Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 12 Bài: Sóng
Có thể bạn quan tâm
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3.Về phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài: Các em hãy nghe bài hát “Thuyền và biển” và nêu cảm nhận của em sau khi nghe xong bài hát.
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động: Ôn tập lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm “Sóng”
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Xuân Quỳnh. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Quỳnh: + Năm sinh và năm mất + Quê quán + Sự nghiệp và phong cách sáng tác. + Giải thưởng và tác phẩm chính. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Sóng” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và thể thơ của bài thơ “Sóng”. + Nhóm 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. + Nhóm 3: Nêu ý nghĩa văn bản và ý nghĩa nhan đề. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác phẩm “Sóng” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu lên những nét tương đồng của hình tượng sóng và em. + Nhóm 2: Nêu lên những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng về tình yêu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tác giả: - Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. - Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam. - Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. - Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu… II. Tác phẩm: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Xuất xứ: in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). - Thể thơ: ngũ ngôn (năm chữ) 2. Nội dung: Bài thơ Sóng đã thể hiện chân thực, tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương và gắn bó, một trái tim luôn trăn trở và lo âu, một tấm lòng luôn mong muốn được hy sinh, dâng hiến cho tình yêu. 3. Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ nhịp nhàng, cách ngắt nhịp linh hoạt gợi ẩm hưởng của những con sóng. - Giọng thiệu thiết tha, giàu cảm xúc; ngôn ngữ tinh tế. - Sử dụng các biện pháp tu từ, hình ảnh mang tính biểu tượng… 5. Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng “sóng”: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy; vượt lên mọi giới hạn của đời người. 6. Ý nghĩa nhan đề “Sóng”: - Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ, gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả. - “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. - Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim người con gái trong tình yêu với những bản tính vốn có. → Qua nhan đề, tác giả đã cho thấy hình tượng trung tâm của tác phẩm cùng với những ý nghĩa được gửi gắm trong đó. III. Kiến thức trọng tâm: 1. Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng - Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí. - Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường. - Đầy bí ẩn. - Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng chung thủy son sắt. 2. Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng về tình yêu. - Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc. - Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- Dạng đề đọc hiểu
Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Câu 1: Giới thiệu vài nét về cấu trúc hình tượng độc đáo trong bài thơ “sóng” – Xuân Quỳnh Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ Câu 3: Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu? Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình. Câu 4: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ. GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Cấu trúc hình tượng “Sóng” khá độc đáo. Đọc bài thơ thấy hiện lên hình ảnh người con gái đang đứng trước biển, đối diện với đại dương để rồi suy tư, khát khao. Trước mỗi phát hiện về sóng, về biển cả, người con gái ấy lại liên tưởng đến tình yêu của mình và muôn thuở của nhân loại. Bởi thế mỗi khám phá về sóng cũng là phát hiện về trái tim của người con gái đang yêu. Có thể nói sóng là một hình tượng ẩn dụ hóa thân, là sự phân thân của nữ sĩ. Sóng và Em là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ, sóng đôi với nhau, khi tách rời, khi hòa nhập, khi chuyển hóa sang nhau. Tuy hai mà một, tuy một mà là hai. Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ trên là: bày tỏ nỗi nhớ niềm thương da diết, khắc khoải của con người đang yêu Câu 3: Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều này chỉ có thể lí giải bởi cảm xúc nhớ thương, mãnh liệt da diết, khôn nguôi của nữ sĩ. Cảm xúc ấy mãnh liệt, thăng hoa, trào dâng khiến cho câu thơ phải kéo dài thêm 3 câu nữa. Câu 4: Nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ trên là: Trái tim không ngủ yên, nỗi nhớ cồn cào cuộn xoáy mãnh liệt, xô đy, phá vỡ cấu trúc khuôn mẫu khổ thơ. Khổ thơ bỗng kéo dài thêm hai câu, Có phải chăng, phải kéo dài ra như thể để nói cho thỏa cho hết cá ngút ngàn, miên man của nỗi nhớ. Nghệ thuật đối kết hợp với điệp từ, điệp ngữ, liệt kê, điệp cấu trúc khiến khúc thơ mang âm hưởng của tiếng sóng. Sóng biển và sóng lòng, ào ạt, náo nức, hăm hở. Tất cả ngân vang tạo nên bản tình ca, thắm thiết, đắm sau. |
