Giáo án Ngữ Văn 8: Ông đồ - Vũ Đình Liên - Bài Giảng Mẫu

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Bài Giảng

Bài Giảng Mẫu

Tổng hợp bài giảng điện tử mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học

Giáo án Ngữ văn 8: Ông đồ - Vũ Đình Liên

ÔNG ĐỒ

 Vũ Đình Liên

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

I. Về kiến thức: Giúp HS:

 - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được sự đổi thay trong đời sống xã hội và niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.

 - Thấy được hai nguồn cảm hứng chính trong thơ Vũ Đình Liên: Thương người, hoài cổ.

 - Thấy được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

II. Về kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn.

 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

 - Biết cách phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ trong thơ.

III. Về giáo dục:

 - Giáo dục HS có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu đó.

 - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 - Đọc và tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ

 - Soạn giáo án.

 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: ảnh Vũ Đình Liên, ảnh ông đồ viết chữ, một số bức thư pháp viết chữ thảo, tranh chữ, câu đối chữ Hán, ảnh minh họa nghiên mực, bút lông, thoi mực tàu, giấy hồng, bài hát Ông đồ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 6196 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8: Ông đồ - Vũ Đình Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên . Mực không được đụng đến nên ngưng đọng lại bao sầu tủi, lặng lẽ cô mình trong nghiên sầu. ® Đó cũng là nỗi buồn tủi, chán ngán của ông đồ uất đọng lại trở thành khối sầu ® nỗi lòng thương xót đến vô hạn của Vũ Đình Liên GV bình, giảng: Các em chú ý hai từ: đỏ và thắm. Đỏ là từ chỉ màu còn thắm mới là từ chỉ sắc. Màu chỉ là cái xác còn sắc mới là linh hồn. Ở đây ta thấy giấy không còn được hài hòa thắm duyên cùng mực nên dường như nó không còn sự sống. Giấy buồn đến bạc phai cả sắc, buồn đến bẽ bàng, bã bời cả hồn. Còn câu thơ Mực đọng trong nghiên sầu trĩu xuống, ứ lại, ngưng lại ở chữ đọng. Đây là cái ứ đọng của mực lâu ngày không được dùng đến hay cũng chính là niềm u uất của ông đồ đang kết đọng lại thành một khối sầu. Và hình ảnh thơ không còn mang ý nghĩa tả thực, không chỉ là nhân hóa mà còn là một hình ảnh tượng trưng cho thấy tình trạng ế ẩm, tâm trạng chán ngán, u uất của ông đồ. Vũ Đình Liên đã không thể giấu nổi lòng thương xót đến vô hạn đối với ông đồ. ? Khổ thơ 4 đã khắc họa hình ảnh ông đồ qua nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó? - Ông đồ dần vắng bóng: + Nghệ thuật tương phản: . Ông đồ vẫn ngồi đấy >< không ai hay. . Giấy nằm im bất động > < lá vàng rơi, mưa bụi bay. ® Sự đối lập: Ông đồ với cuộc đời Þ Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. . Ông đồ vẫn cố gắng níu kéo, giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần đẹp đẽ, thiêng liêng của dân tộc nhưng cuộc đời và thời cuộc lại vô tình với ông. ® Ông đồ cô đơn, lạc lõng trước dòng đời hối hả. ® Ông đồ bị gạt ra bên lề cuộc sống. GV bình: Phố vẫn đông, người qua đường vẫn nhộn nhịp, ông đồ vẫn ngồi đó như xưa nhưng không còn ai để ý đến ông nữa rồi. Chữ vẫn nén trong nó một lòng kiên nhẫn. Sự gắng gỏi của ông không chỉ vì mưu sinh mà là sự cố công níu giữ những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ đã từng tồn tại suốt nghìn đời. Thế nhưng sự cố công đã tan thành vô vọng. Ông đồ đã bị bỏ rơi, bỏ quên không phải sau lưng người đời mà ngay trước mặt người đời. Ông bị lãng quên ngay khi còn hiện hữu. Ông ngồi đấy mà như một pho tượng cổ không còn một chút giao cảm, đồng điệu với cuộc đời. Hình ảnh ông đồ đã bị gạt ra bên lề cuộc đời, lặng lẽ, cô độc đến đáng thương. Giọng thơ ngân lên chua chát, đau xót biết chứng nào! -Em thấy khung cảnh trong hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay có gì đặc biệt? Hai câu thơ này có hoàn toàn tả cảnh không? Qua cảnh đó ta cảm nhận được tâm trạng gì? - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình + hình ảnh biểu tượng: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay + Khung cảnh thực ảm đạm: . Lá vàng rơi: gợi sự úa tàn. . Mưa bụi bay: mở ra một không gian lạnh lẽo, phủ mờ hình ảnh ông đồ. ® Cảnh được nhìn từ trong tâm tưởng của nhà thơ nên nhuốm màu tâm trạng. ( Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình). + Tâm