Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Bài: Tỏ Lòng

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủNgữ VănNgữ Văn 10Tuần 13Tỏ lòng (Thuật hoài) Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Bài: Tỏ lòng

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Đọc thuộc và diễn cảm phần phiên âm và dịch nghĩa

- Nêu được những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão

- Xác định được thể thơ của bài thơ và có kiến thức nhất đinh về thể thơ đó

- 2. Kĩ năng:

- Kỹ năng đọc hiểu: Học sinh chỉ ra được điểm khác nhau giữa phần phiên âm và dịch nghĩa

- Kỹ năng tạo lập văn bản: Phân tích được hình tượng người tráng sĩ và chí làm trai của Phạm Ngũ Lão.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 70494Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Bài: Tỏ lòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTiết: Tuần:13 Ngày soạn 22/10/2015 Lớp dạy: 10 CHỦ ĐỀ: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Bài: TỎ LÒNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Đọc thuộc và diễn cảm phần phiên âm và dịch nghĩa Nêu được những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão Xác định được thể thơ của bài thơ và có kiến thức nhất đinh về thể thơ đó 2. Kĩ năng: - Kỹ năng đọc hiểu: Học sinh chỉ ra được điểm khác nhau giữa phần phiên âm và dịch nghĩa - Kỹ năng tạo lập văn bản: Phân tích được hình tượng người tráng sĩ và chí làm trai của Phạm Ngũ Lão. 3. Thái độ: Cảm nhận được lí tưởng đẹp đẽ của người anh hung hiên ngang lẫm liệt, thấy được mối quan hệ giữa hình ảnh người tráng sĩ và hình ảnh quân đội nhà Trần. Qua đó học sinh cảm nhận được hào khí Đông A thời Trần, Thấy được nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão Bồi dưỡng nhân cách sống chứng minh được ý nghĩa và lí tưởng của bài thơ đối với thế hệ trẻ. II . Phương tiện và phương pháp dạy học: Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo Bảng viết Tranh vẽ giai thoại lịch sử Phạm Ngũ Lão và quân đội thời Trần. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy đọc hiểu, thuyết trình, phát vấn, đàm thoại, thảo luận,nhóm,... III . Yêu cầu học sinh chuẩn bị Học sinh đọc bài trước ở nhà, trả lời các câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa. Tìm một số câu ca dao hoặc câu thơ nói về chí làm trai. IV . Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức lớp học Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các giai đoạn lớn và các đặc điểm về nội dung của Văn học trung đại Việt Nam. Giới thiệu bài mới: Trong bài khái quát các em đã được tìm hiểu những nội dung về đặc điểm của Văn học Trung đại Việt Nam. Một trong những đặc điểm của Văn học giai đoạn này là chủ nghĩa yêu nước. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ “Tỏ Lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sang tỏ hơn đặc điểm này. V. NĂNG LỰC - Năng lực thu thập thông tin đến văn bản - Năng lực giải quyết các tình huống liên quan đến văn bản - Năng lực đọc – hiểu văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề bài thơ “Tỏ lòng” theo định hướng phát triển năng lực: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao -Tác giả ,hoàn cảnh sáng tác ,xuất xứ Xác định thể loại thơ -Xác định bố cục bài thơ . -Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc của từng văn bản. --Hiểu được đặc điểm thể loại thơ -HIểu được ý của bài thơ -Hiểu được cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ -Lý giải ý nghĩa, tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật. Phân tích được nội dung nghệ thuật của bài thơ Đánh giá nét đặc sắc của bài thơ về phương diện nội dung nghệ thuật của bài . Vận dụng những hiểu biết bài thơ để viết bài làm văn nghị luận về 1 bài thơ . Hiểu được nội dung của các bài thơ khác khác không nằm trong chương trình SGK. Đánh giá được đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ không có trong chương trình SGK. Tiết 1.Cho HS xem đoạn video giới thiệu