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Câu 1. Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh. Câu 2. Xác định thể thơ của đoạn trích. Việc lựa chọn thể thơ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện âm hưởng của lời thơ? Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp, sự luân phiên bằng trắc cùng ý nghĩa biểu đạt của các tính từ được sử dụng trong hai câu thơ in đậm. Câu 4. Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế mang lại ý nghĩa gì cho hình tượng sóng và em? Câu 5. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh là: - Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê, thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây (thay thuộc Hà Nội). - Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam. - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Câu 2: - Thể thơ của đoạn trích là: thể thơ 5 chữ - Tác dụng của việc lựa chọn thể thơ 5 chữ trong việc thể hiện âm hưởng của lời thơ là: Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ hầu như không ngắt nhịp góp phần tạo nên âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi nhịp các con sóng liên tiếp nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu, lắng lại. Câu 3: - Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp, sự luân phiên bằng trắc trong hai câu thơ in đậm là: lời thơ ngắt nhịp 2/3, đồng thời có sự thay đổi tuần hoàn luân phiên các thanh bằng – trắc trong các nhịp ngắt và trong các tiếng cuối của các vế câu thơ (dội – ào – êm – lẽ). Tất cả những điều đó đã khiến cho hai câu thơ như trao đưa giữa những đối cực: dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ. - Ý nghĩa biểu đạt của các tính từ được sử dụng trong hai câu thơ in đậm là: - Sự xuất hiện của các tính từ với các sắc thái ý nghĩa tương phản và sắc thái ngữ âm đối lập nhau (dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ) gợi đến sự thất thường. Giống như sóng giữa đại dương bao la lúc thì êm dịu ru bờ, khi lại cồn cào bão tố, trái tim trong tình yêu của người phụ nữ cũng vui buồn, hờn giận, cay đắng, yêu thương, ghét bỏ…; người phụ nữ có khi vừa vui đã lại buồn, vừa gần gũi nhưng bỗng xa xôi. Câu 4: Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ “Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế” mang ý nghĩa là: - Sóng được đặt trong phạm trù thời gian ngày xưa – quá khứ và ngày sau – tương lai. Những từ ngữ chỉ thời gian mang ý nghĩa tiếp nối, đối lập cùng ý nghĩa khẳng định của từ vẫn thế đem đến ý niệm về sự vĩnh hằng về sóng. Điều này rất phù hợp với thực tế: biển luôn là một thế giới vô biên, vĩnh viễn, xao động bởi những con sóng. - Sự hòa nhập tinh tế giữa các nét nghĩa ẩn dụ khi tình yêu soi vào sóng để tự nhận thức mình đã đem đến những liên tưởng về tình yêu của em: Giống như những con sóng cứ mãi dào dạt, mãi cồn cào, mãnh liệt trong lòng biển thì những khát vọng tình yêu mãnh liệt trong trái tim em cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Câu 5: - Biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong hai câu thơ cuối: ẩn dụ (ngực trẻ). - Hiệu quả: + Trước biển cả mênh mông, qua cảm nhận về thị giác, chúng ta luôn nhận thấy mặt biển vồng căng lên. Trong suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu, mặt biển giống như lồng ngực cường tráng, trẻ trung của trời đất và sóng giống như nhịp đập trong trái tim rạo rực yêu đương của biển. + Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người. Chính tình yêu khiến cho con người muôn đời tươi trẻ. |
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước, Ôi con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được, Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức. Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh - một phương. Câu 1. Nêu ý chính của đoạn thơ. Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Con sóng ” trong đoạn thơ? Câu 3. Hành trình dẫu ngược...dẫu xuôi của con sóng trong đoạn thơ có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của hành trình đó. GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Ý chính của đoạn thơ là: Nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng và lòng thuỷ chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu Câu 2: Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Con sóng” trong đoạn thơ là: Phép điệp sử dụng 3 lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết, như một ám ảnh thường trực về tình yêu và nỗi nhớ. Ba câu thơ gắn liền với hình ảnh sóng giống như những đợt sóng gối lên nhau. Đó là một ẩn dụ nghệ thuật về những đợt sóng lòng đang dâng trào trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Câu 3: Hành trình dẫu ngược...dẫu xuôi của con sóng trong đoạn thơ lạ ở chỗ bình thường ta nói Xuôi Nam, ngược Bắc. Ở đây, Xuân Quỳnh diễn tả con sóng Xuôi Bắc, ngược Nam. - Hiệu quả nghệ thuật của hành trình đó là: gợi sự vất vả hành trình của con sóng khi vào bờ. Cũng như em, em vượt qua mọi thử thách, cách trở của cuộc đời để thuỷ chung với anh. |
- Dạng đề nghị luận văn học
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phút và đại diện nhóm lên bảng trình bày các ý của nhóm mình.
