngộ (Kịch thơ -1939) + Quần tiên hội (kịch thơ - 1940) + Chơi giữa màu trăng (thơ văn xuôi - 1940) Ngoài tập “Gái quê”, toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử chỉ được in thành tập sau kho ông mất. - Nội dung: Thơ Hàn Mặc Tử thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế (yếu tố tích cực cơ bản nhất) - Nghệ thuật: + Nhân vật trữ tình tự phân thân thành nhiều nhân vật khác nhau + Mạch thơ đứt, nối đầy bất ngờ. + Từ ngữ đặc tả + Hình ảnh kỳ dị. 2. Văn bản a) Hoàn cảnh sáng tác: - ĐTVD sáng tác 1938- khi nhà thơ biết mình bị bệnh hiểm nghèo và đang điều trị tại trại phong Quy Hòa – Quy Nhơn - Xuất xứ: Trích trong tập Thơ Điên (sau đổi thành Đau Thương) phần “Hương Thơm” b) Chủ đề: bài thơ là bức phong cảnh, tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô dơn của nhà thơ trong mối tình đơn phương, vô vọng và cũng là tấm lòng thiết tha đối với thiên nhiên, cuộc sống, con người. c) Bố cục: 3 khổ thơ tương ứng với 3 đoạn. II. Đọc – hiểu: 1. Khổ 1: * Câu 1: câu hỏi tư từ - sự phận thân của nhân vật trữ tình để bộc lộ tâm trạng + Lời trách móc nhẹ nhàng + Lời mời mọc + Sự tiếc nuối * Câu thơ 2,3: thiên nhiên thôn Vĩ hiện ra với : + nắng hàng cau + nắng mới lên => tươi mới rạng rỡ + vườn - mướt : non tơ đầy sức sống - xanh như ngọc: so sánh đọc đáo => quý phái => cảnh vệt thanh tân, trong trẻo, tinh khiết và đầy ấn tượng * Câu 4: con người thôn Vĩ thanh tú với gương “ mặt chữ điền”: vuông, phúc hậu, hiền lành => thiên nhiên và con người thôn Vĩ hòa vào nhau trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. 2. Khổ 2: * 2 câu 5,6 - Thiên nhiên được miêu tả như sự chia lìa, ly tán: + gió / mây + dòng nước buồn thiu + hoa bắp lai => tâm trạng của nhà thơ – chủ thể trữ tình * 2 câu 7,8: - Hình ảnh: + thuyền – bến sông trăng - chở trăng về => khung cảnh thơ mộng, bồng bềnh, hư ảo chất chứa tâm trạng khắc khoải, hoài nghi của chủ thể trữ tình => không gian mênh mông, đẹp nhưng buồn mang mác (dự cảm về sự chia lìa, thấp thoáng trong tâm trạng) 3. Khổ 3: * 2 câu 9,10: + Mơ + Khách đường xa + Áo em trắng quá => cảnh trông mộng mơ hồ, xa xăm => khát khao mơ ước và hy vọng * 2 câu 11,12: + Sương khói: hư ảo + Aicó đậm đà?: hoài nghi, băn khoăn => khát khao được đồng cảm của một tâm hồn cô đơn => Bức tranh tâm cảnh => thể hiện hồn thơ: tuyệt vọng => mãnh liệt hy vọng => đau đớn III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Bức tranh đẹp về miền quê đất nước - Tiếng lòng của một con người tha thiết, yêu đời, yêu người. (Nỗi buồn về một mối tình đơn phương, vô vọng) 2. Nghệ thuật: - Tứ thơ: hình ảnh thiên nhiên và con người Vĩ Dạ - Bút pháp: tả thực (cảnh Huế), lãng mạn (trí tưởng tượng đầy thơ mộng) - Nghệ thuật: + Lập từ: . Gió – 2 lần . Mây – 2 lần . Nắng – 2 lần . Khách đường xa – 2 lần . Trăng – 2 lần => cảnh và tình vừa thực vừa mộng. + So sánh: xanh như ngọc: đọc đáo => tôn lên nét quý phái, sang trọng của khu vườn thôn Vĩ. + Nghệ thuật vắt dòng: ở khổ 1: 3 câu sau được nối với cây trước bằng nghệ thuật “vắt dòng” của câu 2. “Nhìn nắng hàng cau” là lời giải thích: Sao anh không về chơi thôn Vĩ” để “ nhìn nắng” còn “nắng hàng cau” tồn tại độc lập + Nghệ thuật cách điệu hóa: qua câu “ lá túc che ngang”=> diễn tả vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hòa hợp, với thiên nhiên của người Vĩ Da.=> tài thơ độc đáo của Hàn Mặc Tử 4. Củng cố : 3’ ? Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ về A. Tình yêu đôi lứa B. Tình yêu thiên nhiên và con người xứ Huế mộng mơ C. Tình yêu thiên nhiên / cuộc sống / con người D. Cả ba ý trên - Giáo viên yêu cầu HS chọn đáp án đúng nhất 5. Dặn dò: 2’ - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ - Trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK tr. 40 - Soạn bài Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh
Tài liệu đính kèm:
- Đây thôn Vĩ Dạ.doc
- Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 32: Thao tác lập luận so sánh
Lượt xem: 1425 Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn 11 - Trường THPT Cam Lộ
Lượt xem: 1646 Lượt tải: 0
- Chuyên đề làm văn: Các thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận; luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận)
Lượt xem: 10718 Lượt tải: 3
- Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Đọc văn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
Lượt xem: 1764 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 61 đến tiết 67
Lượt xem: 1424 Lượt tải: 1
- Giáo án: Ngữ văn 11 tiết 39 đến 47 - Trường THPT Lê Hoàn
Lượt xem: 3794 Lượt tải: 2
- Giáo án Ngữ văn 11 tiết 83: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Lượt xem: 2361 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Ngữ văn 11 - Bài: Tôi yêu em
Lượt xem: 2294 Lượt tải: 3
- Giáo án Ngữ văn 11: Đại cáo bình ngô
Lượt xem: 4160 Lượt tải: 5
- Giáo án môn Ngữ văn 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Lượt xem: 17384 Lượt tải: 1
Copyright © 2024 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn
Từ khóa » đây Thôn Vĩ Dạ Lớp 11 Nâng Cao
-
Soạn Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Ngữ Văn 11 Nâng Cao - Toploigiai
-
[SGV Scan] Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Sách Giáo Viên
-
Top 15 đây Thôn Vĩ Dạ Lớp 11 Nâng Cao
-
Phân Tích đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết, Nâng Cao Mở Rộng Và Liên Hệ - 123doc
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11
-
- Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Ngữ Văn 11 - Tập Hai - Nâng Cao
-
Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Thích Văn Học
-
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Nâng Cao - Báo Sài Gòn Tiếp Thị
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tiết 82, 83: Đây Thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Để Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
-
Soạn Bài Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) | Soạn Văn 11 Hay Nhất
-
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất (43 Mẫu) - Văn 11
-
Tổng Hợp Các Bài Văn Nghị Luận Về Tác Phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ - Trang 2
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 11
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử | Dạy Học Tốt
-
Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) – Văn Mẫu Lớp 11