Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Uy - Lít - Xơ Trở Về

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủNgữ VănNgữ Văn 10Tuần 5Uy-lít-xơ trở về (trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp) Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Uy - Lít - xơ trở về

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở trí tuệ và lòng chung thủy của nhân vật lí tưởng;

 - Nắm được đặc điểm của sử thi Ô-đi-xê

I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Trí tuệ và tình yêu cao đẹp của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.

- Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn

 

docx 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7728Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Uy - Lít - xơ trở về", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Văn học: UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ (Trích sử thi Ô-ĐI-XÊ – HÔ-ME-RƠ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở trí tuệ và lòng chung thủy của nhân vật lí tưởng; - Nắm được đặc điểm của sử thi Ô-đi-xê I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Trí tuệ và tình yêu cao đẹp của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới. - Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích nhân vật qua đối thoại. III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Tác phẩm Ô-đi-xê ra đời khi người Hy Lạp bắt đầu từ giã chế độ công xã thị tộc với lối sống thành từng cộng đồng để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thủy chung giữa vợ chồng. Hô-me-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu thủy chung được thể hiện trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”. Hoạt động của Gv & HS Nội dung cần đạt Ghi chú Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung TT 1: Tìm hiểu về tác giả ? Nêu vài nét về tác giả? GV bổ sung: Vấn đề Hô-me-rơ: 2 luồng ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất: - Hô-me-rơ là một asset (ca sĩ hát rong) – nhà thơ mù có thật, 11 thành phố Hy Lạp đều tự nhận là quê hương của Hô-me-rơ. - Hô-me-rơ chỉ là cái tên do người đời sau tưởng tượng ra. Tác giả của hai sử thi là tập thể nhân dân Hy Lạp. GV: “Không có văn minh Hy Lạp thì không thể có châu Âu hiện đại” (C.Mác). TT 2: Tìm hiểu về tác phẩm Ô-đi-xê ? Tác phẩm thuộc thể loại gì? - Thể loại: sử thi anh hùng ca; thể văn: thơ, đối thoại giữa các nhân vật, lời kể chậm rãi, trang trọng, đầy hình ảnh. ? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - Ôđixê được viết vào giai đoạn: + Chiến tranh kết thúc, người HiLạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hoà bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. + Hy Lạp từ giã chế độ công xã thị tộc à chiếm hữu nô lệ à gia đình hình thành TT 3: Tìm hiểu đoạn trích ? Đoạn trích nằm ở vị trí nào? - Vị trí: khúc ca 23. ? Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích? - Qua hai nhân vật Uylixơ và Pênêlốp trong buổi hội ngộ sau 20 năm trời, đoạn văn ca ngợi trí tuệ khôn ngoan, tỉnh táo sáng suốt, tình yêu quê hương xứ sở, tình vợ chồng kiên định thủy chung và tình mẫu tử thắm thiết trong thời đại Hôme. ? Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện của đoạn trích? - Tóm tắt đoạn trích: + Uy-lít-xơ bắn cung giết chết bọn cầu hôn và gia nhân phản bội. + Nhũ mẫu lên gác gọi Pê-lê-nốp và báo tin chồng nàng đã trở về. + Pê-lê-nốp rất thận trọng mặc cho những tác động của nhũ mẫu và con trai. + Pê-lê-nốp thử thách Uy-lit-xơ. + Uy-lit-xơ vượt qua thử thách, giải tỏa mọi hoài nghi, hai vợ chồng chính thức đoàn tụ sau 20 năm xa cách. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản ? Ngay câu đầu đoạn trích – và sau đó nhiều lần nữa, khi giới thiệu nhân vật Pê-nê-lốp đều kèm theo từ nào? Đặc tính này được thể hiện như thế nào qua cách ứng xử của Pê-nê-lốp? - Từ thận trọng (có bản dịch là khôn ngoan) không chỉ hành động mà chỉ tính chất, một trong những đặc tính nổi bật của người vợ Uy-lít-xơ. Chính vì thận trọng, khôn ngoan, nghị lực, mưu trí mà nàng có thể chờ đợi chồng 20 năm trời, chống lại được sự quấy nhiễu của 108 tên cầu hôn (bằng mưu kế dệt tấm khan mãi mãi chưa hoàn thành). GV: đây cũng là một biện pháp nghệ thuật phổ biến của thể loại sử thi: thường gắn với mỗi nhân vật một đặc điểm nổi bật nào đó. Ví dụ: Uy-lít-xơ trí xảo, A-sin chạy nhanh như gió, Hê-ra mắt bò cái, Thần Dớt dồn mây mù, mang khiên da). TT 1: Tìm hiểu sự tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê đối với Pê-nê-lốp ? Khi Uy-lit-xơ trở về, nhũ mẫu Ơ-Ri-clê đã có những cử chỉ, hành động gì đối với Pê-nê-lốp? - Báo tin: Uy-lit-xơ trở về. ? Trước những thông tin đó thái độ của Pê-nê-lốp ra sao? - Không tin, nghi ngờ: +Phán đoán: 1 vị thần; Uy-lit-xơ đã chết→ là người thận trọng, chung thuỷ với chồng, luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác. ? Vì sao Pê-nê-lốp có thái độ như vậy? Điều đó chứng tỏ nàng là người như thế nào? ? Hành động tiếp theo của nhũ mẫu Ơ-ri-clê là gì? - Thuyết phục: + Đưa bằng chứng: vết sẹo. + Đánh cược bằng tính mạng. ? Tâm trạng và thái độ của Pê-nê-lốp trước sự tác động đó. - Phân vân, xúc động. + Không bác bỏà thần bí hóa câu chuyện. + Xuống lầu: không biết ứng xử ntn; lặng thinh; sửng sốt; đăm đăm, âu yếm ? Nhận xét chung về nghệ thuật xây dựng đoạn đối thoại giữa Ơ-ri-clê và Pê-nê-lốp? - Đoạn đối thoại như là 1 màn kịch nhỏ thể hiện những xung đột trong tình cảm của Pê-nê-lốp - tô đậm cá tính: thận trọng, tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm. TT 2: Tìm hiểu đoạn đối thoại giữa Tê-lê-mác và Pê-nê-lốp ? Trước thái độ của Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác đã có thái độ như thế nào?Dẫn chứng? - Trách mẹ gay gắt: tàn nhẫn, độc ác, sắt đá. ? Thái độ ấy bộc lộ tình cảm và nét tính cách gì ở nhân vật? - Thái độ ấy cho thấy Tê-lê-mác rất thương yêu cha à Nóng nảy, bộc trực, thiếu kiên nhẫn. ? Trước lời oán trách của con, Pê-nê-lốp có tâm trạng, thái độ như thế nào? - Tâm trạng: xúc động, phân vân cao độ: Nếu người đó đích thực là chồng thì tại sao ông không nói ra? Tại sao ông giả làm hành khất? Tại sao khi giết hết và đánh đuổi bọn cầu hôn rồi, ông vẫn không nói ra thân phận của mình?... chính vì chưa trả lời được những băn khoăn, thắc mắc đó mà Pê-nê-lốp càng thêm kinh ngạc đến mức không nói được một lời, không dám nhìn thẳng vào mặt người đối diện. GV: câu nói tin chắc cha mẹ sẽ nhận được nhau dễ dàng vì cả cha mẹ có những dấu hiệu riêng... không chỉ nhằm nói với Tê-lê-mác mà đã có ý thử người hành khất, lại chứng minh thêm sự khôn ngoan, thận trọng của người vợ từng trải qua bao thử thách. ? Trước lời thử thách của Pê-nê-lốp, thái độ của Uy-lit-xơ ra sao? Chi tiết Uy-lit-xơ mỉm cười có ý nghĩa gì? - Trước lời thử thách, Uy-lit-xơ mỉm cười: đồng tình chấp nhận thử thách. Uy-lit-xơ mỉm cười vì có thể hiểu ý vợ và tin vào trí tuệ, tài năng của vợ cũng như của bản thân. ? Khi Uy-lit-xơ trút bỏ bộ dạng hành khất, trông đẹp như một vị thần, Pê-nê-lốp có còn ý định thử thách không?Nàng đã làm gì để xác định xem đó có phải là chồng mình không? - Nàng vẫn có ý định thử thách (lần 2). Pê-nê-lốp sai nhũ mâu khiêng chiếc giường kiên cố ra ngoài à buộc Uy-lit-xơ phải lên tiếng. GV giảng thêm: sự cẩn trọng của Pê-nê-lốp cũng đồng thời cho thấy sự phức tạp của thời đại họ đang sống, những mối nguy hiểm luôn đe dọa họ. ? Sau lời trần tình của Uy-lit-xơ về chiếc giường, Pê-nê-lốp đã thể hiện như thế nào? - Khi Uy-lit-xơ miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường đầy bí mật à “bủn rủn chân tay”, “chạy lại nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chàng, hôn lên trán chàng”, bày tỏ lý do. ? Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng qua hình ảnh này? Tác dụng? - Hình ảnh: “dịu hiền mong đợi”: so sánh có đuôi dài à nỗi vui sướng khi gặp lại chồng. ? Cảm nhận chung của em về hình tượng nhân vật Pê-nê-lốp? - Pê-nê-lốp là hình tượng phụ nữ đầu tiên trong văn học thế giới: thủy chung, sắt son với chồng, thông minh, thận trọng, khôn ngoan trong cách ứng xử, bản lĩnh cao. Tìm hiểu về nhân vật Uy-lit-xơ: GV: Uy-lit-xơ nổi tiếng là người xảo trí, nhờ trí tuệ Uy-lit-xơ đã giúp quân Hi Lạp thắng lợi trong trận chiến thành Tơ-roa. Thử thách nàng Pê-nê-lốp đưa ra là thử thách cuối cùng cũng là thử thách khó nhất, Uy-lit-xơ đã vượt qua thử thách để đoàn tụ với gia đình. ? Tìm những đặc điểm, phẩm chất của nhân vật Uy-lit-xơ qua cách miêu tả của các nhân vật khác? ? Trước sự thử thách của vợ, Uy-lit-xơ đã có thái độ như thế nào? - Uy-lit-xơ là con người anh hùng, chàng đã cùng con trai tiêu diệt 108 tên cầu hôn. - Uy-lít-xơ là con người giàu trí tuệ, nhờ có trí tuệ nên chàng đã vượt qua được thử thách cuối cùng này để đoàn tụ với gia đình. - Chàng rất yêu thương và tin tưởng vợ con: Thế nào mẹ con cũng nhận ra cha, chắc chắn như vậy. - Tắm xong chàng đẹp như một vị thần. à Uy-lit-xơ là con người anh hùng, là biểu tượng cho sức mạnh về trí tuệ của con người. ? Ý nghĩa của văn bản? ? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? - Miêu tả tâm lí của nhân vật một cách chi tiết, cụ thể. - Lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh, mang đặc trưng của sử thi. - Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Hômerơ: nhà thơ mù, người HiLạp, sống vào khoảng TK IX - VIII TCN. - Tác giả 2 thiên sử thi nổi tiếng: Iliát, Ôđixê. à tác phẩm đầu tiên của nền VH HiLạp cổ đại, bút tích xưa nhất của VH châu Âu. 2. Sử thi Ô-đi-xê: - Thể loại: sử thi anh hùng ca. - Hoàn cảnh ra đời: - Nội dung: 3. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”: - Vị trí: khúc ca 23. - Nội dung: đoạn trích thuật lại chuyện sau 20 năm đánh thắng thành Tơ-roa và lênh đênh phiêu bạt. Uy-lít-xơ trở về quê hương, chiến thắng bọn cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ cùng gia đình. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nhân vật Pê-nê-lốp: a. Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê Nhũ mẫu Ơriclê - Báo tin: Uy-lit-xơ trở về - Thuyết phục: + Đưa bằng chứng: vết sẹo. + Đánh cược bằng tính mạng. Pênêlốp - Không tin, nghi ngờ: +Phán đoán: 1 vị thần; U đã chết→ là người thận trọng, chung thuỷ với chồng, luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác. - Phân vân, xúc động. + Không bác bỏà thần bí hóa câu chuyện. + Xuống lầu: không biết ứng xử ntn; lặng thinh; sửng sốt; đăm đăm, âu yếm à Đoạn đối thoại như là 1 màn kịch nhỏ thể hiện những xung đột trong tình cảm của Pê-nê-lốp - tô đậm cá tính: thận trọng, tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm. b. Tác động của Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp: Têlêmác - Trách mẹ gay gắt: tàn nhẫn, độc ác, sắt đá ->Thương yêu cha. -> Nóng nảy, bộc trực, thiếu kiên nhẫn. Pênêlốp - Thận trong giải thích; phân vân cao độ, xúc động. - Không thay đổi cách cư xử. - Tỉnh táo, khôn ngoan thử thách chồng. à Tô đậm tính cách thuỷ chung, tâm hồn trong sáng, thái độ thận trọng, tỉnh táo của Pê-nê-lốp. 2. Thử thách và sum họp: * Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ. Pê-nê-lốp - Mượn lời con nói với Uy-lit-xơ à ngầm tỏ ý muốn thử thách. → Vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ, thận trọng, khôn ngoan. - Sai khiêng giường à sự thử thách - Thông minh, khôn khéo. Uy-lit-xơ + Mỉm cười: đồng tình chấp nhận thử thách; hiểu ý vợ; tin: trí tuệ, tài năng. + Mượn lời nói với con- nói với vợ: tế nhị, khôn khéo. - Yêu cầu kê giường, trầm tĩnh, cặn kẽ, miêu tả tỉ mỉ chi tiết đặc điểm chiếc giường→ giải mã được bí mật. - Thông minh, trí tuệ, nhạy bén. à Sự gặp gỡ của hai tâm hồn, trí tuệ. * Sum họp: - Khi Uy-lit-xơ miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường đầy bí mật à “bủn rủn chân tay”, “chạy lại nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chàng, hôn lên trán chàng”, bày tỏ lý do. - Hình ảnh: “dịu hiền mong đợi”: so sánh có đuôi dài à nỗi vui sướng khi gặp lại chồng. à Pê-nê-lốp là hình tượng phụ nữ đầu tiên trong văn học thế giới: thủy chung, sắt son với chồng, thông minh, thận trọng, khôn ngoan trong cách ứng xử, bản lĩnh cao. 2. Nhân vật Uy-lit-xơ: - Đẹp như một vị thần (người kể chuyện). - Nổi tiếng là người khôn ngoan (con trai). - Có trong đầu những ý nghĩ rất khôn (nhũ mẫu). à Phẩm chất của người anh hùng. - Trước sự lạnh nhạt của vợ: nhận nại, coa quý, cười. - Khi nhận ra nhau: “Uy-lit-xơ” không chùng bước trước nguy hiểm “ôm lấy vợ, khóc dầm dề”, đoàn tụ sau 20 năm. à Uy-lit-xơ là con người anh hùng, là biểu tượng cho sức mạnh về trí tuệ của con người. Đặc biệt là tình cảm sâu nặng với gia đình, quê hương. III. Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản: - Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí của nhân vật một cách chi tiết, cụ thể. - Lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh, mang đặc trưng của sử thi. - Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết. 4. Củng cố: -Tập đọc theo kiểu đối thoại nhân vật kịch, thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật và xung đột kịch. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - HS cần nắm được hình tượng nhân vật chính: - Pê-nê-lốp là người phụ nữ thủy chung. - Uy-lít-xơ tiêu biểu cho vẻ đẹp trí tuệ của con người. 5. Dặn dò: - Soạn bài theo PPCT.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_5_Uylitxo_tro_ve.docx
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Văn bản

    Lượt xem 1907 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Văn học: truyện an dương vương và Mị châu – Trọng thủy

    Lượt xem 1750 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    Lượt xem 34543 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Trao duyên

    Lượt xem 74676 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Lầu hoàng hạc - Thôi Hiệu + Khe chim kêu - Vương Duy

    Lượt xem 9394 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng

    Lượt xem 28018 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

    Lượt xem 8847 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 20: Tấm cám

    Lượt xem 1962 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

    Lượt xem 17188 Lượt tải 5

  • Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tam đại con gà

    Lượt xem 19167 Lượt tải 1

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Tìm Hiểu Văn Bản Uy-lít-xơ Trở Về