về Phạm Ngũ Lão GV chuẩn bị câu hỏi TN Hỏi: 1./. Đoạn video clip giới thiệu về ai? Vấn đề gì? 2./. Emnhận định gì về lòng kiên nhẫn và quyết tâm của Phạm Ngũ lão? A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CÀN ĐẠT Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đọc sáng tạo, đàm thoại, trình bày một phút. -GV hỏi: Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà em hãy nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão và những hiểu biết của em về tác phẩm của ông? -GV mở rộng thêm kiến thức cho học sinh bằng việc kể 1 câu chuyên hay giai thoại về Phạm Ngũ Lão. -GV hỏi: học sinh về hoàn cảnh sáng tác và nhan đề của bài thơ GV gọi học sinh nhận xét về thể thơ và chia bố cục bài thơ I . Tiểu dẫn: 1 . Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) quê ở làng Phù Ủng huyện Đường Hào nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Tác phẩm còn lại hai bài: “Tỏ lòng” và “ Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương” Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn. 2 . Tác Phẩm: -Hoàn cảnh sang tác: sáng tác trong thời đại nhà Trần hào khí Đông A ngút trời. -Nhan đề: Quen thuộc trong vh trung đại. -Là loại thơ “nói chí tỏ lòng”. -Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Bố cục có 2 cách chia: Khai – thừa – chuyển – hợp hoặc tiền giải – hậu giải 2 câu đầu: hình ảnh tráng sĩ và quân đội nhà Trần 2 câu sau: nỗi lòng của tác giả Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, trình bày một phút, vẽ bản đồ tư duy về nội dung chính của tác phẩm. HOẠT ĐỘNG 2 -Gv gọi học sinh đọc phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ -Gv hỏi: học sinh có nhận xét gì về âm hưởng 2 câu đầu II . Đọc hiểu văn bản Cách đọc: nhịp 4/3đọc diễn cảm. 2 câu đầu giọng hung tráng, 2 câu sau giọng trầm lắng tâm tư. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, viết tích cực, trình bày một phút, so sánh, đối chiếu HOẠT ĐỘNG Gv hỏi: Hình ảnh người tráng sĩ nhà Trần được tái hiện bằng hành động nào? Gv: Không gian ấy có gì đặc biệt? Gv: Em có nhận xét gì về hình ảnh người tráng sĩ? Gv:em có so sánh gì giữa phiên âm và dịch nghĩa trong câu này? Gv nhận xét lại về hình ảnh người tráng sĩ và không gian trong câu 1. Gv chuyển ý sang tìm hiểu câu 2. Gv: Hình ảnh quân đội nhà trần được diễn tả bằng những hình ảnh, chi tiết nào? Gv: câu thơ thứ 2 này có thể có những cách hiểu nào? Gv: trong câu này có sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào không và tác dụng của nó? Gv: em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ cuối? So sánh với 2 câu thơ đầu. Gv: Em nhận thấy tác giả muốn gửi gắm điều gì qua 2 câu thơ này? Gv giúp học sinh lien hệ với lí tưởng sống ngày nay. Gv: Tại sao Nguyễn Công Trứ lại nói “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” chữ thẹn ở đây mang ý nghĩa như nào và cho ta hiểu thêm điều gì về Phạm Ngũ Lão? Gv cung cấp thêm kiến thức cho học sinh về những quan điểm nho giáo về chí làm trai. Vd: Nguyễn Công Trứ: Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi song. Phan Bội Châu: Làm trai phải lạ ở trên đời. Há để càn khôn tự chuyển dời. Gv: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ 1. Hai câu thơ đầu: con người và quân đội nhà Trần: -Âm hưởng: Giọng điệu khỏe khoắn hung tráng Câu 1 -Hình ảnh người tráng sĩ: Hành động: cắp ngang ngọn giáo => tư thế hiên ngang, sẵn sang chiến đấu Không gian: non song => giang sơn hùng vĩ, tổ quốc muôn đời -Sư khác nhau giữa phiên âm và dịch thơ: Phần dịch thơ nghe âm điệu uyển chuyển hơn tuy nhiên làm mất đi tư thế vững trãi của tráng sĩ => cách dịch hay nhưng thiếu sự mạnh mẽ. Nhận xét: người tráng sĩ trong tư thế mạnh mẽ hào hùng sẵn sang lập lên chiến công vang dội đặt trong không gian núi sông hùng vĩ, lâu dài Câu 2 -Hình ảnh: “ba quâ” : tiền quân, trung quân và hậu quân => quân đội của cả nước, sự đoàn kết của cả nước. -Khí thế: “như hổ báo” át cả sao ngưu. - Câu thơ này có 2 cách hiểu: (1) khí thế 3 quân hùng mạnh có thể nuốt trôi cả trâu (2)khí thế hào hùng ngút trời làm mờ cả sao Ngưu trên trời -Thủ pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại có tác dụng làm tăng hào khí của quân đội nhà Trần. => câu thơ là sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan vè cảm nhận chủ quan cho thấy sức mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần. èTiểu Kết 2 câu thơ đầu đã cho ta thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phóng đại cùng giọng điệu hào hùng được kết hợp nhuần nhuyễn mang lại hiệu quả cao. 2 . Hai câu thơ sau: Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả: -giọng điệu: trầm lắng, suy tư => bộc lộ tâm trạng băn khoăn trăn trở. -tâm sự: đã là nam nhi phải trả nợ công danh làm điều có công với đất nước - lí tưởng công danh của Phạm Ngũ Lão mang nội dung tiến bộ. Hai câu thơ thể hiện cái tâm mang nhân cách giá trị cao đẹp của Phạm Ngũ Lão -Chữ “thẹn”: tác giả tự thấy xấu hổ với bản than mình. Thấy mình chưa trả nợ xong công danh => khát khao muốn lập công. èTiểu Kết Âm hưởng hai câu thơ trầm lắng phù hợp với tâm trạng tác giả. Thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai hết sức tiến bộ. . Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, viết tích cực, trình bày một phút, so sánh, đối chiếu HOẠT ĐỘNG 4 ( Năng lực đọc- hiểu tác Vậy qua bài học của ngày hôm nay, em thấy quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện ra sao? (Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy) Bình chốt: Trong một chừng mực nào đó, cách lựa chọn của Trạng Trình chưa hẳn đã đúng. Song vì thế thời, để giữ gìn phẩm giá thanh sạch của mình, việc lựa chọn cách sống ấy âu cũng hợp lý và đáng trân trọng HOẠT ĐỘNG 5 (Rèn luyện kỹ năng, giúp học sinh hình thành năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản) - Học sinh đánh giá nội dung tác phẩm? - Hãy đánh giá các giá trị nghệ thuật của tác phẩm? . IV. TỔNG KẾT III . Tổng Kết 1 . Nội dung Bài thơ mang vẻ đẹp của hào khí Đông A. Thể hiện tư qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần đồng thời thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả. 2 . Nghệ thuật Bút pháp nghệ thuật so sánh phóng đại cùng âm hưởng lúc hào hùng mạnh mẽ khi trầm lắng suy tư để lại dư âm cho người đọc GV: Gọi HS ghi văn bản tác phẩm lên bảng, yêu cầu HS: - Cho biết thể loại tác phẩm? - Cho biết cách ngắt nhịp? - Cho biết cách gieo vần? - Nhận xét cách ngắt nhịp, cách gieo vần có tác dụng gì cho giá trị nội dung bài thơ? LÀM VĂN Cảm nhận vẻ đẹp trong lối sống và nhân cách của Phạm Ngũ Lão qua bài thơ Tỏ Lòng? Từ quan niệm sống của nhà thơ hãy viết từ 5-7 câu nêu suy nghĩ về lối sống của thanh niên ngày nay? Hãy sưu tầm những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt có giá trị nội dung mang tư tưởng yêu nước

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_13_To_long_Thuat_hoai.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Văn bản

    Lượt xem 15159 Lượt tải 2

  • Bài soạn văn 10 (Chương trình cơ bản)

    Lượt xem 1589 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Lầu hoàng hạc - Thôi Hiệu + Khe chim kêu - Vương Duy

    Lượt xem 9396 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Văn bản

    Lượt xem 1380 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tổng kết phần văn học

    Lượt xem 14098 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Trình bày một vấn đề

    Lượt xem 12699 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền tản viên

    Lượt xem 66575 Lượt tải 5

  • Giáo án Ngữ văn lớp 110 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    Lượt xem 2715 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nội dung hình thức của văn bản văn học

    Lượt xem 15339 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Viết bài làm văn số 1

    Lượt xem 2021 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Bài Thơ To Lòng Lớp 10 Sgk