Giáo án Sinh Học 10 Bài 5: Protein

Giáo án Sinh học 10 bài 5: ProteinGiáo án điện tử môn Sinh học lớp 10Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

GIÁO ÁN SINH HỌC 10

Giáo án Sinh học 10 bài 5: Protein là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình xây dựng bài giảng bộ môn. Giáo án môn Sinh học lớp 10 này với nội dung được biên soạn chi tiết giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp các kiến thức sắp tới đây.

Giáo án Sinh học 10 bài 2: Các giới sinh vật

Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Giáo án Sinh học 10 bài 4: Cacbohidrat và Lipit

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

  • Phân biệt được các mức độ cấu trúc của phân tử Prôtêin: cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.
  • Nêu được chức năng của một số Prôtêin và đưa ra ví dụ minh họa.
  • Nêu và giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh lên chức năng của Prôtêin.

II. Phương pháp:

Hỏi đáp + Diễn giảng – Minh họa + Thảo luận nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

Hình 5.1 SGK Sinh học 10 phóng to.

1. Nội dung dạy học:

2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

3. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu cấu trúc và chức năng của các loại Cacbôhiđrat?

Câu 2: Kể tên một số cấu trúc có sự tham gia của lipit và có bản chất lipit?

Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

GV nêu câu hỏi, tham khảo SGK trả lời.

+ Đặc điểm cấu tạo của phân tử Prôtêin? Cho biết tên gọi đơn phân của Prôtêin?

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

+ Mỗi phân tử Prôtêin được đặc trưng bởi những chỉ tiêu nào?

Hoạt động 1

GV chia nhóm học sinh

Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.

Câu hỏi: Mô tả cấu trúc bậc 1, 2, 3 và 4 của phân tử Prôtêin?

GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét giải thích trên hình về cấu trúc các bậc của prôtêin, sau đó đánh giá, kết luận vấn đề.

GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.

+ Phân tử Prôtêin có thể bị mất chức năng sinh học trong điều kiện nào?

GV nêu câu hỏi, gọi cá nhân HS trả lời.

+ Những yếu tố ngoại cảnh nào có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của phân tử Prôtêin?

Hoạt động 2:

GV nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận theo sự phân công.

Câu hỏi: Nêu chức năng của các loại Prôtêin?

GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.

HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK, trả lời.

HS nghe câu hỏi, đọc SGK, cá nhân trả lời.

HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.

Tiến hành thảo luận theo sự phân công.

Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận, ghi kết quả. Nhóm đại diện dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK, trả lời.

HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK, trả lời.

Các nhóm tiến hành thảo luận theo sự phân công của GV.

Các nhóm nghiên cứu SGK, ghi kết quả. Nhóm đại diện dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

I. Cấu trúc của Prôtêin:

- Prôtêin có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo Prôtêin.

- Các phân tử Prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.

1. Cấu trúc bậc 1:

Là trình tự sắp xếp đặc thù của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Phân tử Prôtêin đơn giản chỉ có vài chục axit amin.

2. Cấu trúc bậc 2:

Cấu trúc bậc 2 là cấu trúc bậc 1 xoắn lại hoặc tạo dạng gấp nếp tạo thành.

3. Cấu trúc bậc 3 và

bậc 4:

- Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 xoắn lại tạo thành cấu trúc không gian 3 chiều.

- Cấu trúc bậc 4: được hình thành từ vài chuỗi pôlipeptit và có dạng hình cầu đặc trưng.

Khi cấu trúc không gian 3 chiều bị phá vỡ thì phân tử Prôtêin bị mất chức năng sinh học.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,…có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử Prôtêin làm chúng mất chức năng sinh học, còn gọi là hiện tượng biến tính của phân tử Prôtêin.

II. Chức năng của Prôtêin:

- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

Ví dụ: Côlagen à mô liên kết.

- Dự trữ các axit amin.

Ví dụ: Prôtêin sữa,…

- Vận chuyển các chất.

Ví dụ: Hêmôglôbin

- Bảo vệ cơ thể.

Ví dụ: kháng thể

- Thu nhận thông tin.

Ví dụ: các thụ thể trong tế bào.

- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.

Ví dụ: các Enzim.

Củng cố:

Câu 1: Kể tên vài loại Prôtêin có trong tế bào và cho biết chức năng của chúng.

Câu 2: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ Prôtêin nhưng rất khác nhau về đặc tính. Hãy giải thích?

Dặn dò:

  • Học thuộc bài đã học.
  • Xem mục: Em có biết.
  • Đọc trước bài 6 trang 26, SGK Sinh học 10.

Tài liệu liên quan tới Sinh học 10 bài 5:

  • Bài tập sinh học lớp 10: ADN, ARN và protêin
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 5: Protein
  • Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 5: Prôtêin (rút gọn)

Từ khóa » Giáo án Bài Protein Lớp 10