Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 103 – Chương Trình địa Phương: HOA SỚM

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Văn học
Thứ ba, 26/11/2024, 18:22 Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 103 – Chương trình địa phương: HOA SỚM - HDVN: PHỐ NÚI 2020-01-14T23:12:16+07:00 Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 103 – Chương trình địa phương: HOA SỚM - HDVN: PHỐ NÚI Chương trình địa phương, hoa sớm, phố núi, Giáo án Ngữ Văn 9 https://baikiemtra.com/uploads/news/2020_01/giao-an-ngu-van-9.jpg Bài Kiểm Tra Thứ ba - 14/01/2020 23:09
  • In ra
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 103 – Chương trình địa phương: HOA SỚM - HDVN: PHỐ NÚI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật. - Có tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu, sưu tầm và sáng tác văn học. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết trân trọng quá khứ, biết yêu mến xẻ chia với những người xung quanh. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tp. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Sách GK, giáo án 2. Học sinh: - Đọc trước bài, soạn bài 3. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành luyện tập. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs. - Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình. - Thời gian: + Ổn định tổ chức(1p):……………………Vắng :………………………………… + Kiểm tra (15p): Câu hỏi : Lập dàn bài cho đề văn: Tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Gợi ý trả lời: - MB: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương. - TB: + Phân tích ý nghĩa việc làm của Phạm Văn Nghĩa. + Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa. + Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa: + Tấm gương đời thường, bình thường ai cũng có thể làm được. + Từ một gương có thể tạo ra nhiều người tốt-> Xã hội tốt. - KB: Khái quát tấm gương và rút ra bài học cho bản thân. + Giới thiệu bài mới (1p): - Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới. Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về văn bản Hoa Sớm. - Mục tiêu: Biết cách làm kiểu bài nghị luận. - Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận. - Thời gian: 15p - Điều chỉnh:...................................................................................................................
Gv đọc hướng dẫn hs đọc. ?Nêu những hiêủ biết của em về tác giả? - HS trả lời. Nêu xuất xứ của bài thơ? - HS trả lời. ? Văn bản có bố cục như thế nào? Bố cục: 3 phần + Đoạn 1: khổ1: Những nhận thức bên ngoài của hoa. + Đoạn 2: khổ 2,3,4,5 phẩm chất bên trong của hoa. + Đoạn 3: khổ cuối : Gọi tên hoa Hs đọc khổ 1 ? Tác giả giới thiệu vẻ đẹp bên ngoài của hoa ntn? -Hoa trắng trong -Nhụy vàng thơm ?Em hiểu thơm từ tốn là mùi thơm ntn? ? Hoa nở trong điều kiện và hoàn cảnh ntn? -GV bình ? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của loài hoa này? Hs đọc khổ 2,3,4,5 ?Tác giả giới thiệu pc nào của hoa? ? Phẩm chất bên trong đư­ợc giới thiệu qua những câu thơ nào? -Dịu dàng chen trong tán - Không phô sắc khoe h­ương - Mặc sư­ơng sa níu giữ -Dẫu phải ngậm giọt sư­ơng -Không chờ hoe nắng sớm - Xua lạnh cánh nở tung ? Trong các câu thơ đó tác giả sử dụng những kiểu câu nào? ?Đăc tr­ưng của các sự vật đ­ược đ­ặt lên đầu câu nhằm mục đích gì? - Nhằm nhấn mạnh phẩm chất đặc tr­ưng của hoa ?Em nhận thấy loài hoa này có những p/c nào? ? Tuy vậy hoa sớm có vị trí nh­ thế nào trong đời thư­ờng? -Hoa có vị trí khiêm tốn, bị lầm t­ưởng là hoa muộn, bị lãng quên trong đời thư­ờng. -Hs đọc khổ thơ cuối. ?Đến đây em theo loài “Hoa sớm” bị lầm t­ưởng là hoa muộn ấy là loài hoa nào? - Hoa chè - loài hoa gần gũi đặc tr­ưng của đất và ngư­ời TN. ?Tác giả đã nhận xét những phẩm chất tiêu biểu nhất của hoa chè qua những dòng thơ nào?
  • “Biết nở tưr­ớc bạn bè
Nhận về mình giá buốt” ? Theo em phẩm chất tiêu biểu nhất của hoa chè là gì?
  • So sánh h/ả hoa chè với những p/c cao quý của con ngư­ời.