PHIẾU BÀI TẬP 5 Đề bài: Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó. Phân tích đoạn thơ dưới đây để làm sáng tỏ nhận định trên: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương” GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988), là nữ thi sĩ trởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Sóng là bài thơ tình tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh - luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó. Bài thơ được rút ra từ tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). 2. Thân bài: a. Nỗi nhớ được biểu hiện bằng hình tượng "Sóng" * Biện pháp nghệ thuật: - Dùng từ đối lập: dưới - trên; lòng sâu - mặt nước; - Dùng điệp từ "con sóng" ba lần; - Nhân hóa: "con sóng nhớ bờ, ngày đêm không ngủ". → Cách diễn đạt trên đây nhằm thể hiện nỗi nhớ dồn lên tầng tầng, lớp lớp như từng đợt sóng. Con sóng nhớ bờ thao thức, trào dâng tưởng chừng tới tột độ. Tất cả nhằm thể hiện nỗi nhớ da diết trong tâm hồn người con gái đang yêu. Nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối tiếp nhau, thôi thúc, giục giã. Đó là nỗi nhớ của một tâm hồn không bao giờ yên định vì “Tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển). b. Nỗi nhớ được biểu hiện trực tiếp, thường trực, liên tục, cho dù đó là đêm hay ngày: - "Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức - Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương" - Xuân Quỳnh đã tìm được cách nói đạt nhất để biểu hiện nỗi nhớ trong tình yêu: ngủ, thức ("dẫu xuôi", "dẫu ngược") đều không yên vì nhớ mong, vì đợi, chờ, vì hướng "về anh". - Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh có màu sắc của ca dao: "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than" Đó là trạng thái bồn chồn, xao xuyến, không ổn định, bứt rứt như cắn xé, như giục giã lòng người, đứng ngồi không yên vì nỗi nhớ thường trực. 3. Kết bài: - Đây là một trong những khổ thơ hay, bộc lộ nỗi nhớ khi đang yêu trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. - Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của tác giả đợc khơi dậy khi đứng trước biển cả. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ, lúc thì hoà nhập, lúc lại là sự phân thân của "em". Người phụ nữ trong bài thơ soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, thể hiện tâm trạng của mình khi đang yêu thật xác đáng và đẹp đẽ. |
PHIẾU BÀI TẬP 6 Đề bài: “Ôi con sóng ngày xưa ... Cả trong mơ còn thức”. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi rõ sức gợi cảm phong phú, bất ngờ của hình tượng “sóng” trong sự liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình “em”. GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Sức gợi cảm phong phú của hình tượng "sóng" trong sự liên hệ đối sánh với nhân vật trữ tình "em" Để làm nổi bật ý này, bài làm có thể phân tích theo mấy ý nhỏ sau: a. Sự liên hệ đối sánh giữa hình tượng "sóng" và nhân vật trữ tình "em" trong bài thơ: Có thể giới thiệu, giải thích khái quát, ngắn gọn đặc điểm nghệ thuật chung của bài thơ (lưu ý cách xây dựng hình tượng, cấu tứ có sự soi chiếu bổ sung giữa "sóng" và "em", chủ yếu nhằm làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu). b. Trong đoạn thơ này, sự liên hệ đối sánh giữa "sóng" và "em" thật sự đã gợi được những liên tưởng phong phú. Cụ thể: - "Sóng" xưa nay "vẫn thế"; cũng như tình "em" mãi "khát vọng" "bồi hồi" ("Ôi con sóng ngày xưa… Bồi hồi trong ngực trẻ"). - "Sóng" khó biết khởi nguồn "từ đâu"; cũng như tình "em" khó biết bắt đầu từ "khi nào" ("Trước muôn trùng sóng bể... Khi nào ta yêu nhau"). - "Sóng" luôn thao thức vì "nhớ bờ"; cũng như "em" luôn thao thức "nhớ đến anh" ("Con sóng dưới lòng sâu... Cả trong mơ còn thức"), v.v... 2. Sự liên hệ đối sánh giữa "sóng" và "em" cũng tạo nên những liên tưởng, cảm xúc thật bất ngờ: Để làm nổi bật ý này có thể phân tích các ý cụ thể sau: a. Bất ngờ ngay trong việc gợi cảm nhận về sự giống nhau giữa "sóng" và "em". Chẳng hạn: cả hai cùng gợi một khát vọng muôn thuở, muôn đời; cùng gợi một nỗi thao thức không nguôi; cùng gợi những băn khoăn suy nghĩ tìm kiếm đến ngọn nguồn; "sóng" là sự sống của biển cũng như "nhớ" và "khát vọng" là sự sống của tình yêu, sự sống của "em"... Những miêu tả, cảm nhận như vậy đều bất ngờ, mới mẻ. (Có thể liên hệ, phân tích thêm để làm rõ việc Xuân Quỳnh dùng "sóng" trong trạng thái động để gợi tả tình yêu của người phụ nữ là một bất ngờ, vì xưa nay thơ ca thường nhìn nhận tình yêu của giới nữ ở trạng thái tĩnh, thụ động; đặt "sóng" và "em" cạnh nhau trong sự đối sánh tương đồng, làm cho "em" mang thêm nhiều đặc tính của "sóng" cũng như "sóng" sẽ mang thêm những trạng thái, cảm xúc đầy nữ tính của "em": "sóng" không chỉ ồn ào, dữ dội mà còn dịu êm, lặng lẽ, không chỉ vỗ trên mặt nước mà còn vỗ dưới lòng sâu...). b. Bất ngờ ngay cả trong việc gợi lên ý thức về chỗ khác nhau giữa "sóng" và "em" Chẳng hạn: "Sóng" "nhớ bờ", thao thức cả ngày lẫn đêm nhưng đó vẫn là nỗi nhớ trong thời gian hiện thực, còn "em" nhớ anh, thao thức từ cõi thực cho đến cõi "mơ"; "sóng" đã thao thức thờng xuyên và tha thiết: "Ngày đêm không ngủ được", nhưng "em" thao thức còn da diết, khắc khoải hơn: "Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức". → Ý thức về sự khác nhau giữa "sóng" và "em" như vậy sẽ góp phần tạo nên sự vận động bất ngờ của hình tượng thơ, cảm xúc và liên tưởng thơ. 3. Đánh giá: Đây là một đoạn thơ hay trong một bài thơ được nhiều người yêu thích. Có thể nêu bật mấy ý sau: - "Sóng" là hình tượng đặc sắc thể hiện một cách nhìn độc đáo, mới mẻ về vẻ đẹp tình yêu và tâm hồn người phụ nữ (có thể liên hệ, so sánh thêm với các bài thơ tình yêu của Xuân Quỳnh hoặc các tác giả khác có dùng biểu tượng sóng). - Đoạn thơ hay ở cách cấu tứ, cách xây dựng hình tượng, ẩn dụ, hay ở giọng thơ vừa nồng nhiệt vừa sâu lắng, nhất là có sức gợi cảm phong phú bất ngờ. |
PHIẾU BÀI TẬP 7 Đề bài: “Ôi con sóng ngày xưa ... Cả trong mơ còn thức”. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi rõ sức gợi cảm phong phú, bất ngờ của hình tượng “sóng” trong sự liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình “em”. GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Mở bài: - “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng trung tâm - “ sóng”.Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của tác giả đợc khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn. - Tác giả đã mượn hình tượng sóng để diễn tả tình cảm của người phụ nữ khi đang yêu một cách chân thành, trong sáng. II. Thân bài: - Hình tượng sóng đợc gợi ra bằng âm điệu lúc nhịp nhàng, khi dạt dào sôi nổi, lúc thầm thì lắng sâu, gợi lên âm hưởng những đợt sóng liên tiếp, miên man, đợc tạo nên bằng thể thơ năm chữ với những câu thơ liền mạch hầu nh không ngắt nhịp. Nhịp sóng cũng chính là nhịp lòng của nhân vật trữ tình, một điệu tâm hồn không thể yên định, đầy biến động, chảy trôi và chất chứa những khát khao rạo rực: “Dữ dội và dụ êm ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” - Mỗi đặc tính của sóng đều tơng hợp với khía cạnh trạng thái của tâm hồn. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập để diễn tả trạng thái biến đổi không ngừng của sóng. Đồng thời qua sóng thấy đợc tâm tình, tính khí của ngời con gái đang yêu: họ sống với những trạng thái trái ngược trong lòng “dữ dội rồi dịu êm, ồn ào và lặng lẽ”. - Với khát vọng lớn lao như thế, sóng không chịu dừng lại ở sông, vì “sông không hiểu nổi mình”, sóng phải “tìm ra tận bể”. Hành trình ra bể rộng, từ bỏ giới hạn chật hẹp tìm đến chân trời bao la của tâm hồn. Ra đến bể rộng, con sóng mới thật sự tìm thấy mình, nhận thức đợc sức mạnh và khát khao của nó. - Sóng là vĩnh hằng với thời gian, dù ngày xa hay ngày sau vẫn không thay đổi, cũng nh nỗi khát vọng tình yêu của con người - nỗi khát vọng bồi hồi trong trái tim tuổi trẻ: “Ôi con sóng ngày xa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” Khi tình yêu đến, như một tâm lí tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích. Nhng tình yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường, đầy bí ẩn nên không thể giải thích, cũng không thể cắt nghĩa được. Cuối cùng đành phải thú nhận: “Em cũng không biết nữa” → Lời thú nhận chân thành, tế nhị nhưng sâu lắng. “Con sóng dưới lòng sâu … Cả trong mơ còn thức” - Tác giả đã mượn hình tượng sóng để diễn tả nỗi nhớ trong trái tim đang yêu: “nhớ không ngủ được”, “trong mơ còn thức”. → Nỗi nhớ cồn cào, da diết, thường trực bao trùm lên cả không gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ. Nó cuồn cuộn, dạt dào như những đợt sóng biển triền miên, không nghỉ. → Tình yêu của người con gái vừa thiết tha, mãnh liệt vừa trong sáng, giản dị vừa thuỷ chung, duy nhất vừa chân thành đằm thắm. Đây chính là cơ sở để đi đến đích của tình yêu là hạnh phúc gia đình cũng như con sóng nhất định sẽ vào đến bờ “dù muôn vời cách trở”. “ Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ” Cuối cùng, sóng cũng nói giúp cho nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn, sống hết mình trong tình yêu, cho tình yêu là tất cả để từ đó vĩnh viễn hoá tình yêu, để tình yêu trở nên bất tử. III. Kết bài: Qua hình tượng sóng người đọc cảm nhận đợc sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi đang yêu. Người phụ nữ mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát vọng và những rung động rạo rực của lòng mình trong tình yêu. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố: Cho HS nhắc lại những ý chính của bài thơ.
- Bài tập về nhà: Viết phiếu bài tập số 6 thành bài văn hoàn chỉnh và nộp vào buổi sau.
Từ khóa » Giáo án Bài Sóng Ngữ Văn 12
-
Giáo án Môn Ngữ Văn Khối 12 - Sóng - Xuân Quỳnh
-
Giáo án Ngữ Văn 12 - Tiết 37, 38: Sóng - Xuân Quỳnh
-
Giáo án Bài Sóng (Xuân Quỳnh) | Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 Chuẩn Nhất
-
Giáo án PTNL Bài Sóng | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 12
-
Giáo án Bài Thơ Sóng Hay Dễ Hiểu Mới Nhất 2021 - Học Văn 12
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tuần 13: Sóng
-
Giáo án Bài Thơ Sóng Hay Dễ Hiểu - Học Văn 12 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Sóng - Xuân Quỳnh
-
Giáo án Ngữ Văn 12: Sóng - Xuân Quỳnh - Tài Liệu - Ebook
-
Giáo án Bài Sóng - .vn
-
Giáo án Môn Ngữ Văn Lớp 12 Bài 29 - Sóng
-
Giáo án 12 Bài Sóng | Bản-đồ.vn - Bản-đồ.vn | Năm 2022, 2023
-
Soạn Bài Sóng Trang 154 - SGK Ngữ Văn 12 Tập 1