Giáo án Ngữ Văn 11 - Người Cầm ... - Thư Viện Giáo Án Điện Tử
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
I. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ.
- Nắm được đặt trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của V.Huy-gô.
II.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền.
- Lòng căm giận khuất phục được kẻ cầm quyền và tình yêu thương làm an lòng của người khốn khổ.
- Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu văn bản theo đặt trưng thể loại.
- Phân tích tâm lý, tính cách và xung đột của nhân vật.
3. Thái độ:
- Ý thức được sự tốt đẹp của cái cao cả, của tình người trong cuộc sống.
- Yêu thương con người nhất là những con người bất hạnh.
8 trang minhkhang45 17162 4 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần: 29 Tiết: 104 – 105. Ngày soạn: 18/03/2017. Ngày dạy: 21/03/2017. Đọc văn: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN. V. Huy-gô. I. Mức độ cần đạt: - Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ. - Nắm được đặt trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của V.Huy-gô. II.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền. - Lòng căm giận khuất phục được kẻ cầm quyền và tình yêu thương làm an lòng của người khốn khổ. - Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm. 2. Kỹ năng: - Đọc –hiểu văn bản theo đặt trưng thể loại. - Phân tích tâm lý, tính cách và xung đột của nhân vật. 3. Thái độ: - Ý thức được sự tốt đẹp của cái cao cả, của tình người trong cuộc sống. - Yêu thương con người nhất là những con người bất hạnh. III.Phương pháp - Phương pháp gợi mở - phát vấn. - Phương pháp bình giảng nêu vấn đề. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp dạy học theo nhóm- hình thức thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Vào bài: Đến với những phận người trong tác phẩm văn chương, chúng ta có khao khát được đồng cảm, được sẻ chia, chúng ta biết rung động, biết yêu thương , đó là văn học đã nhân đạo hóa trái tim của mỗi con người. Và khả năng nhân đạo hóa đó các em sẽ tìm thấy trong đoạn trích của ngày hôm nay: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” trích tác phẩm “Những người khốn khổ” của V.Huy-gô – một mẫu số vĩnh hằng của chân lý về tình yêu và lẽ sống trong cuộc đời. Cô và các em cùng đi vào bài học ngày hôm nay. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh. Nội dung cần đạt. Giáo viên: - Vài nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?. Định hướng: - Sinh năm 1802 – 1885. - Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp. - Sinh ra trong một gia đình quý tộc. Cha của V.Huy-gô là một quân nhân ,mẹ lại nặng về tư tưởng bảo hoàng. Bố mẹ bất đồng về quan điểm nảy sinh mâu thuẩn. Tuổi thơ trải qua những giằng xé trong tình cảm gia đình. - Tài năng của ông bộc lộ rất sớm. - Suốt cuộc đời hoạt động cho xã hội và chính trị , ông đấu tranh không ngừng nghỉ vì sự tự do và sự tiến bộ của con ngươi. + Nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, bằng những tư tưởng của ông về lẽ sống, về tình thương, bằng những tư tưởng của ông đóng góp cho dân chủ của nhân loại ông đã được nhân dân thế giới tôn xưng là: Danh nhân văn hóa nhân loại. - Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với thời đại đầy bão tố cách mạng. Trong sự nghiệp ông sáng tác một khối lượng tác phảm đồ sộ và thành công ở nhiều thể loại: + Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Paris (1831) (chủ soái lãng mạn của nền văn học Pháp); Những người khốn khổ(1862). + Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853); mặc tưởng (1862), + Kịch: Héc-na-ni (1830). Giáo viên: - Cho biết hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết “Những Người khốn khổ” Định hướng: - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1862. Tác phẩm này được đánh giá là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất thế giới của TK XIX. Hơn 100 năm qua, tác phẩm này đã dựng hơn 10 bộ phim, chuyển thể thành nhiều vở kịch kinh điển và cũng là những vở Ba-lê rất nổi tiếng. Đây là cuốn tiểu thuyết dung lượng đồ sộ với hơn 2000 trang. Giáo viên: - Tóm tắt tác phẩm cho học sinh. Giáo viên: - Tác phẩm được chia làm mấy phần? Định hướng: - Bố cục: Gồm 5 phần (Phăng-tin; Cô-dét; Ma-ri-uýt; Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hung ca phố Xanh-đơ-ni; Giăng-van-giăng), hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật. Giáo viên: - Giáo viên cung cấp thông tin về nội dung tác phẩm: Tác phẩm vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính sử thi.Tính hiện thực thể hiện cụ thể ông miêu tả vô cùng chân thật đời sống của nhân dân thế TK XIX, tác phẩm mang tính sử thi bởi nó khái được toàn bộ sự kiện lớn của nước Pháp trong khoảng ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhân vât Giăng-van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. Giáo viên: - Cho biết vị trí đoạn trích nằm ở đâu trong tác phẩm?. Định hướng: - Vị trí đoạn trích: Chương IV, quyển 8, phần thứ nhất tiểu thuyết Những người khốn khổ. Giáo viên: - Gọc học sinh tóm tắt tác phẩm. Định hướng: - Kể lại tình huống Gia-ve – Một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm đến bắt Giăng-và-giăng khi ông đang chứng kiến cachr cô thợ khâu Phăng-tin đang hấp hối. Giáo viên: - Đoạn trích có thể chia làm mây phần?. Định hướng: - Chia ba phần: + Phần 1: từ đầuchị rung mình (Giăng-van-giăng chưa mất uy quyền) + Phần 2: Tiếp theoPhăng-tin đã tắt thở (Giăng-van-giăng đã mất hết uy quyền). + Phần 3: Phần còn lại ( Giăng-van-giăng khôi phục uy quyền). Giáo viên: - Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Gia-ve?. Định hướng: - Bộ mặt: gớm ghiếc. Giọng nói: man rợ và điên cuồng, không phải tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. Giọng nói của hắn làm cho Phăng-tin khiếp sợ đến muốn ngất đi ngất đi. Cặp mắt: như cái móc sắt với cái nhìn ấy “hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.Cái cười: ghê gớm phô ra tất cả hai hàm răng. - Rõ rằng V.Huy-gô đã mượn điểm nhìn của Phăng-tin để người đọc như cùng số phận của cô, như đang đứng trong tâm trạng của cô để nhìn ngắm chân dung của Gia-ve. Giáo viên: Với ngoại hình của Gia-ve tác giả đã dùng các biện pháp nghệ thuật gì?. Và có tác dụng gì?. Biện pháp so sánh, phóng đại mang tính ẩn dụ bộ mặt của một con dã thú đang săn mồi mà thôi. Giáo viên: - Ngôn ngữ của Gia-ve đối với Giăng-van-giăng như thế nào? Và đối với Phăng-tin ra sao?. - Một cái thứ ngôn ngữ không thể chấp nhận vừa thô thiển, vừa vô văn hóa. - Không chỉ với Giăng-van-giăng mà đối với Phăng-tin: một bệnh nhân không biết có cơ may sống xót hay không hắn cũng dùng những ngôn ngữ thô bỉ, khinh miệt nhất .Đối với hắn nhân cách Phăng-tin không được công nhận biểu tương tình mẫu tử của Phăng-tin không được công nhận. Giáo viên: - Vậy còn hành động, thái độ của hắn biểu hiện như thế nào?. Định hướng: - Đối với Giăng-van-giăng: + Hả hê, khoái trá khi bắt được con mồi trong suốt năm năm (Giăng-van-giăng là con mồi nguy hiểm nhất). + Lổ mảng, thô bạo, hống hách, hung tàn (dặm chân, hét lớn, nói như gầm, như thôi miên con mồi, túm lấy cổ áo đe dọa...) - Đối với Phăng-tin : + tàn độc (nhìn trừng trừng, nói lời thô lỗ khinh miệt). + vùi dập niềm tin nhỏ nhoi của người thiếu phụ (tuyên bố Giăng-van-giăng là kẻ cắp, là người tù khổ sai, không quan tâm đến cảm xúc của Phăng-tin bởi ác thú rình mồi chỉ quan tâm đến con mồi...); khi Phăng-tin tắt thở hắn vẫn vô cảm, lạnh lùng, không có lấy một chút thương tâm ngay cả khi hắn