Giáo án: Phân Biệt Khối Vuông, Khối Chữ Nhật - MN Liên Châu-YL

GIÁO ÁN

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Đề tài: PHÂN BIỆT KHỐI VUÔNG KHỐI CHỮ NHẬT

Chủ đề: Nghề nghiệp

Đối tượng: 5 – 6 tuổi

I. Mục tiêu:

- Trẻ gọi đúng tên khối vuông, khối chữ nhật, biết đặc điểm của khối vuông, khối chữ nhật.

- Phân biệt được các điểm giống và khác nhau của khối vuông, khối chữ nhật.

2. Kỹ năng

- Trẻ biết sử dụng các giác quan để phân biệt được khối vuông, khối chữ nhật.

- Trẻ có kỹ năng tương tác với nhau, kỹ năng hoạt động tập thể

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định ở trẻ

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, đoàn kết với bạn

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước to hơn.

- Giáo án điện tử. về các khối

- 3 hộp có lỗ. Các khối vuông, chữ nhật đủ cho trẻ chơi trò chơi

- Bài hát, bài đồng dao về chủ đề.

2. Của trẻ

- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng, có khối vuông, khối chữ nhật

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Chào mừng tất cả các bạn cùng đến tham gia chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay

- Đến với chương trình hôm nay sẽ mang lại cho các cỏn rất nhiều phần chơi thú vị và bổ ích đấy.

*Mở đầu là phần chơi “Bé cùng khám phá

Chúng mình hát cùng đọc với cô bài đồng dao về khối nhé

  • Cô và trẻ cùng đọc đồng dao
  • Lần 1. Về khối vuông
  • Lần 2 đọc về khối chữ nhật

Các con vừa đọc bài nói về cái gì?

Hỏi 2 – 3 trẻ

- À đúng rồi bài đồng dao vừa rồi có nhắc đến khối vuông và khối chữ nhật đó cũng chính là bài học hôm nay chúng mình đấy.

-Vừa rồi các đọc rất giỏi chương trình còn tặng cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng đấy chúng mình các con hãy đứng lên để đi lấy rổ về chỗ ngồi nào

*Ôn nhận biết khối vuông, khối chữ nhật.

- Các con hãy để rổ quà ra trước mặt nào.

- Các con hãy quan sát xem trong rổ của chúng mình có quà gì nào?

- Các con ạ chương trình cũng đã tặng cô một hộp quà chúng mính có muốn khám phá hộp quà của cô không

- Cô lấy khối vuông ra cho trẻ gọi tên

+ Các con hãy cầm khối vuông giơ lên và gọi tên khối nào

-Cho nhiều cá nhân trẻ gọi tên khối

- Xem cô còn có quà gì đây

- Khối chữ nhật ạ

+ Các con hãy cầm khối chữ nhật giơ lên và gọi tên khối nào?

- Cho cá nhân trẻ gọi tên khối

- Cô cho trẻ đọc tên khối vuông và khối chữ nhật

( động viên tuyên dương trẻ)

- Qua phần chơi khám phá cô thấy các bạn chơi rất tốt , nhận biết khối rất giỏi và ngay bay giờ cô mời các con cùng đến với phần chơi tiếp theo của chương trình đó là phần chơi.

Đứng quanh cô đọc đồng dao

Khối vuông, khối chữ nhật ạ

Cá nhân trẻ trả lời

Lấy rổ về chỗ ngồi

Đặt rổ ra trước mặt

Khối vuông, khối chữ nhật ạ

Cầm khối vuông và giơ lên gọi tên khối

Khối chữ nhật ạ

Cầm khối chữ nhật và giơ lên gọi tên khối

Hoạt động2. Phần chơi thứ 2: Thử tài của bé

*Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

- Ở phần chơi này yêu cầu các con phải phân biệt khối vuông và khối chữ nhật theo đặc điểm của khối.

* Phân biệt khối vuông

- Chúng mình cầm cho cô khối vuông và sờ vào mặt bao của khối nào?

- Bạn nào có cảm nhận gì về mặt bao của khối vuông

- Cô mời 3 -4 bạn

- Bạn nào còn phát hiện ra điều gì ở khối vuông nữa nào

- 3- 4 trẻ trả lời

- Các con đếm các mặt của khối khối vuông xem có đúng là khối vuông có 6 mặt không nhé

- Các mặt bao của khối vuông như thế nào? đều là hình gì? (hỏi nhiều trẻ)

+ Chúng mình lăn khối vuông nào?

+ Có lăn được không? Vì sao?( hỏi nhiều trẻ)

+ Chồng khối: Cho 2 trẻ quay mặt vào nhau chồng khối.

Có chồng được không?

Cô khẳng định lại: Khối vuông có 6 mặt các mặt của khối vuông đều là hình vuông, khối vuông ko lăn được vì khối vuông có các mặt phẳng mà chỉ xếp chồng được lên nhau., và khối vuông có thể trượt được trên mặt phẳng.

Cho trẻ xem các mặt của khối vuông trên máy tính trên máy tính

* Phân biệt khối chữ nhật:

+ Chọn cho cô khối chữ nhật nào

+ Các con hãy sờ vào mặt bao của khối chữ nhật và nêu lên nhận xét của mình nào?

+ Mặt bao của khối chữ nhật như thế nào?( các mặt đều phẳng)(gọi nhiều trẻ)

-Ai còn phát hiện ra khối chữ nhật ntn nữa?

+ Các con hãy đếm mặt bao của khối chữ nhật?

