Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiếng Việt: Những Yêu Cầu Về Sử Dụng ...

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủNgữ VănNgữ Văn 10Tuần 25Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ,

- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, vào việc phân tích và sửa chữa lỗi về tiếng Việt.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Những yêu cầu về sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ vựng, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.

- Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

2. Kỹ năng.

- Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.

- Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ.

- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 30549Lượt tải 5 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần: 25 Tiết PPCT: 74-75 Ngày soạn: 07-02-11 Ngày dạy: 09-02-11 TIẾNG VIỆT: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ, - Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, vào việc phân tích và sửa chữa lỗi về tiếng Việt. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức. - Những yêu cầu về sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ vựng, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ. - Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ. - Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ. - Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ. 3. Thái độ. Có ý thức tự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, thảo luận, thực hành. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ. Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của lịch sử phát triển tiếng Việt? 3. Bài mới. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó...”. Học theo lời dạy của Người mỗi chúng ta hôm nay hãy luôn hướng tới việc sử dụng tiếng Việt cho đúng, cho hay để đạt được điều này giờ học hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv yêu cầu Hs tìm hiểu mục I.1 SGK. - Phát hiện và chữa lỗi về ngữ âm và chữ viết (câu a mục 1)? (Lãng mạng -> lãng mạn, vớ vẫn-> vớ vẩn) - Xác định những từ ngữ địa phương trong đoạn hội thoại ở mục b và tìm các từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ địa phương ấy? - Gv chốt lại nội dung phần ghi nhớ. - Gv liên hệ: đi mô rứa -> đi đâu đấy. - Phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu đã cho (câu a mục 2)? - Chọn từ đúng cho các câu (câu b mục 2)? - Gv liên hệ: bài viết số 5. - Gv chốt lại nội dung phần ghi nhớ. - Thảo luận: ( 6 nhóm 5 phút): + Phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau (câu a mục 3)? + Chọn câu đúng? + Phân tích lỗi và chữa lỗi ngữ pháp? - Gv nhận xét, chốt lại nội dung phần ghi nhớ. - Phân tích và chữa lại những từ dùng không đúng phong cách? - Nhận xét về các từ thuộc ngôn ngữ nói, có thể sử dụng các từ bên vào một biên bản không? - Gv liên hệ: bài luyện tấp viết đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Gv giáo dục Hs sử dụng tiếng Việt đúng phong cách. - Khi sử dụng tiếng Viết trong giao tiếp cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào? - Gv chốt nội dung, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn HS lần lượt phân tích 3 ngữ liệu. - Các từ “đứng” và “quy” trong câu tục ngữ “ chết đứng còn hơn sống quỳ” có thể hiểu theo nghĩa nào? - Sử dụng như thế có tác dụng làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm như thế nào? - Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ẩn dụ trong các câu sau và so sánh trong các câu sau (câu 2 mục II)? - Phân tích giá trị nghệ thuật của phép đối, phép điệp và nhịp điệu trong đoạn văn? - Theo em yêu cầu của sử dụng tiếng Việt khi nói và khi viết là gì? - Gv liên hệ: bài viết số 5. - GV chốt lại: Cần sử dụng ngôn ngữ sao cho đạt được tính nghệ thuật để có hiệu quả giao tiếp cao àcần vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chuyển hóa, các phép tu từ. - Gv hướng dẫn Hs làm BT theo yêu của BT/SGK/68.. - Gv chia lớp thành 6 nhóm – 5 phút thực hiện các bài tập 1,2,3. + Nhóm 1,2 bài 1. + Nhóm 3,4 bài 2. + Nhóm 5,6 bài 3. - Các nhóm đại diện trình bày. - Gv nhận xét, bổ sung, ghi điểm cho Hs. - Gv hướng dẫn Hs tự học. I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT. 1. Về ngữ âm và chữ viết. a. Sai phụ âm cuối c/t: giặc àgiặt. - Sai phụ âm đầu d/r: dáo à ráo. - Sai thanh điệu ?