chính là nguyên nhân làm cho Phăng-tin chết -> Gia-ve chính là đao phủ là kẻ dẫn tới cái chết trong tuyệt vọng của Phăng-tin. Giáo viên: - Qua hình dạng, ngôn ngữ, hành động và thái độ của Gia-ve em có nhận xét như thế nào về nhân vật này?; nhân vật này đại diện cho điều gì trong xã hội đương thời?. Định hướng: - Khi xây dựng hình tương nhân vật Gia-ve. V.Huy-gô đã hướng tới một ẩn dụ: Gia-ve là một con ác thú giữ của cho chính quyền tư sản đương thời là hiện thân của cái ác trong sự truy đuổi cái thiện một cách gắt gao đến tân cùng của định kiến tư sản, phủ nhận những mặt tốt đẹp của con người. TIẾT 2 Giáo viên: dẫn dắt. - Trong đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền có hai tuyến nhân vật rất rõ ràng. Và cái chết của Phăng-tin đã làm bộc lộ lên bản chất ác dọc của Gia-ve, thì Giăng-van-giăng chính nhân vật đi ngược lại với điều đó. Cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu nhân vật này. Giáo viên: - Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (3 phút): + Tổ 1 + tổ 3: Hành động và thái độ của Giăng-van-giăng đối với Gia-ve như thế nào trước và sau khi Phăng-tin chết?. Em có nhận xét gì về thái độ và hành động đó? + Tổ 2 + tổ 4: Hành động và thái độ của Giăng-van-giăng đối với Phăng-tin như thế nào trước và sau khi Phăng-tin chết?. Em có nhận xét gì về thái độ và hành động đó? + Qua hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng em có nhận xét gì về tinh thần của V.Huy-gô đối với con người?. Định hướng: - Đối với Gia-ve: + Trước khi Phăng-tin chết: Cho dù đến lúc đó ông đã trở thành một tội phạm trong mắt Gia-ve thì ông vần điềm tĩnh, vẫn từ tốn, khiêm cung mà không hề rung sợ. + Sau khi Phăng-tin chết: Khi Phăng-tin qua đời lời lẽ khiêm cung, nhún nhường của Giăng-va-giăng không còn đối với Gia-ve nữa. Ông mạnh mẽ lên án quyết liệt: “Chính anh đã giết chết người đàn bà này rồi đấy!”, hoặc cảnh báo: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi nữa!”. Lời lẽ nghiêm khắc, phản ứng quyết liệt của Giăng-van-giăng khiến Gia-ve khiếp sợ (Sự thật là Gia-ve run sợ) .Khi đối diện trước sự tàn độc đến khôn cùng của Gia-ve, Giăng-van-giăng đã: Giật gãy chiếc giường cũ nát, cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay, nhìn Gia-ve trừng trừng, một hành động mang kịch tính. Đối với Phăng-tin: + Khi cô còn sống: ông nhẹ nhàng, từ tốn và cũng rất ân cần ( để có thể trấn an Phăng-tin trước nỗi sợ hãi của mình khi cô phải đối diện với Gia-ve- một tên ác thú. Ông đã nhẹ nhàng, che chở, dỗ dành chị bằng những lời rất ân cần. (Cứ yên tâm không phải nó đến bắt chị đâu!, cách ông dỗ dành như một người thân dỗ dành những người thân của mình vậy). Chỉ có thể là một con người vừa yêu thương, vừa trân trọng nhân phẩm con người mới có thể làm được điều này). Yêu thương, trân trọng, che chở với mục đích: cứu sống Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. Khi Phăng-tin đã chết: Ông xót thương lặng nhìn và ngồi bên thi thể Phăng-tin. Ông nhẹ nhàng, hứa hẹn và an ủi vong linh của chị: “ đỡ lấy trán, lấy hai tay nâng đầu Phăng-tin lên đặt ngay ngắn giữa gối, thắc lại dây rút cổ áo, vén tóc, vút mắt và hôn lên tay chị.” Hành động của Giăng-van-giăng xuất phát từ tình yêu thương đối với những người cùng cảnh ngộ, một người ban ơn và cứu niền tin của người khác, tôn chỉ đạo lý của tình thương đạo lý của tình người. Tinh thần nhân đạo sâu sắc của V.Huy-gô: lẽ sống chính là tình thương., cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Vậy nên, mà người ta gọi ông là “nhà văn của những con người khốn khổ” . Giáo viên: mở rộng. - Hình tượng nhân vật Phăng-tin còn thể hiện một cách gián tiếp qua thái độ của Phăng-tin : Biết bao nhiêu lần Phăng-tin phó thác số phận của mình, nàng cầu cứu và gởi sự tin tưởng