- Khối chữ nhật có mấy mặt?

+ Các mặt của khối chữ nhật là hình gì?

+ Chúng mình lăn khối chữ nhật, có lăn được không? Vì sao?

- Cô khẳng định lại: Khối chữ nhật cũng có 6 mặt, các mặt của đều là hình chữ nhật, khối chữ nhật ko lăn được vì có các mặt đều phẳng lì, chỉ xếp chồng được lên nhau, và trượt được trên mặt phẳng

Cho trẻ xem các mặt của khối chữ nhật trên máy tính trên máy tính

*So sánh khối vuông và khối chữ nhật.

+ Các con hãy nhận xét xem khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì giống nhau và khác nhau?

- 3- 4 trẻ trả lời

*Cô chốt: khối vuông và khối chữ nhật giống nhau: đều có 6 mặt, các mặt đều phẳng, đều không lăn được

- Khác nhau:khối vuông có 6 mặt là hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật, hoặc có 2 mặt hình vuông và 4 mặt hình chữ nhật.

- Cho trẻ xem điểm giống và khác nhau trên máy tính

- Ngoài khối chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật chúng ta còn có khối chữ nhật đặc biệt có 4 mặt là hình chữ nhật và 2 mặt hình vuông đấy.

*Mở rộng: Xem đồ dùng đồ chơi có dạng khối vuông, khối chữ nhật trên máy tính.

Các con ạ trong cuộc sống của chúng mình có rất nhiều những loại đồ dùng, đồ chơi có dạng khối vuông và khối chữ nhật đấy.

Bây giờ các con hãy cất đồ dùng và lại đây với cô nào

Cô mở các đồ dùng, đồ chơi có dạng khối vuông, khối chữ nhật cho trẻ xem.

Cầm khối vuông

3- 4 trẻ trả lời

-Khối vuông có 6 mặt ạ

Cả lớp đếm mặt bao của khối

Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông ạ

Lăn khối

Không lăn được

Vì các mặt của khối đều phẳng lì

Quay mặt vào nhau chồng khối

Nghe cô khẳng định

Chọn khối chữ nhật

Sờ vào các mặt của khối

Đều phẳng lì

Đếm mặt bao của khối

Có 6 mặt

Đều là hình chữ nhật

Lăn khối, không lăn được

Các mặt khối phẳng

Chỉ xếp chồng được lên nhau

Xem khối trên máy tính

Giống nhau đều có 6 mặt phẳng và không lăn được

Khác nhau khối vuông có 6 mặt đều bằng, khối chữ nhật có 6 mặt không bằng nhau.

.

Xem sự khác, giống trên máy khối trên máy tính

Cất đồ dùng và xem 1 số đồ dùng, đồ chơi trên máy tính có dạng khối vuông, khối chữ nhật

Hoạt động3. Luyện tập củng cố

Phần chơi cuối cùng là phần chơi: Chung sức

- Ở phần chơi này chúng mình sẽ được tham gia chơi 2 trò chơi, trò chơi thứ nhất đó là:

- TC 1: Chiếc hộp kỳ diệu

- Để chơi được trò chơi này cô mỗi đội sẽ chia lớp mình thành 3 đội

Chúng mình hãy kết làm 3 đội cho cô nào.

- Cách chơi :Cô đã chuẩn bị cho mỗi đội 1 chiếc hộp kỳ diệu có 2 lỗ tròn bên trong hộp có rất nhiều khối vuông, khối chữ nhật

- Khi các con lên chơi phải nhảy bật qua 3 vòng lên thò tay vào hộp lấy 1 khối vuông, hoặc khối chữ nhật mang về để vào giỏ của đội mình, khi quay về là phải đập tay vào bạn tiếp theo. Thời gian được là 1 bản nhạc. trong thời gian chơi đội nào chọn được nhiều khối đúng theo yêu cầu đội đó sẽ dành chiến thắng.

- Luật chơi: Khi lên chơi bạn nào bật dẫm vào vòng là phải quay về mất lượt, hoặc chọn nhầm khối là không được tính

Trong khi chơi cô quan sát trẻ chơi.

Hết thời gian cô cùng trẻ đếm kiểm tra kết quả. cô công bố kết quả đội chiến thắng

TC2: Sáng tạo từ khối.

- Cách chơi: Cô chia cả thành mình thành 3 nhóm

- Các con hãy kết nhóm cho cô

- Cô giới thiệu cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều các khối ngoài khối vuông, khối chữ nhật còn có cả tam giác, khối trụ, từ những khối này các con hãy sáng tạo ra thành những gì mà các con thích nhé

- Trẻ chơi cô bao quát khuyến khích trẻ và hỏi trẻ xếp được cái gì?....Ô tô, lâu đài, robot….

- Nhận xét, khen trẻ.

*Kết thúc:

- Phần chơi “Bé cùng trổ tài” đã khép lại chương trình “Bé vui học toán hôm nay, Cô thấy 3 đội chơi đều rất xuất sắc thể hiện rất tốt các phần chơi của mình. Cả 3 đội đều xứng đáng nhận được phần quà của chương trình.

- Bây giờ các con cùng hát vận động bài bài“Cháu yêu cô chú công nhân đi ra ngoài”

Nghe cô giới thiệu trò chơi, cách chơi

Cả lớp tham gia chơi trò chơi

Kiểm tra kết quả cùng cô

Tạo nhóm chơi trò chơi

Hát vận động và ra ngoài

Từ khóa » Khối Vuông Khối Chữ Nhật Khối Tam Giác