Giáo án PTNN: Làm Quen Chữ Cái I, T, C.

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Làm quen chữ cái i, t, c

I. Mục tiêu .

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái I, t, c

- Trẻ biết cấu tạo và nhận biết, phân biệt được điểm giống và khác nhau của chữ cái i, t, c

- Biết chơi những trò chơi liên quan đến chữ cái i, t, c

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái I, t, c. Nhận ra chữ cái I, t, c trong tiếng từ chọn vẹn.

2. Kỹ năng:

- Thể hiện được kĩ năng ghi nhớ, phát âm mạch lạc, rõ ràng, chơi trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động và giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi TC

II. Chuẩn bị:

- Bài giảng điện tử.

- Mỗi trẻ 1 bộ chữ cái I, t, c.

- Vòng thể dục, 1 số sản phẩm có chứa chữ cái I, t, c

III. Tố chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:

- Cho trẻ đọc thơ “Cô giáo của em”

- Chúng mình vừa đọc thơ nói về ai?

- Đến lớp chúng mình được cô dạy những gì?

- Chúng mình phải làm gì với cô giáo?

- Cô chốt và giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng cô giáo

- Đọc thơ và trò chuyện cùng cô.

- Trẻ nghe

2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái i, t, c:

+ Làm quen chữ i:

- Đoán xem, đoán xem

- Cô có hình ảnh gì đây?

- Đúng rồi đây hình ảnh cái bút chì đấy.

- Bên dưới hình ảnh bút chì có từ “bút chì” cả lớp đọc cùng cô nào.

- Cô cũng có từ “bút chì” được ghép bằng những thẻ chữ cái đấy. Bạn nào cho cô biết cô ghép từ “bút chì” bằng mấy chữ cái?

- Để biết bạn trả lời đúng không cô mời cả lớp đếm nào?

- Cô mời một bạn lên chọn cho cô chữ cái màu đỏ.

- Đây là chữ i mà hôm nay chúng mình được làm quen đấy.

- Cô sẽ đổi chữ to hơn cho các con dễ nhìn. “i”

- CM nghe cô phát âm “i”

- Các con cùng phát âm.

- Tổ, cá nhân phát âm.

- Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo của chữ i?

- Cô khẳng định lại: À đứng rồi đấy cấu tạo của chữ “i” là một nét sổ thẳng và một dấu chấm ở phía trên đấy

+ Mở rộng: Ngoài chữ “i” in thường chúng mình vừa được làm quen, còn có chữ “i” in hoa được dùng để viết ở đầu dòng, sau dấu chấm và dùng để viết tên riêng; chữ “i” in thường dùng để in sách, in báo và chữ m viết thường để viết, để tô đấy.

* Làm quen chữ t:

- Vẫn trong từ «bút chì» còn 1 chữ cái nữa cô muốn giới thiệu với chúng mình

- Bạn nào lên chọn cho cô giáo chữ cái màu xanh

- À đây là chữ cái “t” đấy các con ạ

- Cả lớp cùng nghe cô phát âm “t”

- Chúng mình nghe cô phát âm lại nhé “t”

- Cho cả lớp phát âm.

- Tổ, cá nhân phát âm.

- Bây giờ các con cùng quan sát kĩ và nhận xét chữ t có cấu tạo như thế nào?

- Cô chốt: Chữ t gồm 1 nét sổ thẳng, và 1 nét ngang

- Chúng mình nhìn xem cô có chữ gì đây?

- Cô chốt: Đúng đấy chữ “t” in hoa được dùng để viết ở đầu dòng, sau dấu chấm và dùng để viết tên riêng; chữ “t” in thường dùng để in sách, in báo và chữ “t” viết thường để viết, để tô đấy.

* Làm quen chữ c.

- Cô còn có 1 hình ảnh rất là đẹp. Chúng mình quan sát xem đó là hình ảnh gì nhé. ( mở hình)

- Dưới hình ảnh cô giáo có từ «cô giáo» cả lớp đọc to nào.

- Bạn nào lên tìm cho cô chữ cái màu vàng nào

- Đây là chữ c. CM cùng nghe cô phát âm “c”

- Cả lớp cùng phát âm.

- Tổ, cá nhân phát âm.

- Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo của chữ c?

- Cô chốt: Chữ c gồm 1 nét cong không khép kín

- Đây là chữ c gì? Chữ c này được dùng như thế nào?

- Cô khẳng định: Đúng đấy chữ “c” in hoa được dùng để viết ở đầu dòng, sau dấu chấm và dùng để viết tên riêng; chữ “c” in thường dùng để in sách, in báo và chữ “c” viết thường để viết, để tô

* So sánh điểm giống và khác nhau của chữ I, t, c

+ Cho trẻ nhận xét, so sánh điểm giống và khác nhau giữa i, t, c ( hỏi 2- 3 trẻ )

- Ai biết chữ i, t, c có điểm gì giống nhau và khác nhau?

- Cô chốt lại điểm giống và khác nhau trên máy tính

- Cho trẻ phát âm lại I, t, c.

- Trẻ trả lời

- Đọc cùng cô.

- Trẻ trả lời

- Nghe cô phát âm

- Trẻ phát âm

- Trẻ tự nhận xét.

- Nghe cô khẳng định

- 1 trẻ lên chọn

- Trẻ nghe

- Phát âm.

- Trẻ trả lời

- Nghe chốt.

- Trẻ quan sát

- Trẻ đọc

- Trẻ lên tìm

- Trẻ nghe cô phát âm

- Trẻ phát âm

- Trẻ nhận xét

- Nghe cô chốt

- Trẻ trẻ lời

- Nghe cô chốt

- Trẻ quan sát và nhận xét điểm giống, và khác nhau của chữ cái i, t, c

- Nghe cô chốt

- Trẻ phát âm lại chữ cái i, t, c

3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:

+TC 1: Tìm nhanh tìm đúng.

Cô đã chuẩn bị cho chúng mình mỗi bạn 1 rổ, trong rổ có những chữ cái mà chúng mình vừa học. Cách chơi trò chơi này là khi cô nói tìm chữ gì thì chúng mình tìm nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm chữ cái cô yêu cầu.

+ Lần 1: Cô nói tên chữ cái trẻ tìm giơ thẻ chữ và phát âm.

- VD: Cô nói tìm cho cô chữ i, thì chúng mình tìm chữ cái i và phát âm thật to.

+ Lần 2: Cô nói cấu tạo các chữ trẻ tìm giơ thẻ chữ và phát âm.

- Tổ chức cho trẻ chơi

* Trò chơi 2: Chung sức

- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội. Cô đã chuẩn bị cho mỗi đội một đoạn thơ trong bài thơ “Cô giáo của em”. Nhiệm vụ của các bạn là tìm và gạch chân các chữ cái I, t, c trong bài thơ và nối vào số tương ứng với mỗi chữ cái ở dưới. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc đội nào tìm được nhiều, và đúng chữ cái, nối đúng số tương ứng với số chữ cái nhất sẽ là đội chiến thắng

- Tổ chức cho trẻ chơi

- Kiểm tra kết quả, tuyên dương, khuyến khích trẻ

* Kết thúc:

- Cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi” ra chơi.

- Nghe cô giới thiệu và chơi trò chơi.

- Chơi t.c cùng cô.

- Nghe cô nói cách chơi

- Trẻ chơi

- Kiểm tra kết quả cùng cô

- Hát ra chơi.

Từ khóa » Nhận Biết Chữ Cái