/~ : lẽ àlẻ, đỗi à đổi. b. Từ ngữ địa phương: dưng mờ (nhưng mà), mờ(mà), bẩu (bảo), giời (trời). 2. Về từ ngữ. a. Phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ. - Chót lọt àchót, cuối cùng. - Truyền tụng àtruyền đạt, truyền thụ. - Mắc và chết các bệnh àmắc bệnh và chết vì bệnh. - Những bệnhmắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế. b. Lựa chọn những câu đúng: câu 2,3,4 đúng. Câu 1: yếu điểm à khuyết điểm. Câu 5: linh độngà sinh động. 3. Về ngữ pháp. a. Phát hiện và sữa lỗi: - Bỏ từ “qua” đầu câu. Bỏ từ “của” àdấu “,” Bỏ từ “đã cho”à “,” - Đó là lòng tin tưởng b. Các câu 2,3,4 là đúng. Câu 1 rất mơ hồ. c. Phân tích lỗi: các câu lộn xộn, thiếu liên kết lôgich. - Chữa lại: TK và TV đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. TK là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn TV có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì TK hơn hẳn TV. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. 4. Về phong cách ngôn ngữ. a. Câu 1: hoàng hônà buổi chiều. Câu 2: hết sức àrất, vô cùng. b. Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con. - Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có. - Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, àcác từ ngữ trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị, dù mục đích nói của Chí Phèo cũng là khẩn cầu (giống mục đích của một đơn đề nghị). Đơn đề nghị là văn bản thuộc PCNNHCàcách dùng từ và diễn đạt phải mang tính quy ước xã hội. v Ghi nhớ: SGK/67 II. SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO. 1. Tìm hiểu câu tục ngữ “ Chết đứng còn hơn sống quỳ” - Đứng, quỳ ànhân cách, phẩm chất con người. - Chết đứng: chết hiên ngang của những người có lí tưởng. - Sống quỳ: sống hèn hạ, quỵ lụy. àViệc dùng từ “đứng”và “quỳ” (ẩn dụ) à làm cho câu tục ngữ hay và sinh động hơn. 2. Ví dụ 2: Chiếc nôi xanh, cái máy điều hòa khí hậuà đều là tên gọi khác để chỉ cây cối, nhưng đây là những cụm từ miêu tả có tính hình tượng và có giá trị biểu cảm. 3. Ví dụ 3: Phép đối, phép điệp (Ai có súnggươm)tạo tính nhịp điệu phù hợp với không khí khẩn trương của văn bản “Lời kêu gọi” v Ghi nhớ: SGK/68 III. LUYỆN TẬP. 1. BT1/68. Các từ viết đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ. 2. BT2/68. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của các từ: - Lớp: phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ. - Hạng: phân biệt người theo phẩm chất tốt – xấu. - Phải: “bắt buộc, cưỡng bức” nặng nề. - Sẽ: giảm nhẹ mức dộ bắt buộc hơn. 3. BT3/68. - Các câu 1,2 trong đoạn văn chưa liên kết chặt chẽ, diễn đạt chưa rõ nghĩa. - Sửa lại: Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng còn có nhiều bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Về nhà học bài cần nắm nội dung sau: + Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt. + Yêu cầu cần sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao. + Phát hiện, sửa lỗi và phân tích hiệu quả các phép tu từ trong một số đoạn văn, câu thơ hay. - Chuẩn bị bài mới: “Tóm tắt văn bản thuyết minh” + Nêu mục đích, yêu cầu văn bản thuyết minh? + Trình bày cách tóm tắt một văn bản thuyết minh? E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 74-75.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    Lượt xem 2680 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Trả bài văn số 1

    Lượt xem 1591 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tấm cám (truyện cổ tích)

    Lượt xem 3266 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng

    Lượt xem 28034 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

    Lượt xem 7590 Lượt tải 4

  • Tỏ lòng (Thuật Hoài - Phạm Ngũ Lão)

    Lượt xem 2426 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Trả bài viết số 2. ra đề bài viết số 3

    Lượt xem 2385 Lượt tải 4

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 65 đến tiết 70

    Lượt xem 2578 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Ra ma buộc tội

    Lượt xem 2141 Lượt tải 3

  • Hướng dẫn tự học bài: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    Lượt xem 1376 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Ví Dụ Về Những Yêu Cầu Sử Dụng Tiếng Việt