Giáo án PTNL Bài Bài Ca Ngất Ngưởng | Giáo án Ngữ Văn 11
Có thể bạn quan tâm
Tiết 12
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
( Nguyễn Công Trứ)
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết:-Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ TK XIX.
b/ Thông hiểu:-Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực
-Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại
c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của những lần xuất hiện từ ngất ngưởng.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn bản hát nói
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một bài thơ, đoạn thơ
c/Hình thành nhân cách: sống có bản lĩnh,sống là chính mình
- Nội dung trọng tâm
1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm hồn tự do phóng khoáng cùng thái độ tự tin của NCT.
- Nắm được những tri thức cơ bản về đặc điểm của thể loại hát nói
2.Kĩ năng: Biết phân tích thơ hát nĩi theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ : Trân trọng tài năng nhân cách của NCT. .
-Ra quyết định, tự nhận thức.
4.Định hướng năng lực cho HS:
-Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận một thể loại văn học mới: hát nĩi, lý giải được "hiện tượng NCT" được thể hiện trong văn bản, thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá cái tơi NCT.
-Năng lực sáng tạo: Xác định được lối sống, phong cách sống NCT từ những gĩc nhìn khác nhau; HS trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình trước "hiện tượng NCT", nên cĩ những suy nghĩ sáng tạo.
-Năng lực hợp tác: thảo luận nhĩm để giải quyết vđ GV đặt ra.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:cảm nhận được vẻ đẹp của ngơn ngữ văn học; nhận ra được những giá trị thẩm mý như cái đẹp/cái xấu; cái cao cả/cái thấp hèn...
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Soạn giáo án - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo - Sưu tầm tranh, ảnh về Nguyễn Công Trứ
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Đọc bài thơ “ Vịnh khoa thi Hương” của TTX, cho biết bức tranh thi cử trong xã hội thực dân phong kiến buổi đầu được tg miêu tả ntn ?
- Bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 2 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5p |
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Công Trứ + Lắp ghép tác phẩm với tác giả + Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong lịch sử văn học Việt Nam, người ta thường nói đến chữ ‘ngông”: ngông như Tản Đà, ngông như Nguyễn Tuân và ngông như Nguyễn Công Trứ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được chữ ngông ấy của nhà thơ Nguyễn Công Trứ |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian:25 phút | |
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm * GV giới thiệu bài mới, + PP giới thiệu: thuyết trình... * GV gọi hs đọc phần tiểu dẫn sgk, gv đưa ra câu hỏi hs trả lời. 1. Phần tiểu dẫn sgk trình bày những nội dung nào? 2. Nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ? 3. Hãy xác định hoàn cảnh sáng tác, thể loại và đề tài của bài thơ ? * HS Tái hiện kiến thức và trình bày. 1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) -Quê: Hà Tĩnh , xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. -Có tài, có cá tính, đỗ đạt làm quan nhưng con đường làm quan gặp nhiều thăng trầm. - Là người có công đầu với thể loại ca trù. 2. Bài thơ : - Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.(1848) - Thể loại : hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. - Đề tài: thái độ sống của bản thân theo lối tự thuật. | I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) - Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử, trung thành với lí tưởng trí quân trạch dân; cuộc đời phong phú, đầy thăng trầm; sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân nước; - Góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam. 2. Bài thơ : - Hoàn cảnh sáng tác: - Thể loại: - Đề tài: 3. Bố cục : 3 phần -6 câu đầu: Ngất ngưởng trong chốn quan trường. -10 câu tiếp: Ngất ngưởng khi đã về hưu. -3 câu cuối: Tuyên ngôn khẳng định cá tính, bản lĩnh. |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản GV gọi hs đọc và hướng dẫn hs giải thích từ khó. * 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - Câu 1: Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta. - Câu 7: Đô môn: Kinh đô, Giải tổ chi niên: Năm cởi áo mũ. Năm cáo quan về hưu. - Điển tích: Người Tái thượng – Chú thích 12. * GV đặt câu hỏi: 1. Hãy giải thích nội dung ý nghĩa từ “ngất ngưỡng”? Từ nghĩa ấy em hãy xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ? (hs trả lời cá nhân, gv nhận xét chốt ý) 2. Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ? 3.Trong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện thái độ “ngất ngưởng” của mình như thế nào? 4. Vậy tại sao ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan? HS trả lời cá nhân - Câu 1: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” à Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta: Thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân. - Câu 2: “Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng” à Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, nhưng đó là điều kiện, phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. - Câu 3, 4, 5, 6: Liệt kê tài năng hơn người: + Giỏi văn chương (khi thủ khoa) + Tài dùng binh (thao lược) à Tài năng lỗi lạc xuất chúng: văn võ song toàn - Khoe danh vị, xã hội hơn người: + Tham tán + Tổng đốc + Đại tướng (bình định Trấn Tây) + Phủ doãn Thừa Thiên à Thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên hoặc làm việc gì quá lâu ] Hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang trọng, âm điệu nhịp nhàng, nhiều điệp ngữ: khẳng định tài năng lỗi lạc, địa vị xã hội vẻ vang, xứng đáng một con người xuất chúng. GV cho học sinh thảo luận nhóm + Thời gian: 4’ - HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời - GV nhận xét chốt ý. Nhóm 1+2: 1. Quảng đời về hưu, nhà thơ đã có cách sống và quan niệm sống như thế nào? nhận xét về cách sống và quan niệm sống của tác giả? Nhóm 3. Em nhận xét gì về cá tính và bản lĩnh của tác giả ở 3 câu thơ cuối? Nhóm 4: 4. Từ “ ngất ngưởng “ được tác giả làm cảm hứng chủ đạo trong bài khẳng định điều gì? - HS thảo luận, trả lời. Nhóm 1+2: trả lời * Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân: 6 câu đầu + Cưỡi bò đeo đạc ngựa. + Đi chùa có gót tiên theo sau. Chứng kiến cảnh ấy bụt cũng nực cười-> Là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch thậm chí lập dị với quan điểm của các nhà nho phong kiến. Đó là một cá tính nghệ sĩ, sống phóng túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách riêng của mình. - Quan niệm sống: + “ Được mất ... ngọn đông phong” ->NCT không màng đến chuyện khen chê được mất của thế gian, sánh mình với bậc danh tướng, khẳng định lòng trung với vua, nhấn mạnh thái độ sống ngất ngưởng. Sống ung dung yêu đời vượt thế tục nhưng một lòng trung quân. + “Khi ca… khi tùng” “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên . + “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục, sống không giống ai, sống ngất ngưởng. * Nhóm 3 - Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định: mình là một đại thần trong triều, không có ai sống ngất ngưởng như ông cả. - Nêu bật sự khác biệt của mình so với đám quan lại khác: cống hiến, nhiệt huyết. - Ý thức muốn vượt ra khỏi quan niệm “đạo đức” của nhà nho. - Thể hiện tấm lòng sắt son, trước sau như một đối với dân, với nước. à Ngất ngưởng nhưng phải có thực tài, thực danh * Nhóm 4 : sự khác biệt của NCT với đám quan lại pk, là sự tự ý thức về tài năng, phẩm chất và quan niệm sống thoát tục của NCT. Qua đó ta thấy rõ một nhân cách cứng cỏi, 1 tài năng, 1 phẩm giá của một danh sĩ nửa đầu TK XIX. GV: Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 3: gv hướng dẫn hs tổng kết.
| II. Đọc–hiểu:
1. Cảm hứng chủ đạo : -Từ “ ngất ngưởng” : → thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã. → tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người. - Ngất ngưởng: Là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.
2/ 6 câu đầu: Ngất ngưởng trong chốn quan trường: “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự” → mọi việc trong tời đất đều là phận sư của ông. => Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động. - Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình: + Tài học (thủ khoa). + Tài chính trị (tham tan, tổng đốc) + Tài quân sự (thao lược) đã làm ông thành “một tay” (con người nổi tiếng) về tài trí. → Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang văn vẻ toàn tài. => 6 câu thơ đầu là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng. 3. 10 câu tiếp: Ngất ngưởng khi đã về hưu - Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân: 6 câu đầu
- Quan niệm sống: + “ Được mất ... ngọn đông phong” + “Khi ca… khi tùng” “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên . + “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục, sống không giống ai, sống ngất ngưởng.
4. 3 câu thơ cuối: Tuyên ngôn khẳng định cá tính, bản lĩnh: + “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung” → khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành. +Câu thơ cuối:“ Trong triều ai ngất ngưởng như ông” 4. Đặc sắc nghệ thuật: Vận dụng thành công thể hát nói để bộc lộ tài năng, nhân cách cũng như quan niệm sống của tác giả. Giai điệu thơ hóm hỉnh, trào phúng.
III. Ý nghĩa văn bản: Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p | |
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Ý nào nói không đúng đặc điểm của thể hát nói? a. Có sự chuyển hóa linh hoạt giữa các câu thơ dài ngắn khác nhau trong bài. b. Số câu trong bài không cố định,dao động từ 7 câu đến 23 câu. c. Gồm cả nhạc, cả thơ và lời nói. d. Dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ,6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau. Câu hỏi 2: Thể hát nói phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của các nghệ sĩ nào? a. Tài hoa ,tài tử. b. Khuôn mẫu, mực thước. c. Thâm trầm, kín đáo. d. Bồng bột, nông nổi. Câu hỏi 3: Nghĩa gốc của từ ngất ngưởng là gì? a. Dùng để chỉ một tư thế nghiêng ngả, không vững đến mức chực ngã. b. Dùng để chỉ một dáng điệu, cử chỉ khônng nghiêm chỉ, không đứng đắn. c. Dùng để chỉ tư thế nằm không ngay ngắn, không nghiên chỉnh, lộn xộn. d. Dùng cho một ai đó tự nghĩ mình hơn người, luôn coi thường người khác. Câu hỏi 4: Thực chất thái độ sống ngất ngưởng ở Nguyễn Công Trứ là gì? a. Coi thường tất cả, chỉ coi trọng bản thân. b. Vươn lên trên thế tục, sống khác đời, khác người. c. Sống lệ thuộc vào người khác, và những thói quen cố hữu, nhàm chán. d. Không dám sống hết mình cho mình và cho người, lo sợ dư luận xã hội. Câu hỏi 5: Câu “Vũ trụ nội mạc phi vận sự” cho thấy Nguyễn Công Trứ là con người như thế nào? a. Có trách nhiệm cao với cuộc đời. b.Có tài năng xuất chúng, hơn người. c. Có niềm tin sắt đá vào bản thân. d.Có lòng yêu nước tha thiết. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | ĐÁP ÁN [1]='d' [2]='a' [3]='a' [4]='b' [5]='a'
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3 phút | |
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng, Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên ( Trích Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ) 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên ? 2/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu như thế nào ? Ý nghĩa của câu thơ là gì ? 3/ Xác định phép liệt kê trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
1/ Nội dung chính của đoạn thơ : Nguyễn công Trứ với lối sống ngất ngưởng khi đương chức, đương quyền. 2/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu : Trong trời đất, không có việc gì không phải là phận sự của ta. Ý nghĩa của câu thơ là thể hiện quan niệm của nhà nho đầy tự tin, tự hào vào tài trí và lí tưởng của mình. 3/ Phép liệt kê trong đoạn thơ : Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Đó là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn (Đứng đầu ở kinh đô). Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê : khẳng định niềm tự hào về một tài năng lỗi lạc, xuất chúng mà bất cứ kẻ sĩ nào thời trung đại cũng mơ ước và nể trọng. Qua đó, tác giả cũng tự cho rằng mình hơn người ở tài năng, một trong những biểu hiện đầu tiên về ngất ngưởng trong bài thơ. |
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: 3 phút | |
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy bài Bài ca ngất ngưởng + Tìm nghe bài ca trù Bài ca ngất ngưởng. Viết đoạn văn cảm nhận -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | - Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap - Tìm nghe trên Yutube. Cảm nhận chân thực, cảm xúc. |
- Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật. |
- Chuẩn bị bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát _______________________________________________________________________________ |
Từ khóa » Tác Dụng Của Liệt Kê Trong Bài Ca Ngất Ngưởng
-
Xác định Phép Liệt Kê Trong 6 Câu đầu Của Bài Ca Ngất Ngưởng Và ...
-
Xác định Phép Liệt Kê Trong đoạn Thơ Và Nêu Hệ Quả Nghệ Thuật Phép ...
-
Bộ đề Đọc Hiểu Bài Ca Ngất Ngưởng Hay Nhất - TopLoigiai
-
[CHUẨN NHẤT] Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Ca Ngất Ngưởng - TopLoigiai
-
Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Của Nguyễn Công Trứ - Ngữ Văn 11
-
TOP 10 Bài Phân Tích Bài Ca Ngất Ngưởng Siêu Hay
-
Tác Dụng Của Những Biện Pháp Tu Từ được Sử Dụng Trong Văn Bản ...
-
Phân Tích Tác Phẩm Bài Ca Ngất Ngưởng - Ngữ Văn Lớp 11
-
Đề Bài: Đọc - Hiểu Bài Ca Ngất Ngưởng Của Nguyễn Công Trứ
-
Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng Đầy Đủ Nhất Của Nguyễn Công Trứ
-
Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Của Nguyễn Công Trứ Trang 37 SGK ...
-
Giáo án Ngữ Văn 11 Tiết 13, 14: Bài Ca Ngất Ngưởng - Nguyễn Công ...
-
Đề Bài: Đọc – Hiểu “Bài Ca Ngất Ngưỡng” Của Nguyễn Công Trứ
-
Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng - Nguyễn Công Trứngắn Gọn Nhất ...
-
Phân Tích Bài Ca Ngất Ngưởng Của Nguyễn Công Trứ - Thủ Thuật
-
Bình Giảng Bài Ca Ngất Ngưởng Của Nguyễn Công Trứ 2023
-
Bài Ca Ngất Ngưởng - Nguyễn Công Trứ | Tác Giả