Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 6 Chân Trời Sáng Tạo Bài 1: Văn Bản "Thánh ...

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: THÁNH GIÓNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyền thuyết, về truyền thyết Thánh Gióng mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập..
  2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về truyền thuyết đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về truyền thuyết đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù: Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  4. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em có ấn tượng gì sau khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng?

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời.

- GV dẫn vào bài học mới.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập về thể loại truyền thuyết

  1. Mục tiêu: HS nắm vững kiến thức về thể loại truyền thuyết.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, nêu khái niệm của truyền thuyết và phân loại truyền thuyết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Kiến thức chung về thể loại truyền thuyết

1. Khái niệm

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

2. Phân loại truyền thuyết

+ Truyền thuyết thời Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng.

+ Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương.

Hoạt động 2: Ôn tập văn bản Thánh Gióng

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững nội dung chính của VB Thánh Gióng.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV phát phiếu học tập theo bàn, yêu cầu HS điền thông tin vào phiếu học tập:

Thể loại

Nhân vật chính

Ngôi kể

PTBĐ

Bố cục

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS điền thông tin vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận:

+ Nhóm 1: Tìm các chi tiết nói về sự ra đời của Gióng và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.

+ Nhóm 2: Tìm các chi tiết nói về sự trưởng thành của Gióng và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.

+ Nhóm 3: Tìm các chi tiết nói về việc Gióng đánh giặc, bay về trời và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.

+ Nhóm 4: Nêu những dấu tích mà Thánh Gióng để lại và ý nghĩa của những dấu tích đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV3: Tổng kết nội dung và nghệ thuật

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nêu nội dung – ý nghĩa, nghệ thuật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Kiến thức chung về VB Thánh Gióng

1. Thể loại: truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước.

2. Đọc – kể tóm tắt

- Nhân vật chính: Gióng.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

- PTBĐ: tự sự.

3. Bố cục: 4 phần

- P1: từ đầu… nằm đấy : Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

- P2: Tiếp… cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng

- P3: Tiếp… lên trời: Gióng đánh tan giặc và bay về trời

- P4: Còn lại: Những vết tích còn lại của Gióng.

III. Kiến thức trọng tâm

1. Sự ra đời của Gióng

- Thời gian, địa điểm: vua Hùng thứ 6, tại làng Gióng.

- Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn.

- Bà mẹ ướm vào vết chân lạ  thụ thai.

- Mang thai 12 tháng mới sinh.

- Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi.

 Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường.

2. Sự trưởng thành của Gióng

- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.

- Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.

 Tinh thần yêu nước của nhân dân.

- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi  sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.

- Bà con góp gạo nuôi chú bé.

 thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân.

3. Gióng đánh giặc và bay về trời

- Tư thế, hành động:

+ Phi thẳng đến nơi có giặc

+ Đón đầu, giết hết lớp này đến lớp khác

 Sự oai phong, lẫm liệt, sức mạnh không thể địch nổi của tráng sĩ

- Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ bụi tre quật vào giặc

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

3.4. Những dấu tích còn lại

- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương

- Bụi tre đằng ngà

- Ao hồ liên tiếp

- Làng Cháy

 Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa

* Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.

* Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.

2. Nghệ thuật

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

NV1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh vào câu trả lời đúng nhất

1. Sự ra đời của Thánh Gióng có đặc điểm gì khác thường?

A. Bà mẹ ướm chân vào vết chân to

B. Ba năm không biết nói, biết cười

C. Thụ thai 12 tháng

D. Tất cả ý trên

2. Thánh Gióng bảo sứ giả chuẩn bị cho mình những gì để đánh giặc?

A. Roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt

B. Một đội quân hùng mạnh

C. Tre đằng ngà

D. Tất cả ý trên

3. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé có sự thay đổi lớn lao như thế nào?

A. Biết nói

B. Ra trận đánh giặc

C. Lớn nhanh như thổi

D. Ăn mấy không no

4. Hoàn thành câu sau: Bà con vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì...

A. Mong chú chóng lớn

B. Thương bố mẹ chú nghèo

C. Mong chú biết nói

D. Ai cũng mong chú giết giặc cứu nước

5. Chọn những câu mô tả đúng về chiến công đánh giặc của Thánh Gióng:

A.

Chú bé vùng dậy vươn vai thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong

B.

Tráng sĩ phi ngựa đến thẳng chân núi Trâu

C.

Tráng sĩ đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác

D.

Tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc

6. Hành động Thánh Gióng cởi bỏ giáp sắt lại, rồi cả người cả ngựa bay về trời thể hiện điều gì?

A. Không màng danh lợi

B. Hi sinh đẹp đẽ

C. Về cõi bất tử

D. Hoàn thành nhiệm vụ

7. Nhân dân đã cố gắng thuyết phục mọi người rằng truyện Thánh Gióng có thật qua những dấu vết nào?

A. Tre đằng ngà

B. Làng Cháy

C. Những ao hồ liên tiếp

D. Tất cả ý trên

8. Thánh Gióng được vua phong là gì?

A. Thánh Gióng

B. Tứ bất tử

C. Phù Đổng Thiên Vương

D. Đức Thánh Phù Đổng

9. Hình ảnh Thánh Gióng tiêu biểu cho điều gì?

A. Ý thức bảo vệ quốc gia

B. Anh hùng chống ngoại xâm

C. Sức mạnh chiến đấu

D. Sức mạnh thần kì

10. Ngày hội toàn dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên rèn luyện thân thể được gọi là gì?

A. Hội Gióng

B. Hội khỏe Phù Đổng

C. Hội thao Thánh Gióng

D. Hội làng Gióng

- GV gọi một số HS trình bày bài làm, sau đó sửa bài.

Gợi ý đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

C

D

C

D

D

C

B

B

NV2: GV phát đề luyện tập cho HS, yêu cầu HS làm bài cá nhân.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

I. Đọc kĩ đoạn văn sau, trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất

Bấy giờ, có giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”

(Trích Thánh Gióng – Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục, tr.21)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại truyện gì?

A. Truyện truyền thuyết

B. Truyện cổ tích

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện cười

Câu 3. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Vừa kể theo ngôi thứ nhất, vừa kể theo ngôi thứ ba

Câu 4. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

A. Sứ giả

B. Đứa bé

C. Nhà vua

D. Nước ta

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng với thể loại truyền thuyết?

A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường như có liên quan đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của dân tộc.

B. Những câu chuyện hoang đường.

C. Cuộc sống hiện thực được tác giả tái hiện lại bằng tưởng tượng.

D. Lịch sử dân tộc đượcphản ánh chân thật qua các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật.

II. Tự luận

Câu 6. Câu nói đầu tiên mà nhân vật Thánh Gióng cất lên là gì? Ý nghĩa của câu nói đó?

Câu 7. Chi tiết “Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?

- GV mời một số HS trình bày bài làm, sau đó chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

I.

1

2

3

4

5

C

A

B

A

A

  1. Câu 6.

- Câu nói đầu tiên nhân vật Thánh Gióng cất lên là câu nói đòi đi đánh giặc: “Ông về... Ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

- Tiếng nói ấy biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc của Gióng, cũng là của nhân dân ta. Nó thể hiện được ý chí và niềm tin chiến thắng, đồng thời thể hiện được thái độ tự cường, tự chủ của dân tộc.

Câu 7.

- Chi tiết “Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng có sức mạnh phi thường.

- Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước.

Từ khóa » Truyện Thánh Gióng Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo