Giáo án Sinh 12 Bài 25: Học Thuyết Lamac Và Học Thuyết Đacuyn

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 12, Giáo Án Lớp 12, Bài Giảng Điện Tử Lớp 12

Trang ChủSinh Học Lớp 12 Giáo án Sinh 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn Giáo án Sinh 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của sinh vật.

 - Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn : vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức để hiểu sâu các luận điểm trong học thuyết Lamac và Đacuyn.

 3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 18748Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần:14 Tiết: 25 BÀI 24: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN Ngày soạn: 02.11.10 Ngày dạy:03.11.10 Mục tiêu Kiến thức: - Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của sinh vật. - Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn : vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức để hiểu sâu các luận điểm trong học thuyết Lamac và Đacuyn. 3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học. II. Chuẩn bị Tranh phóng to hình 25.1-2 sgk. III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài Kiểm tra bài cũ CH1:Trình bày các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá. CH2: Trình bày những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Lấy các ví dụ chứng minh người và tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất. Nội dung bài mới I. Học thuyết Lamac: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Đọc SGK, tìm hiểu các nội dung: nguyên nhân, cơ chế tiến hóa; hình thành các đặc điểm thích gnhi, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hóa. * Nghiên cứu SGK trang 108 , phân tích ví dụ về sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài cổ ngắn. - Đóng góp quan trọng của của Lamac là gì? - Học thuyết Lamac còn những hạn chế gì? - HS đọc SGK trao đổi về các nội dung nguyên nhân, cơ chế tiến hóa; hình thành các đặc điểm thích gnhi, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hóa trong học thuyết Lamac - HS phân tích ví dụ. - Đưa ra khái niệm “tiến hóa” - thông qua kiến thức đã học và nội dung của học thuyết à hạn chế. 1. Thuyết tiến hoá của Lamac a. Nguyên nhân tiến hoá: Do tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. b. Cơ chế tiến hoá: - Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. c. Hình thành các đặc điểm thích nghi - Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải. d. Qúa trình hình thành loài - Loài được hình thành một cách dần dần một cách liên tục, trong tiến hoá không có loài nào bị đào thải. e. Chiều hướng tiến hoá - Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể, từ đơn giản đến phức tạp. - Đóng góp quan trọng của Lamac là đưa ra khái niệm “tiến hoá”, cho rằng sinh vật có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại cảnh. II. Học thuyết của Đacuyn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV hướng dẫn cách Đacuyn hình thành nên học thuyết. Đọc SGK để hoàn thành bảng sau: Hiện tượng quan sát được Suy luận Hình thành giả thuyết - Các cá thể của cùng một bố mẹ giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có quan hệ họ hàng, nhưng chúng cũng khác bố mẹ ở nhiều đặc điểm. - Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót được đến tuổi sinh sản. - Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi, trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường. - Các cá thể luôn phải đấu tranh với các điều kiện ngoại cảnh và đấu tranh với nhau để dành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn). - Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn (dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn) các cá thể khác thì sẽ để lại nhiều con cháu hơn cho quần thể ® số lượng cá thể có biến dị thích nghi ngày càng tăng, số lượng cá thể có biến dị không thích nghi ngày càng giảm. - Quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể mang biến dị kém thích nghi, tăng cường các cá thể mang các biến dị thích nghi. - CLTN phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của cá thể. (Cần nhấn mạnh : với thuyết CLTN Đacuyn đã bước đầu thành công trong việc giải thích tính đa dạng và thích nghi của sinh vật). - Đacuyn hiểu về các biến dị của sinh vật như thế nào? Theo em như vậy có đúng không? - Biến dị này theo quan niệm di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? - Quá trình CLTN diễn ra như thế nào? Kết quả của nó? - Quan sát hình 25.2 Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? - Từ hiểu biết của mình em hãy nêu những ưu điểm và hạn chế trong Học thuyết Đacuyn ? - Con giống bố mẹ, nhưng vẫn có nhiều điểm khácà Biến dị cá thể và di truyền → Biến dị tổ hợp → Tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể à hình thành loài mới. à sự tiến hoá hình thành các loài sinh vật từ loài tổ tiên bằng cơ chế tiến hoá. - HS thảo luận trao đổi nhanh, thống nhất ý kiến a. Nguyên nhân tiến hoá:Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. b. Cơ chế tiến hoá - Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. c. Hình thành các đặc điểm thích nghi: - Là sự tích luỹ những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên : Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. d. Quá trình hình thành loài:- Loài được hình thành được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. e. Chiều hướng tiến hoá: Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. 4. Củng cố: - So sánh quan niệm của Đacuyn với học thuyết Lamac bằng bảng : Vấn đề Lamac Đacuyn 1. Nguyên nhân tiến hoá - Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời gian. -Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật. - Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 2. Cơ chế tiến hoá - Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. - Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. 3. Hình thành đặc điểm thích nghi Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải. - Biến dị phát sinh vô hướng. - Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải các dạng kém thích nghi. 4. Hình thành loài mới Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, từ một gốc chung. 5. Chiều hướng tiến hoá Nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. 5. Dặn dò: - Học bài cũ. - Đọc trước bài Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 25- hoc thuyet lamac va dacuyn.doc
Tài liệu liên quan
  • docĐề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 16)

    Lượt xem Lượt xem: 1386 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Sinh 12 NC bài 60: Hệ sinh thái

    Lượt xem Lượt xem: 2143 Lượt tải Lượt tải: 3

  • pptGiáo án Sinh 12 bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

    Lượt xem Lượt xem: 1627 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài tập trắc nghiệm Đột biến - Đề 1

    Lượt xem Lượt xem: 2190 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề thi bồi dưỡng đại học đợt 1 môn Sinh học - Mã đề 209 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Bỉm Sơn

    Lượt xem Lượt xem: 211 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án chuyên môn Sinh 12 bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

    Lượt xem Lượt xem: 2981 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docKiêm tra bài số 1 Sinh học 12

    Lượt xem Lượt xem: 1771 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docxGiáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình cả năm

    Lượt xem Lượt xem: 990 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docGiáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 23: Ôn tập phần di truyền học

    Lượt xem Lượt xem: 3037 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề thi đề xuất thi học kỳ I môn sinh học 12

    Lượt xem Lượt xem: 1112 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm

Facebook Twitter

Từ khóa » Học Thuyết đacuyn Sinh 12