? Từ loài hoa này tg muốn nói với ngư­ời đọc điều gì ? ?Bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp nào của hoa chè? ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - HS trả lời. ?Qua bt em đư­ợc biết gì về t/c của tg với qh? - HS trả lời. ?Cũng từ h/ả hoa chè tg muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? -Hãy trân trọng những sự vật những sự vật gần gũi bình dị thân thư­ơng ngay cạnh chúng ta, đừng lãng quên chúng.
A. Văn bản “Hoa Sớm” I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (sgk) - Ma Trường Nguyên nhà văn dân tộc Tày. Các bài thơ mang âm hưởng tâm hồn tày quê hương ông 2.Tác phẩm: - Hoa Sớm rút trong tập Trái tim không ngủ xuất bản năm 1987. -Tác phẩm: 5 tập thơ ,8 cuốn tiểu thuyết 3. Bố cục: ba phần. II.Phân tích văn bản: 1.Vẻ đẹp bên ngoài của hoa: -Hoa trắng trong -Nhụy vàng thơm -Vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh khiết , trắng trong. 2.Phẩm chất bên trong của hoa: -Dịu dàng chen trong tán - Không phô sắc khoe h­ương - Mặc sư­ơng sa níu giữ -Dẫu phải ngậm giọt sư­ơng -Không chờ hoe nắng sớm - Xua lạnh cánh nở tung -Vẻ đẹp dịu dàng không phô trư­ơng nh­ưng cũng không kém phần đằm thắm và có sức sống mạnh mẽ. -Hoa chè khiêm nh­ường và biết hi sinh
  • Ý nghĩa : Hãy biết trân trọng những vẻ đẹp ngay chính trên quê hư­ơng mình . Hoa chè cũng chính là phẩm cách của con ng­ười. Đó là sự giản dị trong trắng khiêm nh­ường và đức hi sinh cao cả
III. Tổng kết:
  1. Nghệ thuật:
-Miêu tả trực tiếp , sử dụng h/ả ẩn dụ, sử dụng thủ pháp của thể loại truyện. 2.Nội dung : -Vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng mạnh mẽ của một loài hoa đặc trư­ng của đất và ngư­ời TN. -Tình yêu quê h­ương lòng tự hào về đất và ngư­ời TN. -Nhắc nhở mọi ngư­ời hãy biết trân trọng những vẻ đẹp ngay chính trên quê h­ương mình
Hoạt động 2: HDHS về nhà tìm hiểu văn bản “Phố núi” - Mục tiêu: Biết cách tự tìm hiểu một văn bản - Phương pháp:Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở. - Thời gian: 08p - Điều chỉnh:....................................................................................................................
GV: Khái quát văn bản. - HD Cách tìm hiểu văn bản. 1. Tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn? 2. Hình ảnh phố núi trong dòng hoài niệm của tác giả. Giá trị nội dung của tác phẩm. B. Văn bản ” Phố núi” *. Tác giả: Sinh năm 1962, quê gốc ở Hưng Yên nhưng Nguyễn Đức Hạnh sinh trưởng và am hiểu sâu sắc vùng đất Thái Nguyên. Hiện ông là Tiến sĩ Ngữ văn, từng Phó chủ nhiệm Khoa Đào tạo Giáo viên THCS của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên *. Tác phẩm: Bài thơ "Phố núi" rút trong tập "Núi khát" (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn năm 2000) là một trong những tác phẩm thành công của Nguyễn Đức Hạnh trong loạt bài viết về những ký ức, những kỉ niệm, cũng là bài thơ khá tiêu biểu cho lối diễn đạt trong sáng, giàu biểu cảm thường thấy ở ông.
C. Hoạt động luyện tập. - Mục tiêu: Thực hành kiến thức - Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. - Thời gian: 2p ? Nêu giá trị nội dung văn bản “ Hoa Sớm” - Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học. - Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. - Thời gian: 2p ? Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của tác giả? - Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức. - Phương pháp: Tư duy - Thời gian: 1p + Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. - Điều chỉnh:...................................................................................................................
Tags: giáo án văn 9

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 6: Getting Started

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức, Unit 5: Project

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /assets/news/2020_01/giao-an-ngu-van-9.jpg Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 102 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống (Tiếp theo)

    /assets/news/2020_01/giao-an-ngu-van-9.jpg Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 101 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Bài Thơ Hoa Sớm