trạng: tê tái, xót xa. ® Ông đồ từ chỗ là trung tâm của bức tranh cuộc sống được mọi người ngưỡng mộ đã bị gạt ra bên lề cuộc đời, rồi dần dần chìm vào quên lãng. GV bình Thật quái lạ thay là cái cảnh mùa xuân này. Ta không thấy chồi non lộc biếc, ta không thấy những đàn chim én phấp phới bay về mà chỉ thấy lá vàng và mưa bụi. Dường như Vũ Đình Liên đã linh cảm thấy rằng trong mùa xuân sinh sôi đã hiện hữu sự tàn lụi. Lá vàng chỉ như điểm xuyết mà gây chấn động cảm xúc. Lá vàng lại rơi xuống những tờ giấy đỏ của ông đồ như đặt dấu chấm hết cho một thú chơi tao nhã. Còn mưa bụi khác với mưa xuân. Nếu mưa xuân là chất xúc tác lên men cho nhựa sống bung khởi thì mưa bụi lại mang cái tê lạnh, buồn xót xa. Thơ Đường có câu: Thanh minh lất phất mưa phùn Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa Mưa bụi lạnh lùng, và màn cảnh bị nhấn chìm trong một màn bạc lạnh. Màn mưa bụi phủ mờ tất cả. Không thấy phố, không thấy đường. Không còn hoa đào, không còn người viết và thuê viết. Tất cả chỉ còn một màn mưa vô hình, tàn nhẫn. Đó là cơn mưa ngoại cảnh lạnh lẽo, vắng lặng hay đó là cơn mưa tâm cảnh hiu hắt, não nề? Đó là bụi mưa, bụi thời gian hay màn bụi vô hình của sự quên lãng? Ta có thể hình dung ra hình ảnh ông đồ ngồi bó gối bất động nơi góc phố qua làn mưa bụi như cái bóng của một thời đang bị bỏ quên giữa cuộc đời, dần chìm vào quên lãng. Câu thơ tả cảnh mà cứ ngân lên nỗi niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc với những nét đẹp văn hóa đang tàn phai. GV nâng lên, chỉ ra nét hiện đại trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Vũ Đình Liên - của một nhà Thơ mới. * Nét hiện đại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Vũ Đình Liên: - Qua cảnh thấy được thân phận cô đơn, lạc loài của con người giữa xã hội đông đúc. ® Phần nào đồng điệu với nỗi buồn, nỗi sầu của cái Tôi Thơ mới. ( : Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối Lưu Trọng Lư: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi đi?) GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Nêu lên sự tương phản của phần một và phần hai. Qua sự tương phản đó thấy được điều gì? GV bổ sung thêm: Nghệ thuật tương phản là một trong những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của Thơ mới. Sự tương phản góp phần bộc lộ nỗi buồn, nỗi sầu của cái Tôi Thơ mới. Phần 1: Ông đồ thời đắc ý Phần 2: Ông đồ thời tàn - Tươi tắn của cảnh vật Mỗi năm hoa đào nở Bày mực tàu, giấy đỏ - Tàn úa của cảnh vật Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay - Tươi mới của nét chữ Như phượng múa rồng bay - Tàn ế của giấy mực Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. - Nồng thắm của lòng người Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài - Phai nhạt của lòng người Người thuê viết nay đâu Qua đường không ai hay. Þ Sự tương phản làm nổi bật thăng trầm của số phận, sự tàn lụi của ông đồ, sự tàn phai của những nét đẹp văn hóa. - Thể hiện cảm hứng thương người và tình hoài cổ của Vũ Đình Liên. HD HS tìm hiểu phần 3 (10p) GV chuyển: Và có thể thấy nỗi niềm, tấm lòng của tác giả được bộc lộ rõ nhất ở khổ thơ cuối. GV y/c HS nhận xét về nét độc đáo trong kết cấu của khổ đầu và khổ cuối của bài thơ. Kết cấu đó thể hiện điều gì? - Sự thay đổi trong cách gọi ông đồ: Ông đồ già à Ông đồ xưa cho em cảm nhận gì? Hai câu kết bài thơ gieo vào lòng người đọc những tình cảm gì? 3. Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ. - Kết cấu đầu - cuối tương ứng, tương phản: + Khổ đầu và khổ cuối đều xuất hiện hoa đào và ông đồ. + Hoa đào vẫn nở, mùa xuân lại đến > < ông đồ không còn nữa. ® Tứ thơ: Cảnh cũ người đâu? ® Tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc của tác giả. (Nét ưu tư về sự hữu hạn của đời người trước sự vô hạn của cuộc đời). - Ông đồ già à Ông đồ xưa : Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian. Giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. ® Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, trở thành những con người của một thời quá vãng. - Những người muôn năm cũ: những người thuộc về thời đại đã qua. Đây là cách gọi tôn vinh những người làm nên một nét đẹp văn hóa truyền thống mang giá trị vĩnh hằng ® tấm lòng quí trọng của tác giả - Câu hỏi tu từ: hồn ở đâu bây giờ? + Thể hiện niềm nuối tiếc, xót xa của tác giả. + Câu hỏi như một sự khắc khoải kiếm tìm. + Câu hỏi còn là một lời tự vấn, thể