tuyệt đối của mình đối với ông thị trưởng Ma-đơ-len. Đối với Phăng-tin, Giăng-van-giăng là ân nhân là vị cứu tinh. Giáo viên: củng cố bài giảng. Giáo viên: liên hệ thực tế. - Một nhà văn từng viết: “ Mây với nước còn hòa quyện cùng nhau. Người với người lẽ nào không cảm ứng”. Qua tác phẩm này cô mong rằng các em đều sẽ hiểu một chân lý muôn thuở: lẽ sống chính là tình thương vì “tình thương cho đi chính là tình thương nhận lại”. Có một câu danh ngôn rất nổi tiếng nói rằng : “nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”. Và nếu như đã không thể yêu thương một ai đó chúng ta cũng đừng nên ghét bỏ họ. Bởi lẽ, việc ghét bỏ là chính là cơ sở đầu tiên khiến chúng ta gây ra những điều xấu ác cho họ và cuộc đời mình. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (1802 – 1885). - Cuộc đời: + Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp. + .Tuổi thơ trải qua những giằng xé trong tình cảm gia đình. + Ảnh hưởng tư tưởng tiên tiến từ mẹ, đồng thời chịu sự tác động từ những cuộc hành trình chuyển quân cùng cha để lại dấu ấn trong sáng tác của ông. + Suốt cuộc đời hoạt động cho xã hội và chính trị vì sự tiến bộ của con người và thời đại. + Danh nhân văn hóa nhân loại (1985). - Sự nghiệp: (SGK). 2. Tác phẩm: Những người khốn khổ: - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1862. - Tóm tắt: (SGK). - Bố cục: Gồm 5 phần (Phăng-tin; Cô-dét; Ma-ri-uýt; Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hung ca phố Xanh-đơ-ni; Giăng-van-giăng), hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật. - Nội dung: miêu tả chân thật đời sống của nhân dân và khái được toàn bộ sự kiện lớn của nước Pháp trong khoảng ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX . 3. Đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền”: - Vị trí đoạn trích: Chương IV, quyển 8, phần thứ nhất tiểu thuyết Những người khốn khổ. - Tóm tắt tác phẩm: kể lại tình huống Gia-ve – Một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm đến bắt Giăng-và-giăng khi ông đang chứng kiến cachr cô thợ khâu Phăng-tin đang hấp hối. - Bố cục: ba phần. + Phần 1: từ đầuchị rung mình (Giăng-van-giăng chưa mất uy quyền) + Phần 2: Tiếp theoPhăng-tin đã tắt thở (Giăng-van-giăng đã mất hết uy quyền). + Phần 3: Phần còn lại ( Giăng-van-giăng khôi phục uy quyền). II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc – giải thích từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1 Hình tượng nhân vật Gia-ve: a. Ngoại hình: - Bộ mặt: gớm ghiếc. - Giọng nói: man rợ và điên cuồng, không phải tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. - Cặp mắt: nhìn như cái móc sắt với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ. - Cái cười: ghê gớm phô ra cả hai hàm răng. -> Biện pháp so sánh phóng đại mang tính ẩn dụ chân dung Gia-ve hiện lên như một con ác thú. b. Ngôn ngữ: - Đối với Giăng-va-giăng: thô lổ, vô văn hóa. - Đối với Phăng-tin: thô bỉ, khinh miệt. c. Thái độ, hành động: - Đối với Giăng-van-giăng: hả hê, khoái trá khi bắt được con mồi. Lổ mảng, hống hách, thô bạo, hung hăng (dặm chân, hét lớn, nói như gầm, như thôi miên con mồi, túm lấy cổ áo, ). - Đối với Phăng-tin : + tàn độc (nhìn trừng trừng, nói lời thô lỗ khinh miệt). + vùi dập niềm tin (tuyên bố Giăng-van-giăng là kẻ cắp, là người tù khổ sai...); + vô cảm, dửng dưng, trước nỗi đau và cái chết của Phăng-tin. -> Gia-ve là đao phủ là kẻ dẫn tới cái chết trong tuyệt vọng của Phăng-tin. -> Gia-ve là một con ác thú, một con thú giữ cửa cho chính quyền tư sản lúc bấy giờ, hiện thân của cái ác trong xã hội đương thời thái độ lên án của V.Huy-gô. 2.2. Hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng: a. Đối với Gia-ve: - Khi Phăng-tin còn sống: Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, từ tốn, khiêm cung nhưng không hề khiếp sợ. - Sau khi Phăng-tin chết: mạnh mẽ lên án quyết liệt: “Chính anh đã giết chết người đàn bà này rồi đấy!” , thẳng thừng cảnh báo: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi nữa!”; lời lẽ nghiêm khắc, phản ứng quyết liệt khiến Gia-ve khiếp sợ, Giăng-va-giăng đã khôi phục lại uy quyền. b. Đối với Phăng-tin: - Khi còn sống: trấn an, che chở, từ tốn và rất ân cần ( Cứ yên tâm không phải nó đến bắt chị đâu!) Yêu thương, che chở với mục đích: cứu sống Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. -Khi Phăng-tin đã chết: xót thương (lặng nhìn và ngồi bên thi thể Phăng-tin), nhẹ nhàng, hứa hẹn và an ủi vong linh của người đã mất. -> xuất phát từ tình yêu thương đối với những người cùng cảnh ngộ, một người ban ơn và cứu niền tin của người khác hiện thân của công lý, tình yêu và lẽ thiện. ->Tinh thần nhân đạo sâu sắc của V.Huy-gô: lẽ sống chính là tình thương, cái thiện luôn thắng cái ác. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật (Gia-ve >< Giăng-van-giăng, Phăng-tin). - Giàu xung đột kịch tính. 2. Ý nghĩa văn bản: - Quyền uy mà người cầm quyền khôi phục chỉ là tạm thời; “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau” mới là vĩnh viễn. IV. Dặn dò: - Học và nắm vững hình tượng các nhân vật từ đó thấy được tinh thần nhân đạo của V.Huy-gô. - Chuẩn bị và soạn bài mới: “Luyện tập thao tác lập luận bình luận” * RÚT KINH NGHIỆM Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập ( kí và ghi rõ họ tên) ( kí và ghi rõ họ tên)
Tài liệu đính kèm:
- Nguoi cam quyen_12293798.doc
- Giáo án Ngữ văn 11 - Lai tân của Hồ Chí Minh
938 0
- Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Chí phèo - Nam cao
5182 1
- Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 73: Đọc văn tác gia Nam Cao (1915 - 1951)
1488 2
- Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 1
2269 1
- Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Người trong bao
32710 5
- Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Chí phèo
2711 2
- Giáo án Ngữ văn 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích “số đỏ”) Vũ Trọng Phụng
5130 3
- Giáo án Ngữ văn 11 - Tràng giang (Huy Cận)
17839 4
- Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (trích thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác
2461 3
- Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm"
4036 0
Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra
Từ khóa » Nhân Vật Giăng Van Giăng Giáo án
-
Giáo án Ngữ Văn 11: Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền - V. Huy ...
-
Giáo án PTNL Bài Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền - Tech12h
-
Giáo án Bài Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền (V.Huy-Gô)
-
Giáo án Ngữ Văn 11(nâng Cao Tuần 29) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án Ngữ Văn 11 CB Tiết 101: Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy ...
-
Giáo án Ngữ Văn 11 - Tiết 97,98: Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy ...
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tiết 97, 98: Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy ...
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tiết 100 Đọc Văn: Người Cầm Quyền Khôi Phục ...
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tuần 28 Bài: Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy ...
-
Giáo án Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền Hay Nhất - Mobitool
-
Giáo án Bài Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền
-
Giáo án Ngữ Văn 11 (Cơ Bản): Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền
-
Top 15 Hình Tượng Nhân Vật Giăng Van-giăng Giáo án 2022
-
Giáo án Ngữ Văn 11 - Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền