Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 6 Kết Nối Tri Thức Bài 7 Tiết: Cây Khế

CÂY KHẾ

Khởi động

Vì sao không gian đảo xa thường có nhiều điều bất ngờ, kì diệu? Em đã từng đặt chân đến một hòn đảo ngoài biển khơi xa lắc lần nào chưa?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung bài học

Phần I: Tìm hiểu chung

  1. Thể loại

Truyện cổ tích: Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.

  1. Đọc – kể tóm tắt

Sắp xếp các sự việc sau theo diễn biến của truyện:

  1. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
  2. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
  3. Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
  4. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
  5. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
  6. Người anh bị rơi xuống biển và chết.

Trình tự đúng: b-d-a-c-e-g

  1. Bố cục

- P1: Từ đầu -> không đi lại với em nữa: Giới thiệu về người anh và người em

- P2: Tiếp theo -> cho chim bay về: cuộc sống của người em và người anh thay đổi

- P3: Còn lại: người anh phải trả giá

  1. Tìm hiểu chi tiết
  2. Giới thiệu về người anh và người em
  3. Truyện được giới thiệu xuất hiện vào thời gian nào? Em có nhận xét gì về thời gian trong truyện.
  4. Chi tiết nào giới thiệu về hoàn cảnh sống?

Trả lời

- Thời gian: ngày xửa ngày xưa, ở một nhà kia

- Hoàn cảnh: cha mẹ mất sớm, hai anh em ở với nhau chịu khó làm lụng. Người anh lấy vợ, sinh ra lười biếng, sợ em tranh công nên chia tài sản cho vợ chồng người em một túp lều và 1 cây khế.

Các nhóm thảo luận trong 5 phút và hoàn thành bảng dưới đây:

- Người anh: lười biếng, tham lam, độc ác.

- Người em: chịu khó làm ăn, hiền lành, thật thà

  1. Chim thần xuất hiện

+ Con chim đến ăn khế có phải con vật kì ảo không? Vì sao?

+ Hòn đảo xa có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó.

+ Con chim đến ăn khế và nói “ăn một quả khế….”

+ Con chim là con vật kì ảo trong truyện cổ tích vì có đặc điểm biết nói tiếng người, có phép thần kì: biết chỗ cất giấu của cải…

+ Vợ chồng người em trở nên giàu có

- Chim đến ăn khế và đền đáp cho người em.

- Người em may túi ba gang, chim thần đưa đến đảo xa và nhặt một ít vàng, kim cương ngoài cửa hang.

=> người em trở nên giàu có

  • Người anh: may túi to gấp ba lần, vào hẳn trong hang để nhặt và nhét đầy túi, ống tay áo, ống quần

=>người ah rơi xuống biển.

  1. Bài học rút ra

Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện?

Em rút ra được bài học gì qua truyện Cây khế?

Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân lao động, những người hiền lành, lương thiện sẽ được hưởng may mắn, hạnh phúc. Những người tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng.

III. Tổng kết

* Nội dung: Truyện kể về người anh tham lam, độc ác đã phải trả giá và người em chăm chỉ, hiền lành, lương thiện đã được đền đáp xứng đáng.

* Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công bằng trong xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.

Nghệ thuật:

- Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện.

- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.

  1. Luyện tập

Bài 1. Hoàn thành bảng dưới đây:

Người em

Người anh

Hành động

Kết cục

Nhận xét

Các nhóm thảo luận trong 5 phút và hoàn thành bảng dưới đây:

Người em

Người anh

Hành động

- Thương anh, biết phận mình nên không đòi hỏi.

- Chăm sóc cây khế.

- May túi ba gang, lấy vàng trên đảo.

- Sẵn sàng chia sẻ cây khế với anh.

- Chiếm hết tài sản.

- Nịnh nọt người em đổi hết tài sản lấy cây khế.

- May túi 12 gang.

- Cố vơ vét hết vàng trên đảo.

Kết cục

Sống sung túc, “ở hiền gặp lành”

Bị rơi xuống biển, “tham thì thâm”.

Nhận xét

Tốt bụng, thật thà, lương thiện, biết ghi nhớ ơn nghĩa, giàu tình nghĩa.

Ích kỷ, keo kiệt, tham lam, vô ơn, sống không có tình nghĩa.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của truyện Cây khế là gì?

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Miêu tả
  4. Nghị luận

Đáp án A

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa truyện Cây khế?

  1. Thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng
  2. Thể hiện ước mơ của nhân dân về anh hùng
  3. Phê phán người tham lam, kẻ ác
  4. Ca ngợi người hiền lành, nhân hậu

Đáp án B

Bài về nhà

  1. Tập kể lại truyện Cây khế
  2. Chuẩn bị tiết học tiếp theo.

Từ khóa » Cây Khế Lớp 6 Kết Nối Tri Thức