hiện nỗi lòng ân hận của cả một thế hệ đã bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ. GV bình: Xác là thể phách, hồn là tinh anh. Hồn đây là hồn quá khứ, hồn nghiên bút, hồn của những nhà Nho đã từng vang bóng một thời. Xác có thể mất đi nhưng hồn là nét đẹp, vẻ tinh túy, cõi thiêng liêng thì còn mãi muôn đời. Câu thơ kết vang lên chứa đầy cảm xúc: nuối tiếc, xót xa, tìm kiếm Đó cũng là một khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. Câu hỏi còn là một lời tự vấn, là nỗi lòng ân hận, sám hối của cả một thế hệ. GV: khái quát hóa nội dung bài học băng sơ đồ và chốt: - Cảm hứng hoài cổ: nuối tiếc những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc nay bị tàn tạ, lãng quên. - Giá trị nhân văn của tác phẩm ở chỗ góp phần vừa khẳng định giá trị vĩnh hằng của nét đẹp văn hóa dân tộc vừa như lời tự vấn, là nỗi ân hận của thế hệ sau vì đã vô tình quên lãng nó. Câu thơ vang lên như tiếng gọi hồn, chiêu tuyết những ông đồ. - Đó cũng chính là tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo. - Lời nhắn gửi tới thế hệ trẻ ngày hôm nay: phải biết quý trọng, giữ gìn nền văn hóa mà cha ông để lại. (Sơ đồ khái quát nội dung bài học có trong giáo án powerPoint) Hoạt động 3: hướng dẫn hs tổng kết qua hình thức câu hỏi trắc nghiệm(2p) III. Tổng kết 1. Nội dung - Niềm cảm thương chân thành với một lớp người đang tàn tạ ® thương người. - Tiếc thương những giá trị tình thần đẹp đẽ bị lãng quên ® hoài cổ. Þ Giá trị nhân văn, tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. 2. Nghệ thuật - Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ. - Kết cấu giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật. - Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị, được chắt lọc và tinh luyện nên hàm súc, dư ba. - Hình ảnh thơ đầy sức gợi cảm. - Nghệ thuật: nhân hóa, tương phản Hoạt động 4: HD luyện tập (5p) HS luyện tập dưới sự HD của GV IV. Luyện tập 1. Trò chơi ô chữ. Hoạt động 5: Dặn dò và hướng dẫn làm bài ở nhà (1p) - Đọc thuộc bài thơ, hoàn thành các bài tập còn lại trong phiếu bài tập. - Chuẩn bị bài: Hai chữ nước nhà. GV nói lời kết: Bài thơ kết thúc nhưng dư âm của nó thì vẫn ngân mãi trong lòng người. Câu hỏi ở cuối bài thơ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ dẫu rơi vào im lặng mênh mông nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay đã có những tiếng lòng tri âm đồng điệu. Ta lại thấy xuất hiện những phố Ông Đồ, lại có thêm những ông đồ trẻ. Điều đó cho thấy giá trị của bài thơ Ông đồ và sức sống vĩnh hằng của những giá trị văn hóa truyền thống. Và cô hi vọng rằng bài học hôm nay đã thức dậy trong tâm hồn các em những rung cảm để các em tự thấy mình có trách nhiệm hơn với nền văn hóa truyền thống, biết trân trọng những giá trị tinh thần thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta.

File đính kèm:

  • docGiao an tham khao.doc
Bài giảng liên quan
  • Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 39: Thông tin về ngày Trái đất - Hoàng Thị Hạnh

    27 trang | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 126: Ôn tập Tiếng việt học kì II (Bản đẹp)

    11 trang | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 122: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

    16 trang | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Ngữ văn 8 tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

    16 trang | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 1

  • Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Tiết 11: Câu ghép

    25 trang | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Ngữ văn 8 tiết 105, 106: Văn bản Đi bộ ngao du (Trích Ê-Min hay Về giáo dục - Ru- Xô)

    21 trang | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 40: Tiếng Việt: Nói giảm nói tránh

    19 trang | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Bình ngô đại cáo

    Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 111: Tìm hiểu văn bản Đi bộ ngao du (Ru-xô) - Trần Thị Thu Hoài

    19 trang | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0

  • Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 92: Phần Tập làm văn Chương trình địa phương

    18 trang | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 BaiGiangMau.com - Thư viện bài giảng điện tử, Sáng kiến kinh nghiệm STEM, Bộ đề thi

BaiGiangMau.com on Facebook Follow @BaiGiangMau.com

Từ khóa » Slide Văn 8 ông đồ