Giáo án Ngữ Văn 12 Tiết 41: Nguyễn Tuân

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 12, Giáo Án Lớp 12, Bài Giảng Điện Tử Lớp 12

Trang ChủNgữ Văn Lớp 12 Giáo án Ngữ văn 12 tiết 41: Nguyễn Tuân Giáo án Ngữ văn 12 tiết 41: Nguyễn Tuân

NGUYỄN TUÂN

A. MỤC TIÊU:Giúp Hs

1.Kiến thức:

 -Hiểu được những đặc điểm về cuộc đời và con người Nguyễn Tuân.

 -Nắm được những nét lớn sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân

 - Thấy được đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, tính thống nhất và sự biến đổi của phong cách ấy trước và sau CM tháng Tám 1945.

 2. Kỹ năng: Có kĩ năng cảm thụ khái quát về tác gia văn học.

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu quý tác gia Nguyễn Tuân.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Nêu vấn đề, trao đổi nhóm, cá nhân, diễn giảng.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6577Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 41: Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTiết: 41 Ngày soạn: 27/10/09 TÊN BÀI: NGUYỄN TUÂN A. MỤC TIÊU:Giúp Hs 1.Kiến thức: -Hiểu được những đặc điểm về cuộc đời và con người Nguyễn Tuân. -Nắm được những nét lớn sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân - Thấy được đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, tính thống nhất và sự biến đổi của phong cách ấy trước và sau CM tháng Tám 1945. 2. Kỹ năng: Có kĩ năng cảm thụ khái quát về tác gia văn học. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu quý tác gia Nguyễn Tuân. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, trao đổi nhóm, cá nhân, diễn giảng... C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. * HS : Sách giáo khoa, soạn bài. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới a.Đặt vấn đề: Qua những tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được đọc- hiểu trong chương trình, điều gì sâu sắc nhất đọng lại trong cảm nhận của em ? ( Gọi 1 số Hs nêu cảm nhận, GV tổng hợp, nhấn mạnh vị trí , phong cách độc đáo của NT trong VHVN hiện đại, giới thiệu bài học ) b.Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về cuộc đời , con người NT + Tìm hiểu về cuộc đời NT, theo em có điểm gì đáng chú ý và ảnh hưởng đến sáng tác văn chương của ông? *Cha ông đậu tú tài, làm thơ hay nhưng không được trọng dụng nên tự mãn, ngông nghênh cho rằng mình sinh nhầm thế kỷ => NT ảnh hưởng từ cha tính cách này. *Học đến bậc thành chung thì bị đuổi học vì tham gia bãi khoá phản đối g/v người Pháp nói xấu người Việt(1929). Ra tù ít lâu lại bị bắt vì xê dịch qua biên giới không giấy phép => viết báo , viết văn. Năm 1941 bị bắt giam 1 lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị *Năm 1945 nhiệt tình tham gia kháng chiến trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Năm 1948-1958 làm tổng thư kí hội văn nghệ VN. =>. Cuộc đời NT hầu như nằm trong những chuyến đi, đi để dậy gió cảm xúc , am hiểu sự đời, thoát ra khỏi những eo xèo phàm tục và đem về những trang văn mà người ta sẽ đọc đi đọc lại lâu dài + Nếu cho rằng “Văn là người” , theo em điều này có đúng với trường hợp NT không? Tại sao?- * HS khẳng định và chứng minh: Những tác phẩm của Nguyễn Tuân đã thể hiện rõ nét những đặc điểm con người NT: Tài hoa ,uyên bác và rất cá tính. *Để lí giải thêm cho vấn đề đó , xin được dẫn câu nói của nhà văn Xô –viết “ Khi nói tới con người , tôi cho rằng nói luôn tới nghề nghiệp là điều cần thiết- tổng quát mà nói tôi thích những người yêu tột độ 1 cái gì đó. Đối với tôi, việc đi sâu vào cách nhìn đơì sống của họ thông quan nghề nghiệp mà họ gắn bó là 1 chuyện rất thú vị. Nghề nghiệp chính là sợi dây xã hội nối kết con người với thời đại” ? Con người NT có những đặc điểm cơ bản nào?nêu cụ thể những đặc điểm ấy? + Câu hỏi 2( SGK ) Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của NT có nét gì riêng? Qua những bài học trước và qua tìm hiểu em hãy chứng minh? *NT nổi tếng là người sành ăn.với ông ăn là 1 nghệ thuật,1 giá tri thẩm mĩ, 1 sự khám phá cái ngon mà tạo hoá ban cho *N Tuân không chỉ nhà văn lớn , ông còn là diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta. *Theo hoạ sĩ Thu Giang – con gái út của NT thì nhà văn đã từng nói rằng : theo nghiệp văn chương phải chấp nhận gian truân khổ ải, người viết văn đôi khi phải hi sinh đến độ không còn là bản thân mình nữa. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu về sự nghiệp NT ? Trước c/m tháng 8 NT thành công ở những đề tài nào? Kể tên tác phẩm tiêu biểu? *Đối với NT xê dịch là 1 nhu cầu ,đó cũng là cách thay đổi’ thực đơn giác quan” Nếu cho rằng văn chương NT sau CM đã “ lột xác “ hoàn toàn, ý kiến của em thế nào? -Lưu ý Hs : Cần chứng minh ý kiến qua 2 tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà , từ đó tổng kết về sự chuyển biến trong PCNT của NT ( Chỉ SS về tư tưởng và khuynh hướng thẩm mĩ vì 2 tác phẩm không cùng thể loại) ? Sự thống nhất và đổi mới trong tư tưởng thẩm mĩ của NT Nguyễn Tuân trước và sau c/m là gì? GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Câu hỏi 3 (SGK) Phong cách nghệ thuật của NT có những đặc điểm gì?Anh ( chị) hiểu như thế nào là thái độ “ ngông “ trong văn học, biểu hiện cụ thể ra sao ?Để có thể “ chơi ngông “ trong văn chương nhà văn phải có những điều kiện chủ quan nào? Ở NT điều đó thể hiện ra sao? *Nguyễn Đình Thi đánh giá: NT người suốt đời đi tìm cái đẹp.Và ta nhận thấy , đối với NT cái đẹp là tất cả , là cái đích cuối cùng của cuộc đời và nhân cách .Cái đẹp cứu vớt thế giới- ý tưởng đó của Đôtx...- người mà ông ngưỡng mộ cũng là ý nghĩ của ông.Đó là 1lối thoát , 1 ước mơ trong sạch của 1 cá tính phóng túng khác đời. Vì sao nói rằng: p/c NT biến đổi theo thời gian?dẫn chứng? Câu hỏi 4 ( SGK): Thể loại tuỳ bút có đặc điểm gì? Vì sao NT gọi tuỳ bút là chơi lối độc tấu? Vì sao người ta cho rằng thể loại này rất phù hợp với p/c NT? Nhà văn gọi đây là lối văn “độc tấu” ( tự do, phóng túng, chủ yếu thể hiện cái “Tôi” của người viết.) Qua NLĐSĐ em có nhận xét gì về ngôn ngữ v/c của NT? *NT thuộc số những nhà văn yêu tha thiết Và hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ Sự thống nhất và thay đổi về phong cách NT trước và sau c/m? I. Cuộc đời: 1. Tiểu sử: ( 1910 – 1987) - NT sinh ngày10/7/1910 tại phố Hàng Bạc - Quê quán: Làng Nhân Mục ( Làng Mọc), phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội - Xuất thân: Gia đình nhà nho tài hoa khi Hán học đã suy tàn. - Cuộc đời: + Hai giai đoạn: Trước và sau CM Tháng Tám 1945 =>Cuộc đời NT khi trẻ nhiều biến động, khi trở thành cây bút có tiếng tăm ông đã hoà nhập vào cuộc đời mới 1 cách sôi nổi. + Ông mất năm 1987 tại Hà Nội. Được nhà nước phong tặng Giải thưởng HCM 1996. 2. Con người : a. NT là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. * Sinh ra vào thời buổi loạn lạc, là 1 trí thức NT đã thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của mình theo 1 cách riêng: - Gắn bó với những gía trị văn hóa cổ truyền của dân tộc... - Yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ. Yêu phong cảnh đẹp của đất nước - Viết về các món ăn ngon của dân tộc bằng tất cả sự quan sát tinh tế và niềm trân trọng. b. Ở NT, ý thức cá nhân phát triển rất cao. *NT tiếp nhận ảnh hưởng Ptây qua sách vở , trường hoc.Ông là 1 trong số các nhà văn giàu cá tính, viết văn là cách khẳng định cá tính của mình. Ông tự gán cho mình chứng bệnh” chủ nghĩa xê dịch” . lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa. - cá tính mạnh mẽ, thích khẳng định mình, ngông nghênh , kiêu bạc. c. Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa uyên bác. -Ông am hiểu nhiều bộ môn nghệ thuật: hội hoạ , điêu khắc , điện ảnh , sân khấu. d. Nguyễn Tuân là nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. - Đối với NT, viết văn là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “ khổ luyện” -Ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nử thế kỉ để chứng minh cho điều đó. II. Sự nghiệp văn học: 1. Quá trình sáng tác và các đề tài chính: a. Trước CM Tháng Tám : Sáng tác của NT chủ yếu xoay quanh 3 đề tài: *“ Chủ nghĩa xê dịch” -Đi không mục đích tìm cảm giác lạ. -Ghi lại những phong cảnh tuyệt đẹp của đất nước trong tác phẩm. -Tác phẩm “ Một chuyến đi” (1938) *Vẻ đẹp “ Vang bóng một thời” - Vẻ đẹp quá khứ với những phong tục đẹp, thú chơi tao nhã : thưởng trà, thả thơ... Tác phẩm “Vang bóng 1 thời”(1939) *Đời sống trụy lạc -Nhân vật tôi hoang mang bế tắc -Niềm khát khao 1 thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật. -Tác phẩm “ Chiếc lư đồng mắt cua”(1941) =>Giá trị sáng tác:tạo nên những phong cách độc đáo, thể hiện tư tuởng tìm về quá khứ, nâng niu trân trọng cái đẹp, lòng yêu quê hương đất nước và tinh thần dân tộc. b. Sau CM Tháng Tám: NT quyết tâm “lột xác” và tiếp tục đi những chuyến dài để viết về vẻ đẹp mới của đất nước và con người với sự hào hứng , náo nức và nhiệt thành .Thời kì này mở ra 1 trang mới trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông. -Phát huy cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật độc đáo, đóng góp nhiều trang viết đặc sắc về quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và lao động. -Thể loại chủ yếu là kí cùng nhiều bài tuỳ bút viết về cảnh sắc và hương vị đất nước -Hình tượng nhân vật Nguyễn Tuân sau CM Tháng Tám:nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang=> Chất anh hùng + Chất tài hoa nghệ sĩ *Tác phẩm : Tuỳ bút Sông Đà(1960),Hànội ta đánh Mỹ giỏi(1972),Kí(1976)... =>Từ trước đến sau c/m tháng 8, NT vẫn giữ được những nét bút tài hoa độc đáo.Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là người n/sĩ NT sau c/m không còn bi quan cao ngạo, cực đoan như trước c/m. Vẫn giàu cá tính nhưng con người NT trong k/c chống Pháp , Mỹ là con người của chính nghĩa, của khí phách anh hùng, con người của tư thế sang trọng và hào hoa- đại diện của dân tộc ngàn năm văn hiến. 2. Phong cách nghệ thuật: * Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc.Có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: - “ Ngông” là thái độ cố ý làm khác đời, viết khác đời, thậm chí ngược đời( chơi ngông trong văn chương)một cách tài hoa và uyên bác. Người “ ngông “ phải có các điều kiện chủ quan: Sự tài hoa, uyên bác và nhân cách đạo đức hơn đời hơn người. - Thái độ “Ngông” của NT có nét riêng: Vùa kế thừa truyền thống “ngông” của các nhà nho tài hoa lớp trước; vừa tiếp nhận ảnh hưởng tư tưởng cá nhân của văn hóa phương Tây hiện đại. *Sự độc đáo , sâu sắc, ngông được biểu hiện cụ thể ở các phương diện sau: a. Phong cách tài hoa, uyên bác + Thể hiện nhân vật tài hoa ,nghệ sĩ *Nhân vật Huấn cao(Cnttù) là 1 tài hoa thất thế với những nét chữ vuông vức, tươi tắn trên tấm lụa bạch trắng tinh giữa ngục tù đen tối. *Ông lái đò Sông Đà với tài năng vượt sông nước ,thác đá như 1 nghệ sĩ tài hoa. *Nhà thơ Tú Xương là 1 tài hoa lỡ thời với những bài thơ vừa hiện thực trào phúng vừa trữ tình lãng mạn còn sống mãi với lòng chúng ta. +NT thường quan sát, miêu tả cảnh vật, phương diện thẩm mĩ, văn hoá *Vẻ đẹp con Sông Đà tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc ,chân tóc ẩn hiện trong mây trơì TB bung nở hoa ban , hoa gạo tháng 2... *Sự sáng tạo kì diệu ra chiếc đồng hồ hương ngọc( Tờ hoa) +Tô đậm những mặt phi thường, siêu phàm của cảnh vật, con người ( ông không thích cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, khuôn phép yên ổn) Ông là nhà văn của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt... * Con Sông Đà hung hãn 1 cách khủng khiếp. *Hình tượng Huấn Cao lồng lộng đẹp tuyệt vời, cả về chí , tài , tâm.Cách cho chữ trong tù là cảnh xưa nay chưa từng có. + Vận dụng tri thức đa ngành ,liên ngành để miêu tả và sáng tạo * Con Sông Đà vừa hung bạo , vừa trữ tình cùng trận thuỷ chiến sinh tử được ghi lại bằng kiến thức các ngành văn thơ, hội hoạ, điện ảnh , địa lí, lịch sử , quân sự, võ thuật... b.Biến đổi theo thời gian: +Trứơc c/m : Ông đi tìm vẻ đẹp “ vang bóng 1 thơì” * Nghệ thuật nhấm nháp chén trà trong sương sớm hoặc thưởng thức chiếc kẹo hương cuội ướp hương lan...