Giáo án Sinh Học 10 - Bài 8: Tế Bào Nhân Thực

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủSinh HọcSinh Học 10Phần hai. SINH HỌC TẾ BÀOChương II. Cấu trúc của tế bàoBài 8. Tế bào nhân thực Giáo án Sinh học 10 - Bài 8: tế bào nhân thực

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.

- Nêu được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15644Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 8: tế bào nhân thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn: 11/07/2015 Ngày dạy: Lớp:  Tuần: 09 Tiết PPCT: 09 BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC @&? I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - Nêu được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi. 2. Kĩ năng, thái độ: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập. - Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp. - Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi. IV. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: - Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - Nêu được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Câu 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ là gì? Câu 2: Tế bào nhân sơ gồm có các thành phần chính nào? Câu 3: Nêu cấu trúc và chức năng của vùng nhân? 3. Hoạt động dạy - học bài mới: (37 phút) BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân thực – (8 phút) - Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - GV treo hình phóng to 8.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu đoạn mở đầu SGK và trả lời câu hỏi: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực là gì? - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: Có nhân hoàn chỉnh, tế bào chất có hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc. * Đặc điểm chung của tế bào nhân thực: - Có nhân hoàn chỉnh. - Tế bào chất có hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân tế bào – (8 phút) - Nêu được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào. - GV treo hình phóng to 8.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: ? Nhân tế bào có cấu tạo như thế nào? 6 Một số nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân tế bào sinh dưỡng ếch thuộc loài B cấy vào. Kết quả, nhận được các ếch con từ tế bào đã được chuyển nhân. Hãy cho biết các ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào? ? Chức năng của nhân tế bào là gì? - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi: + Hình cầu, đường kính khoảng 5 µm, được bao bọc bởi 2 lớp màng có nhiều lỗ nhỏ, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. + Các ếch con này có đặc điểm của loài B. Thí nghiệm này có thể chứng minh được nhân tế bào chứa thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào. + Chứa thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào. I. Nhân tế bào: - Cấu tạo: Hình cầu, đường kính khoảng 5 µm, được bao bọc bởi 2 lớp màng có nhiều lỗ nhỏ, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. - Chức năng: Chứa thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Hoạt động 3: Tìm hiểu lưới nội chất – (10 phút) - Nêu được cấu trúc và chức năng của lưới nội chất. - GV treo hình phóng to 8.1, 8.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: ? Lưới nội chất có cấu tạo như thế nào? ? Lưới nội chất gồm có mấy loại? ? Vì sao gọi là lưới nội chất hạt? ? Vì sao gọi là lưới nội chất trơn? - GV mở rộng: Lưới nội chất hạt có 1 đầu nối với màng nhân, 1 đầu nối với lưới nội chất trơn. ? Chức năng của lưới nội chất hạt là gì? ? Chức năng của lưới nội chất trơn là gì? ? Nếu người ta uống rượu bia thì tế bào nào trong cơ thể sẽ làm việc để cơ thể khỏi độc? - GV mở rộng: + Không nên uống rượu bia để hạn chế gây tổn hại cho gan, góp phần bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. + Ngoài các chức năng trên, lưới nội chất còn giúp tế bào tăng diện tích tiếp xúc khi tế bào tăng kích thước mà không làm giảm quá nhiều tỉ lệ S/V. - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục II SGK và trả lời câu hỏi: + Gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau, chia tế bào chất thành các xoang tương đối biệt lập. + 2 loại. + Có gắn các hạt ribôxôm. + Không có gắn các hạt ribôxôm. - HS lắng nghe và ghi chú. + Tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào và prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. + Chứa nhiều enzim tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại + Lưới nội chất trơn chứa nhiều enzim tham gia phân hủy chất độc hại và tế bào gan trong cơ thể sẽ làm việc để khử độc. - HS lắng nghe và ghi chú. II. Lưới nội chất: - Cấu tạo: Gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau, chia tế bào chất thành các xoang tương đối biệt lập. - Gồm có 2 loại: + Lưới nội chất hạt: Có gắn các hạt ribôxôm. Chức năng: Tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào và prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. + Lưới nội chất trơn: Không có gắn các hạt ribôxôm. Chức năng: Chứa nhiều enzim tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại Hoạt động 4: Tìm hiểu ribôxôm – (3 phút) - Nêu được cấu trúc và chức năng của ribôxôm. - GV treo hình phóng to 8.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK và trả lời câu hỏi: ? Ribôxôm có cấu tạo như thế nào? ? Chức năng của ribôxôm là gì? - GV mở rộng: Trong tế bào, số lượng ribôxôm có thể đạt đến vài triệu hạt. - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục III SGK và trả lời câu hỏi: + Không có màng bao bọc, gồm các loại rARN và prôtêin khác nhau. + Tổng hợp prôtêin. - HS lắng nghe và ghi chú. III. Ribôxôm: - Cấu tạo: Không có màng bao bọc, gồm các loại rARN và prôtêin khác nhau. - Chức năng: Tổng hợp prôtêin. Hoạt động 5: Tìm hiểu bộ máy Gôngi – (8 phút) - Nêu được cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi. - GV treo hình phóng to 8.1, 8.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục IV SGK và trả lời câu hỏi: ? Bộ máy Gôngi có cấu tạo như thế nào? 6 Dựa vào hình phóng to 8.2 SGK, hãy cho biết các bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào? ? Chức năng của bộ máy Gôngi là gì? - HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục IV SGK và trả lời câu hỏi: + Chồng túi màng dẹp, xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau. + Lưới nội chất hạt, túi tiết và bộ máy Gôngi. + Lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. IV. Bộ máy Gôngi: - Cấu tạo: Chồng túi màng dẹp, xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau. - Chức năng: Lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. 4. Củng cố: (3 phút) Câu 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực là gì? Câu 2: Nêu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào? Câu 3: Lưới nội chất có cấu tạo như thế nào? Bộ máy Gôngi có cấu tạo như thế nào? 5. Dặn dò: (1 phút) - Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 39. - Đọc mục: “Em có biết ?”. - Xem trước bài mới: Bài 9, 10 - “Tế bào nhân thực (tt)”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_8_Te_bao_nhan_thuc.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Sinh học lớp 10 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

    Lượt xem 1451 Lượt tải 0

  • Giáo án Sinh học 10 - Bài 5: Prôtêin

    Lượt xem 8575 Lượt tải 5

  • Giáo án Sinh học 10 - Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

    Lượt xem 3952 Lượt tải 4

  • Giáo án Sinh học 10 - Bài 14: Enzim và vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

    Lượt xem 14533 Lượt tải 1

  • Giáo án Sinh học 10 - Bài tập về nguyên phân và giảm phân

    Lượt xem 3330 Lượt tải 1

  • Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống (năm 2015)

    Lượt xem 1990 Lượt tải 0

  • Giáo án Sinh học 10 - Bài 31: Virut gây bệnh - Ứng dụng của virut trong thực tiễn

    Lượt xem 12034 Lượt tải 1

  • Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 bài thi: Khoa học tự nhiên

    Lượt xem 919 Lượt tải 0

  • Giáo án Sinh học 10 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

    Lượt xem 16873 Lượt tải 1

  • Giáo án Sinh học 10 - Tiết 17- Ôn tập

    Lượt xem 2099 Lượt tải 1

Copyright © 2025 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Bài 8 Tế Bào Nhân Thực