Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 8 Bài: Văn Bản “Muốn Làm Thằng Cuội”
Có thể bạn quan tâm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN “MUỐN LÀM THẰNG CUỘI”
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Muốn làm thằng Cuội, kiến thức về trường từ vựng, bố cục văn bản mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Muốn làm thằng Cuội.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Muốn làm thằng Cuội.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực nhận diện, phân loại trường từ vựng.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
- Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNGa. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữd. Tổ chức thực hiện:
- GV: Chúng ta đã nghe kể những chuyện nào về chị Hằng trên cung trăng?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt: Cũng có một người muốn lên cung trăng để làm chú Cuội. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà.
HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức chung về tác giả, tác phẩm
- Mục tiêu: HS nắm được kiến thức, nội dung bài học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi, hướng dẫn, HS lắng nghe, trả lời.
- Sản phẩm: Câu trả lời và kiến thức của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV lần lượt đặt câu hỏi: + Em hãy nếu những hiểu biết của mình về nhà thơ Tản Đà? + Bài thơ được viết vào thời gian nào? + Bài thơ được viết theo thể thơ nào? + Tên bài thơ có gì mới mẻ so với thơ cổ điển em đã học? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe câu hổi, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số bạn đứng lên trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức trọng tâm. | I. Tìm hiểu chung về văn bản - Tản Đà là một nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, có nhân cách cao thượng, sáng trong. Ông không muốn hoà nhập với XHTD phong kiến đầy rẫy chuyện xấu xa, nhơ bẩn hỗn tạp, xô bồ, bon chen danh lợi. Ông tìm cách thoát ly vào rượu, thơ, vào cõi mộng cõi tiên, vào lối sống phong dung, khoáng đạt của khách tài tử đa tình. - Thể thơ: thất ngôn bát cú nhưng chứa cái sầu mộng, cái thoát ly, cái đa tình, cái ngông rất mới mẻ, lãng mạn và đầy sáng tạo. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức trọng tâm
- Mục tiêu: HS tìm hiểu văn bản.
- Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm: Đáp án của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Hình ảnh nào khơi nguồn ảm hứng cho nhà thơ? + Thơ trữ tình lãng mạn là tiếng nói trực tiếp của tác giả. Vậy nhân vật trữ tình ở bài thơ là ai? Và có tâm sự gì? + Theo em vì sao tác giả lại có tâm tạng “buồn, chán” trần thế? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Bước 3: Báo cáo kết quả - Một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đọc 5 câu thơ còn lại. - GV đặt câu hỏi: + Khi buồn, chán, con người ta có thể tìm về dĩ vãng để quên đi thực tại. Nhưng trong bài thơ khi buồn, chán t/g muốn thoát ly thực tại bằng cách nào? có gì đặc biệt? + Cách thoát ly ấy đã nói lên được phong cách gì trong thơ ông mà em đã biết? + Em hiểu "Ngông" có nghĩa là gì? + Từ những hiểu biết về từ "Ngông" em hãy PT cái "Ngông" của Tản Đà trong bài thơ "Muốn làm thằng Cuội". + "Cung Quế, cành đa" là những nơi dành cho những người ntn trong tưởng tượng của người xưa? + Nhà thơ muôn lên cung trăng để chơi, những thú chơi trên cung trăng là những gì? + Có gì đặc biệt trong cách dùng từ và phép đối ở hai câu thơ (thực, luận)? Tác dụng của NT đó? + Đọc 2 câu luận, hãy chỉ ra chất phong tình và lãng mạn của tác giả trong ý thơ? + Theo em khát vọng thoát ly của Tản Đà có phải là trốn chạy và xa lánh kg? + Từ những phát hiện trên em có nhận xét gì về thơ của Tản Đà? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà GV đã đặt ra. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mơi một số bạn trả lời câu hổi trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Nhận xét đánh giá - GV Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ - GV bổ sung: Cách tân của Tản Đà là những cách tân trong thơ Đường Luật để ý tình được tung phá. Cái tôi trữ tình lãng mạn được bay bổng tự nhiên - cũng vì những sáng tạo đó mà người ta nói Tản Đà là gạch nối liền giữa thơ cũ và thơ mới … và là người mở đầu cho phong trào thơ mới của VH lãng mạn. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Hành động nào được nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả? + Ý nghĩa của tiếng “cười” ở đây là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả - Một số HS báo cáo kết quả. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung: Chính từ “cười:” đã thể hiện đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn, phong thái phóng khoáng ngông nghênh và rất duyên dáng, đa tình của Tản Đà. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Theo em những yếu tố NT nào tạo nên sưc hấp dẫn của bài thơ. + Nội dung của bài thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá, kết luận - GV Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV mời 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK | II. Kiến thức trọng tâm 1. Hai câu đầu - Tác giả buồn chán thực tại XH đen buồn vì công danh dở dang, vì đời thiếu tri âm tri kỷ. + Hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ: Đêm trăng thu. + Thơ trữ tình lãng mạn là tiếng nói trực tiếp của tác giả. Nhân vật trữ tình ở bài thơ là chính là tác giả. Có tâm sự: · Buồn chán thế gian. · Muốn nói tâm sự ấy với Chị Hằng chứ không phải là ai khác. + Tác giả có tâm trạng "buồn, chán" trần thế vì: thấy bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát ly khỏi cuộc đời đáng chán nản ấy. 2. Câu thực, luận - Ước muốn lên cung trăng thoát ly thực tại chán ngán. - Thể hiện cái ngông, cái cốt cách đa tình của t/g. + Khi buồn, chán, con người ta có thể tìm về dĩ vãng để quên đi thực tại. Nhưng trong bài thơ khi buồn, chán t/g muốn thoát ly thực tại bằng cách: muốn làm thằng Cuội, muốn lên cung trăng làm bầu bạn với mây gió .v.v…) Một hồn thơ "Ngông" - làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người bình thường. Đây là một ước muốn khác đời, ngông nghênh lãng mạn với cá tính nhạy cảm, đa tình. + Trong tưởng tượng của người xưa, "Cung Quế, cành đa" là những nơi dành cho những siêu nhân – tiên, chỉ có trong giấc mơ, trong tưởng tượng lãng mạn bay bổng của nhà thơ là giấc mộng thoát ly. + Nhà thơ muôn lên cung trăng để chơi, những thú chơi trên cung trăng là: Đỡ tủi, có bầu có bạn, vui cùng gió, cùng mây. + Điểm đặc biệt trong cách dùng từ và phép đối ở hai câu thơ (thực, luận): - Dùng điệp ngữ: có, cùng - Đối thanh, đối ý, lời Nhấn mạnh nhu cầu được thoả mãn đời sống nội tâm + Chất phong tình và lãng mạn của tác giả trong ý thơ 2 câu luận: lên với trăng, ẩn mình trong mây bay, gió cuốn, sánh vai bầu bạn với người đẹp Hằng Nga, không còn buồn sầu, cô đơn. + Khát vọng thoát ly của Tản Đà không phải là trốn chạy và xa lánh. Những giấc mơ, khát vọng trong giấc mộng vẫn mang đủ bản tính đa tình và "ngông" của t/g, vẫn ước muốn được cuộc sống đích thực với những niềm vui ở cõi trần đi tìm bạn bè nhân hậu, chân tình. => Hai câu thực, luận đã bộc lộc những ước mơ và tính cách nào của nhà thơ: thoát ly thực tại chán ngán và cách chơi ngông của nhà thơ đa tình. Phong cách thơ Tản Đà: Vừa mang phong cách cũ (thể thơ) vừa có những sáng tạo mới mẻ về câu chữ, ngôn từ, ND. 3. Hai câu kết - Mơ ước về tương lai, muốn được ở cung trăng mãi mãi. + Hành động được nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả là hành động cười Ý nghĩa: - Vì đã đạt ước mơ, khát vọng thoát ly, xa lánh cõi trần. - Cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần chỉ là nơi bé nhỏ thấp hèn, chật hẹp. III. Tổng kết - Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm. - Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. |
- LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát phiếu bài tập theo từng bàn, các bạn trong bàn cùng thảo luận, hoàn thành bài tập.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Câu 1. Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế”? Câu 2. Nhiều người đã nhẫn ét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì (bộc lộ một thái độ như thế nòa đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 – 4, 5 – 6). Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì? Câu 4. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ? Câu 5. Nhận xét về phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ. |
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Theo em Tản Đà có tâm trạng chán trần thế bởi lẽ:
- Cuộc sóng trong xã hội thực dân phong kiến tàn ác, bất nhân.