=> văn thấm buồn và bất mãn. +Sau c/m: Ca ngợi vẻ đẹp trong hiện tại, không đối lập xưa với nay mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ và hiện tại *NT phát hiện chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ có ở những con người phi thường mà ở cả những người dân bình thường nhất : người lái đò, lái xe, dân quân, bộ đội, người bán phở tạo ra tâm hồn phở...=> Văn đĩnh đạc cổ kính , trẻ trung ,hiện đại. c. Thể văn sở trường :tùy bút => thể loại rất phù hợp với phong cách tự do , phóng túng và ý thức cá nhân sâu sắc của NT.Đây là đóng góp lớn của NT về mặt thể loại *Tuỳ bút: - thể loại không có phép tắc quy phạm gì. - nhân vật chủ chốt chính là cái tôi của người cầm bút. *Văn độc tấu vì: -Căn cứ vào đặc điểm thể loại. - Chỗ hay, dở của tuỳ bút NT là ở cái tôi. Theo NT, trong tuỳ bút phải giữ đượccái tôi lúc nào cũng có duyên mặn mà, những điều mới mẻ, bổ ích=> KHÔNG TỰ LẶP LẠI MÌNH MỘT CÁCH NHÀM CHÁN. d. Ngôn ngữ văn chương: biến hoá co duỗi , giàu giá trị tạo hình, tạo nhạc và thẫm mĩ.Ông là kho từ vựng phong phú, không chỉ thu lượm, tích luỹ mà còn chế tác thêm. * Về lĩnh vực này: - Tố Hữu nxét: NT là người thợ kim hoàn của chữ. -Lại Nguyên Ân khen:Con người ông , phong cách ông cũng đẹp 1 cách độc đáo như câu văn Ông, loại câu văn có 1không 2 trong ngôn từ Tviệt. => NT đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học VN hiện đại nhất là về thể loại, ngôn ngữ *PCNT tài hoa uyên bác xuyên suốt trước và sau c/m. *Sau c/ m có sự kế thừa tinh hoa của giai đoạn trước nhưng gắn bó với nhân dân đất nước trong sx , cđấu => ngợi ca. III/ Kết luận : Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền VHVN. Nguyễn Tuân là nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp”, “Thiên lương “ trong sáng, nhân cách cứng cỏi, tài hoa uyên bác. Ở NT tài và tâm là một , xứng đáng để người đọc mến về tài và quí trọng về nhân cách 4.Củng cố : - Nét riêng về tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của Ntuân. - Những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật NT, chỗ thống nhất và chỗ biến đổi của Phong cách NT trước và sau CM Tháng Tám 1945. * Bài tập nâng cao: Vì sao người ta đặt cho NT danh hiệu “ Người suốt đời đi tìm cái đẹp” ? - Đây là danh hiệu rất phù hợp với khuynh hướng cảm hứng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân cả trước và sau CM Tháng Tám: Nhà văn luôn quan sát khám phá, phát hiện , miêu tả, ngợi ca cảnh vật ở phương diện thẩm mĩ; con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. 5.Dặn dò: Soạn bài chuẩn bị cho tiết học sau : Bài Phong cách văn học ( 2 t

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41 GA nang cao Nguyen Tuan.doc
Tài liệu liên quan
  • docMột số bài văn hay

    Lượt xem Lượt xem: 1631 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfChuyên đề Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) - Đề 1

    Lượt xem Lượt xem: 1644 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docÔn tập môn Văn: Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

    Lượt xem Lượt xem: 3570 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý

    Lượt xem Lượt xem: 2385 Lượt tải Lượt tải: 4

  • docGiáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Một số con vật sống dưới nước

    Lượt xem Lượt xem: 1391 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfĐề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Lạc 2

    Lượt xem Lượt xem: 52 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Ngữ văn 12 tiết 83: Diễn đạt trong văn nghị luận

    Lượt xem Lượt xem: 1855 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Ngữ văn 12 - THPT Thanh Sơn

    Lượt xem Lượt xem: 1327 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh bậc THPT chu kỳ 2008 - 2011 đề thi lý thuyết môn: Ngữ văn

    Lượt xem Lượt xem: 1424 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề tham khảo ôn thi tốt nghiệp thpt môn Ngữ văn 12

    Lượt xem Lượt xem: 1540 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm

Facebook Twitter

Từ khóa » Tờ Hoa đọc Hiểu