Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 97: Văn Bản: Nước đại Việt Ta

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủNgữ VănNgữ Văn 8Bài 24Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 97: Văn bản: Nước đại việt ta

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài báo.

- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.

- Phát triển năng lực của học sinh: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tự quản bản thân.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Sơ giản về thể cáo.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.

¬- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 33466Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 97: Văn bản: Nước đại việt ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS TAM HƯNG Chuyên đề: Day học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tiết 97: Văn bản: Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cao - Nguyễn Trãi) Ngày soạn : 22/02/2015 Tiết 97 Văn bản : NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại. - Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài báo. - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích. - Phát triển năng lực của học sinh: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tự quản bản thân... II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sơ giản về thể cáo. - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. - Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc. - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo. III - TIẾN TRINH BÀI DẠY A. Tổ chức B.Hoạt động khởi động * Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn? * Hôm trước, các em đã được làm quen với hai thể văn nghị luận cổ, đó là chiếu và hịch qua bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của của Trần Quốc Tuấn. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một thể loại nghị luận cổ nữa đó là Cáo qua văn bản “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. C. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hình thành và phát triển năng lực ? Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi ? Mở rộng : Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán - một quý tộc đời Trần. Năm 1400 Nguyễn Trãi thi đỗ Tiến sĩ, cùng ra làm quan với cha đời nhà Hồ. Năm 1407 giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo để làm tròn đạo hiếu. Nhưng nghe lời cha khuyên, ông trở về rửa nhục cho nước, trả thù cho cha nhưng bị quân Minh bắt giữ. - Sau đó ông trốn thoát, có mặt ở cuộc khởi nghĩa Lam Sơn rất sớm, dâng Lê Lợi Bình Ngô sách (Kế sách đánh giặc Ngô). Ông là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi. Đầu năm 1428 cuộc kháng chiến chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn kết thúc thắng lợi, theo lệnh Lê Lợi ông soạn thảo Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc. - Đất nước sạch bóng quân thù, ông hăm hở giúp vua bắt tay vào xây dựng đất nước thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó được tha nhưng không còn được tin cậy như trước nữa, ông buồn chán cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Sau đó, khi Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua bị đột tử ở Trại Vải (Lệ Chi Viên - Bắc Ninh). Bọn gian thần ở trong triều vu vạ cho ông giết vua, khép vào tội tru di tam tộc (1442). Nỗi oan tày trời ấy hơn 20 năm sau (1464) mới được Lê Thánh Tông giải oan, cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. ? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm ? Hoàn cảnh sáng tác ? thể văn của văn bản ? - Tích hợp với môn Lịch sử, khơi gợi lòng tự hào dân tộc, ý thức về chủ quyền độc lập của dân tộc. ?Văn bản này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc? ? Nêu hiểu biết của em về thể cáo ? ? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm Bình Ngô đại cáo ? ? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? ? Vị trí của đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ? Đoạn trích này nêu lên nội dung nào ? ? Đọc hai câu đầu và cho biết tác giả nêu lên tư tưởng gì? ? Em hiểu như thế nào về khái niệm “ nhân nghĩa ”? - Nhân nghĩa : là khái niệm đạo đức của Nho giáo được hiểu chung là lòng thương người, là đạo lí, lẽ phải cần phải làm trong quan hệ giữa người với người. (chữ nhân có nội dung rất rộng nhưng cốt lõi của nhân là lòng thương người là sự tương thân, tương ái giữa người với người. Đối với vua chúa nhân là trọng dân, đối với dân phải khoan hoà, nhân ái, không được thực hiện chính sách hà khắc bạo ngược với dân. Nghĩa là điều phải nên làm. ? Cũng dùng khái niệm nhân nghĩa nhưng cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? ?Em hiểu yên dân là gì và trừ bạo là gì ? ? Đặt trong hoàn cảnh đất nước lúc Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì dân ở đây chỉ ai ? bạo là ai và quân điếu phạt là ai ? - Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì dân là người dân Đại Việt, bạo là giặc Minh xâm lược, quân điếu phạt chính là nghĩa quân Lam Sơn thương dân mà đánh kẻ có tội. ? Vậy theo tư tưởng của Nguyễn Trãi thì Nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào ? ? Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng gì ?(khi đất nước có giặc ngoại xâm ) *GV bình: - Như vậy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã được mở rộng, không chỉ là quan hệ giữa người với người mà còn là quan hệ giữa dân tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia. Đây là nội dung mới trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là yên dân - trừ bạo – yêu nước - chống xâm lược - bảo vệ đất nước và nhân dân. Tư tưởng đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. ? Đọc đoạn thứ 2 (8 câu tiếp )và cho biết nội dung ? GV chuyển ý: Khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm thì bảo về nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. Vì thế, sau khi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã khẳng định sự tồn tại độc lập có chủ quyền của của dân tộc đại Việt. ? Nguyễn Trãi đã đưa những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc ? ? Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng BPNT gì ? ? Đưa ra các yếu tố đó Nguyễn Trãi muốn khẳng định điều gì ? ? Đoạn văn này gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7? Đọc lại tác phẩm đó? Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiết nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. ( Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Cớ sao giặc dữ phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ) ? So sánh xem sau 4 thế kỉ quan niệm về độc lập, chủ quyền của Nguyễn Trãi có gì mở rộng hơn của Lí Thường Kiệt ? GV bình: So với bản tuyên ngôn của Lí Thường Kiệt thì tư tưởng của Nguyễn Trãi tiến bộ hơn vì: trong Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt ý thức về dân tộc được xác định trên hai yếu tố là : lãnh thổ và chủ quyền. Còn Nguyễn Trãi đã mở rộng thêm các yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Đặc biệt ông đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu đó là điều cơ bản nhất để xác định nền độc lập của dân tộc. Điều này rất có ý nghĩa khi bọn phong kiến phương Bắc tìm đủ mọi cách phủ định nền văn hiến nước Nam để phủ định tư cách độc lập của nước ta? ? Qua việc so sánh này, em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc? ? Đọc đoạn cuối và cho biết nội dung ? - Thảo luận nhóm: ? Để chứng minh cho tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập, Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng nào trong lịch sử? ? Em hãy chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn? (cấu trúc câu văn, giọng văn như thế nào ? Có tác dụng gì? ? Đưa ra những dẫn chứng này, tác giả muốn khẳng định điều gì? GV bình: Tất nhiên là để làm nên những chiến thắng vẻ vang đó còn nhờ tinh thần xả thân vì đất nước của bao con dân Đại Việt với ý chí: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Đó là những lời văn sang sảng niềm tự hào của một dân tộc sáng ngời chính nghĩa. - Đoạn văn khép lại bằng hai câu: “Việc xưa xem xét / Chứng cớ còn ghi”, Nguyễn Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành khách quan, biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó. Bề nổi của lời văn là nghiêm khắc răn đe, còn chiều sâu thấm thía một đạo lí, một tư tưởng, một lẽ phải làm người. Đó là tư tưởng nhân nghĩa. ? Đoạn trích thành công bởi những nghệ thuật nào? ? Nghệ thuật ấy nhằm biểu đạt nội dung gì? HS trình bày hình ảnh và giới thiệu về tác giả HS trình bày về hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử. HS trình bày ý kiến. HS trình bày ý kiến HS đọc bài thơ. HS trình bày ý kiến Một vài hs trình bày ý kiến HS nhận xét và bổ sung ý kiến HS trình bày ý kiến HS trình bày cảm nhận HS trình bày ý kiến HS bổ sung ý kiến HS bộc lộ ý kiến HS bộc lộ ý kiến HS bộ lộ ý kiến HS bộc lộ ý kiến cá nhân HS trao đổi, phát biểu ý kiến HS nhận xét. HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày ý kiến HS phát biểu ý kiến I/ Đọc, tìm hiểu chung 1/Tác giả: (1380- 1442 ), hiệu là Ức Trai, Quê Hải Dương, sống chủ yếu ở Thường Tín – Hà Nội. - Vị anh hùng dân tộc toàn đức toàn tài hiếm có trong lịch sử dân tộc. - Nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, danh nhân văn hoá thế giới. - Để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo 2. Tác phẩm - Công bố ngày 17/1/ 1428 trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, đất nước sạch bóng quân thù, mở ra một kỉ nguyên thanh bình độc lập - Bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc (sau Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt) * Cáo: thể văn nghi luận cổ, thường được vua chúa dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. - Đặc điểm: viết bằng văn biền ngẫu (có vần hoặc không có vần, nhưng thường có đối), giống như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện nên lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ mạch lạc. * Bình Ngô đại cáo : gồm 4 phần lớn như kết cấu chung của thể cáo: - Nêu luận đề chính nghĩa - Lập bảng cáo trạng tội ác của giặc Minh - Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu gian khổ đến khi tổng phản công dành thắng lợi - Lời tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vững chắc của dân tộc và nêu lên bài học lịch sử. * Giải thích nhan đề: Bình Ngô đại cáo - Bình (đánh dẹp, thảo phạt, hành động của người có chính nghĩa lập lại trật tự) - Ngô là tên nước Đông Ngô thời Tam Quốc (thế kỉ thứ 3 từng xâm chiếm nước ta, là quê hương của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương –lúc đấy xưng là Ngô quốc công, từ Ngô dùng để chỉ giặc Minh) - Đoạn trích : Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài cáo với hai nội dung chính: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc. II. Đọc và tìm hiểu chi tiết 1/ Tư tưởng nhân nghĩa Nhân nghĩa : yên dân - trừ bạo - Yên dân là làm cho dân được yên ổn, an hưởng thái bình. - Trừ bạo: trừ diệt mọi thế lực tàn bạo. => Nhân nghĩa là thương dân, lo cho dân sống yên ổn và đánh kẻ có tội. =>Như vậy tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm. 2/ Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc - Những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: + Văn hiến lâu đời + Lãnh thổ riêng + Phong tục tập quán + Truyền thống lịch sử ( Triệu, Đinh, Lí,Trần - sánh vai với Hán, Đường, Tống Nguyên) + Hoàng đế riêng (mỗi bên xưng đế một phương ) + Anh hùng hào kiệt => NT: so sánh (ta với Trung Quốc, ta đặt ngang hàng với Trung Quốc về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia) => Đại Việt là một nước độc lập có lãnh thổ riêng, có nền văn hoá riêng, phong tục tập quán riêng có lịch sử riêng, hoàng đế riêng cùng sánh vai với các triều đại phong kiến phương Bắc. => Quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc - Bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. 3. Những dẫn chứng trong thực tế - Lưu Cung thất bại Triệu Tiết – tiêu vong Toa Đô - bắt sống Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã - NT: Câu văn biền ngẫu, hai vế sóng đôi, đối xứng tạo nên sự cân đối nhịp nhàng, giọng văn sang sảng niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc. => Nổi bật lên sự thất bại thảm hại của kẻ thù và ca ngợi chiến thắng hào hùng của ta. => Khẳng định sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền độc lập của dân tộc. - Nguyễn Trãi đã nhầm : trong thực tế lịch sử: Toa Đô bị giết còn Ô Mã Nhi bị bắt sống. III/ Tổng kết/Ghi nhớ (sgk) 1/ Nghệ thuật: Sử dụng câu văn biền ngẫu cân xứng nhịp nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn. 2/ Nội dung: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giao tiếp tiếng Việt Năng lực tư duy sáng tạo Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Năng lực hợp tác. Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giao tiếp tiếng Việt Năng lực hợp tác Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giao tiếp tiếng Việt Năng lực sáng tạo Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giao tiếp tiếng Việt Năng lực tự quản bản thân Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giao tiếp tiếng Việt D. Hoạt động thực hành 1. Dựa vào phần bài học vừa tìm hiểu, em hãy khái quát lại nội dung bài bằng một sơ đồ tư duy?(hoạt động nhóm) Nguyên lí nhân nghĩa Yêu dân Trừ bạo Bảo vệ đất nước Giặc Minh xâm lược để yên dân Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc Văn hiến Lãnh thổ Phong tục Lịch sử Chế độ chủ Lâu đời riêng riêng riêng quyền riêng Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc 2.Vẽ tranh theo nội dung bài học và thuyết trình ? E HDVN : Học thuộc lòng văn bản Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản? Soạn Hành động nói .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_4_cot_dinh_huong_phat_trien_Nang_luc_HS_bai_Nuoc_Dai_Viet_ta.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Kiểm tra 1 tiết

    Lượt xem 1483 Lượt tải 0

  • Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài toán dân số

    Lượt xem 1299 Lượt tải 4

  • Giáo án dạy Ngữ văn lớp 8 cả năm

    Lượt xem 856 Lượt tải 3

  • Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì I môn: Văn học 7 năm học: 2013 - 2014

    Lượt xem 1351 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 10

    Lượt xem 1533 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến tiết 40

    Lượt xem 2123 Lượt tải 0

  • Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

    Lượt xem 2285 Lượt tải 1

  • Giáo án Ngữ văn 8 - Câu ghép

    Lượt xem 7159 Lượt tải 2

  • Giáo án Ngữ văn 8 - Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

    Lượt xem 4034 Lượt tải 1

  • Đề kiểm tra học kì I năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 8

    Lượt xem 1781 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Bình Ngô đại Cáo Lớp 8