- Ông mang trong mình nỗi nhục mất nucows, nỗi buổn vì bản thân rơi vào cảnh long đông, lận đận, bế tắc
- Tản Đà vốn phóng khoáng, lãng mạn nên ông không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
- Bản thân ông không đủ sức thay đổi được thực tại bi kịch.
Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán: từ nỗi đau trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc đến nỗi đau kiếp người trước cảnh gió gió mưa rồi nỗi cô đơn thất vọng, bế tắc của riêng mình: ‘Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo. Mà đến bây giờ có thế thôi”. Chính vì thế, thi sĩ Tản Đà muốn thoát li cái xã hội ngột ngạt tầm thường thời bấy giờ bằng thế giới của sự mộng tưởng. Ông “muốn làm thằng Cuội” bỏ quách nhân gian để lên cung quế sống bên chị Hằng.
Câu 2.
- Ngông là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người xung quanh mình. Trong văn học, ngông là biếu hiện cùa ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời, không chịu gò ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi lề thói thông thường, chẳng hạn Nguyễn Công Trứ lấy mo cau che đít bò đủng đỉnh cưỡi lên chùa trong Bài ca ngất ngưởng hay Trần Tế Xương trong bài Bần nhi lạc đã ngợi ca lối sống của chú Mán: “Không đội nón chịu màu da dãi nắng. Chẳng nhuộm răng, dễ trắng dễ cười đời”.
- Trong bài thơ này, cái ngông đó bộc lộ trong:
+ Ý muốn được làm thằng Cuội, bỏ quách trần gian lên cung trăng cùng sống bên chị Hằng, bầu bạn vui cùng gió cùng mây trông xuống cõi người mà cười cợt.
+ Tuy nhà thơ gọi Hằng Nga là chị, tự xưng mình là em nhưng giọng điệu bài thơ không khỏi ít nhiều có tình ý lơi lả, ý vị cợt đùa. Trong cách xưng hô trò chuyện cùa ông với người đọc ít nhiều cũng hàm chứa thái độ chơi ngông. Đặc biệt là tư thế ở cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười thì đúng là một thái độ ngông nghênh khác lạ so với đương thời.
Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái “ngông” của ông là nhân cách hơn người.
Câu 3. Cái cười ở đây có ý nghĩa:
- Sau cùng, hai câu kết càng bộc lộ tâm trạng của nhà thơ:
Rồi cứ mồi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Hình ảnh “tựa nhau” giữa nhà thơ cùng chị Hằng mới lãng mạn làm sao. Rằm tháng Tám, đêm Trung thu chính là lúc trăng tròn và sáng nhất trong năm. Khi đó, người người trong cõi trần gian này đều ngẩng đầu lên ngắm trăng. Cũng chính khi đó, nhà thơ ngồi trên cung trăng tựa vai chị Hằng “trông xuống thế gian, cười”.
- Cái “cười” ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa:
+ Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng.
+ Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán.
+ Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.
Câu 4. Những yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ là:
- Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ.
- Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn.
- Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường.
- Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.
Câu 5. Các phép đối trong hai câu 3 – 4 và 5 – 6 của bài thơ.
- Luật thơ Đường, các cặp câu 3- 4 và 5- 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3 - 4 đối nhau.
+ Về hình ảnh: cung quế - cành đa
+ Về hành động: ngồi - nhắc
+ Đối về ý tứ: thăm dò - đề nghị
Câu 5 - 6 đối về ý: bầu bạn - gió mây, tủi- vui
Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.
- NV2: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Nét cá tínhThông tin không đúng về tác giả Tản Đà là: A. Tản Đà (1889-1939) có bút danh là Nguyễn Khắc Hiếu B. Ông xuất thân là nhà nho , từng đi thi những không đỗ . Sau ông chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ C. Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sách, vừa cổ điển vừa hiện đại D. Ngoài ra Tản Đà rất thành công với truyện ngắn và kí mang màu sắc hiện thực, thâm trầm. Câu 2. Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nằm trong tập thơ nào của Tản Đà? A. Khối tình con I, xuất bản năm 1917 B. Khối tình con II, xuất bản năm 1917 C. Thề non nước, Tiểu thuyết viết năm 1920 D. Giấc mộng lớn, Tự truyện viết năm 1932 Câu 3. Chân dung thi sĩ Tản Đà tiêu biểu về tác giả Tản Đà là A. Phóng khoáng, khao khát lập thân, lập công danh B. Ngông và đa tình C. Mơ mộng, yêu đời D. Mang nặng niềm hoài cổ Câu 4. Trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội, thi sĩ Tản Đà xưng hô với chị Hằng như thế nào? A. Gọi chị, xưng em. B. Gọi chị, xưng mình. C. Gọi chị, xưng anh. D. Gọi chị, xưng tôi. Câu 5. Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tứ tuyệt. B. Thể thơ thất ngôn bát cú. C. Thể thơ tự do. D. Thể thơ bảy chữ. Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ sau Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui A. Phép đối, liệt kê B. Nhân hoá, liệt kê C. Ẩn dụ, liệt kê D. So sánh, tương phản Câu 7. Nhan đề “Muốn làm thằng Cuội” cho chúng ta thấy điều gì ở con người nhà thơ? A. Sự đùa cợt của nhà thơ trước thực trạng cuộc sống lúc bấy giờ. B. Xu hướng nhập cuộc, muốn cống hiến tài năng cho đất nước. C. Xu hướng muốn thoát li, xa lánh chốn bụi trần của nhà thơ. D. Lòng yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ. Câu 8. Nội dung chính của bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” là gì? A. Ước mơ được lên cung trăng để làm bạn với chị Hằng và chú Cuội. B. Cuộc sống thanh thản, an nhàn, hạnh phúc của tác giả trong cuộc sống đời thường. C. Lòng yêu đời, yêu người của tác giả. D. Tâm sự buồn chán của nhà thơ trước cảnh thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng. Câu 9. Hai câu thơ trên thể hiện khát vọng gì của nhà thơ? A. Khát vọng cuộc sống hạnh phúc, không có nỗi buồn và cô đơn. B. Khát vọng về một cuộc sống bình yên, vui vẻ. C. Khát vọng về một tình bạn cao đẹp, sâu sắc. D. Khát vọng được hoà mình với thiên nhiên. Câu 10. Tâm trạng của tác giả trong hai câu thơ “Đêm trường buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi” là gì? A. Tâm trạng buồn rầu vì đường công danh sự nghiệp không thành. B. Tâm trạng buồn rầu vì cảnh trần thế đầy rẫy những xấu xa. C. Tâm trạng buồn rầu vì cảnh nghèo túng, đói khổ của con người ở chốn trần gian. D. Tâm trạng buồn rầu vì tác giả không làm được gì để giúp đỡ gia đình. Câu 11. Nét mới của tác phẩm là gì: A. Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh , giọng thơ phóng khoáng đa tình. B. Những cách tân mới trong luật thơ - không có về đối trong câu Thực C. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật D. Đề tài về trăng Câu 12. Từ “cười” trong câu thơ sau không mang nét nghĩa nào sau đây? Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười A. Nụ cười kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời và cõi nhân gian nhỏ bé B. Nụ cười hạnh phúc vì thoát khỏi khổ đau, sống cuộc đời không nỗi buồn và tự do C. Nụ cười xót xa vì không về được dương gian, thiếu quê hương D. Nụ cười sung sướng khi tìm được người bầu bạn, không còn phải sống cô đơn. |
Từ khóa » Giáo án Bài Muốn Làm Thằng Cuội
-
Giáo án Văn 8 Bài Muốn Làm Thằng Cuội
-
Văn Bản: Hướng Dẫn đọc Thêm: Muốn Làm Thằng Cuội
-
Giáo án Ngữ Văn 8: Bài Muốn Làm Thằng Cuội - Tech12h
-
Giáo án Ngữ Văn 8 Bài 16: Muốn Làm Thằng Cuội - Tài Liệu Text
-
Giáo án Vnen Bài Muốn Làm Thằng Cuôi - Hai Chữ Nước Nhà
-
Giáo án Bài MUỐN LÀM THẰNG CUỘI Ngữ Văn Lớp 8 Theo 5 Bước
-
Tiết 62: Muốn Làm Thằng Cuội - Năm Học 2006 ... - Giáo án Ngữ Văn 8
-
Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 62: Muốn Làm Thằng Cuội
-
Bài 16. Muốn Làm Thằng Cuội - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội Của Tản Đà - SoanBai123
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 62: Muốn Làm Thằng Cuội - Tản Đà
-
Kết Bài Muốn Làm Thằng Cuội
-
Giáo án Ngữ Văn 8 Muốn Làm Thằng Cuội | YopoVn.Com