Giáo án Sinh Học 11 Bài 38: Các Nhân Tố ảnh Hưởng ...

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Thư viện giáo án điện tử GiaoAn.co tổng hợp các mẫu giáo án từ mầm non đến tiểu học, trung học cho quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Sinh học 11 bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

I. Nhân tố bên trong:

1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVCXS:

a. Hoocmôn sinh trưởng (GH):

+ Do tuyến yên tiết ra.

+ Kích thích phân chia và tăng kích thước TB; phát triển xương.

 

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 18641 | Lượt tải: 2download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênGIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường THPT Nguyễn Thông Họ và tên GSh: Lớp: 11A5 Mã số SV: Môn: Sinh học 11 chuẩn Ngành học: SP Sinh - KTNN Tiết thứ: 04 Họ và tên GVHD: Ngày 24 tháng 03 năm 2015 BÀI 38 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh có thể 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của các nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật - Kể tên được các hoocmôn và nêu được vai trò của các hoocmôn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống 2. Kĩ năng: - Phát triển tư duy: nhận biết, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế. - Rèn luyện một số kỹ năng: so sánh, phân tích, khái quát. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, lập luận nhanh, tư duy logic trong việc trả lời các câu hỏi 3. Thái độ: - Tích cực say mê học tập - Ứng dụng kiến thức những ảnh hường của hoocmon đến sinh trưởng và phát triển ở ĐV để hiểu biết và ngăn ngừa những bệnh do rối loạn nội tiết tố. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, đưa vào thực tế, chứng minh. - Năng lực chuyên biệt: quan sát, tìm mối liên hệ, đưa ra các tiên đoán, nhận định II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Trực quan sinh động, dạy học khám phá, vấn đáp, diễn giảng. 2. Phương tiện: - SGK Sinh học 11 cơ bản. - Hình 38.1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển (SGK trang 152) - Hình 38.2. Hậu quả tác động của hoocmôn sinh trưởng - Hình 38.3. Sơ đồ ảnh hưởng của hoocmôn đến biến thái của bướm - Tivi, máy tính III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Câu 1. Trình bày khái niệm biến thái? Câu 2. Phân biệt phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? Câu 3. Quan sát hình và cho biết phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại sao? 3. Bài mới Đặt vấn đề: ( 1 phút ) Trước khi vào bài mới, các em hãy quan sát các hình ảnh sau (chiếu các hình ảnh về người lùn nhất và cao nhất). Giới thiệu đây là 2 người đàn ông được kỉ lục guinness công nhận về chiều cao, người lùn nhất có tên là Chandra Bahadur Dangi (55cm), người cao nhất có tên là Sultan Kosen (2.51m). Hỏi: các em có thắc mắc tại sao có người cao đến bất ngờ lại có người lùn đến kì lạ như vậy? Sự sinh trưởng và phát triển của con người chịu tác động của những yếu tố nào? Để trả lời cho tất cả các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Thời gian Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10 phút 7 phút 7 phút 8 phút BÀI 38 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. Nhân tố bên trong: 1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVCXS: a. Hoocmôn sinh trưởng (GH): + Do tuyến yên tiết ra. + Kích thích phân chia và tăng kích thước TB; phát triển xương. b. Tirôxin: + Do tuyến giáp tiết ra. + Kích thích chuyển hoá ở TB và kích thích quá trình ST & PT bình thường của cơ thể. + Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. + Thiếu iốt à thiếu Tiroxin à cơ thể không phát triển. c. Ơstrôgen (buồng trứng tiết ra) và testostêrôn (tinh hoàn tiết ra) + Kích thích ST & PT mạnh ở giai đoạn dậy thì (phát triển xương, hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp). + Riêng testostêrôn còn làm tăng tổng hợp prôtêin, kích thích cơ bắp phát triển 2. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS: - Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. - Juvenin: gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm. - Cho ví dụ gà tre và gà nòi nuôi sau 6 tháng, cho biết giữa gà tre và gà nòi con gà nào cân nặng hơn? - Nếu nuôi 2 con gà này trong cùng điều kiện như: thức ăn, chuồng trại, chăm sóc giống nhau vậy khối lượng của gà tre và gà nòi có bằng nhau không? - Cho biết nhân tố đầu quyết định đến sinh trưởng và phát triển của gà là gì? → Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên là do nhân tố di truyền quyết định - Có mấy loại hoocmôn ảnh hưởng đến ST và PT của ĐVCSX? - Hoocmôn sinh trưởng do tuyến nội tiết nào tiết ra? - Quan sát hình và cho biết tác động của hoocmôn sinh trưởng đối với sự ST và PT của người và ĐV nói chung? - Tuyến yên tiết ra nhiều loại hoocmôn như: STH, TSH, ACTH, GH Mỗi loại có cấu trúc và chức năng khác nhau. - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi lệnh SGK trang153 - Chiếu slide thừa GH ở người trưởng thành. Ở người trưởng thành nếu thiếu hoocmôn GH bị bệnh to đầu ngón tay - Tirôxin được tiết ra từ tuyến nào? - Cho biết vai trò của Tirôxin đối với sinh trưởng và phát triển của động vật là gì? - Chiếu công thức cấu tạo của Tirôxin - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi lệnh SGK: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iod thì trẻ em chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ thấp? - Cần làm gì để ngăn ngừa những bệnh trên? - Ăn quá nhiều Iot sẽ dẫn đến cường giáp sẽ phát sinh nhiều bệnh lí nguy hiểm nhất là cho người già như huyết áp, bướu tim... → Trong chế độ ăn của chúng ta phải bổ sung đủ lượng muối iot. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng quá nhiều vì thừa sẽ có hại - Đối với lưỡng cư, cho biết tác động của tirôxin đối với sự ST và PT ở ĐV là gì? - Yêu cầu HS quan sát hình 38.1 SGK, cho biết hoocmôn Ơtrôgen và Testostêrôn được tiết ra từ đâu? - Cho biết tuổi dậy thì ở nam và nữ có những biểu hiện gì? - Quan sát hình và cho biết làm thế nào để phân biệt được sư tử đực và sư tử cái, ếch đực và ếch cái, gà trống với gà mái? → Đó là những đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp - Cho biết tác dụng của Ơtrôgen và Testostêrôn? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh: Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục? - Trong tự nhiên các loài côn trùng thường có hiện tượng lột xác, qua những lần lột xác chúng lớn lên và thay đổi các đặc điểm bên ngoài - Cho biết tên một số loài côn trùng phát triển nhờ lột xác? - Cho HS quan sát hình 38.3 sơ đồ ảnh hưởng của hoocmôn đến biến thái của bướm yêu cầu HS quan sát sơ đồ trên và cho biết có mấy loại hoocmôn liên quan đến quá trình phát triển sâu bướm thành bướm? Các hoocmôn đó sinh ra từ đâu? - Giải thích sơ đồ - Cho biết tác dụng sinh lí của 2 loại hoocmôn ecđixơn và juvenin - Cho học sinh xem phim vòng đời của bướm - Gà nòi - Không - Di truyền - 4 loại: hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, Ơtrôgen và Testostêrôn - Tuyến yên: tiết Hoocmôn sinh trưởng - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào. Kích thích phát triển xương - Sẽ bị lùn, không phát triển chiều cao. Thừa hoocmôn GH trong giai đoạn phát triển sẽ bị bên cao lêu nghêu - Tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng→ Người nhỏ bé. Tuyến yên tiết nhiều hoocmôn sinh trưởng→ người khổng lồ - Giai đoạn trẻ em đang lớn hoocmôn sinh trưởng tiết ít hơn bình thường→ giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào→ trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Thừa hoocmôn sinh trưởng thì ngược lại - Quan sát - Tuyến giáp - Kích thích chuyển hóa ở TB và kích thích quá trình sinh trưởng của cơ thể - Iot là thành phần cấu tạo nên Tiroxin, thiếu iot dẫn đến thiếu Tiroxin làm giảm quá trình chuyển hóa giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém, thiếu iot quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm=> số lượng tế bào não giảm=> trí tuệ kém - Cần bổ sung đầy đủ lượng Iot cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối Iot và các thực phẩm giàu Iot như cá biển, trứng, sữa,...` - Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch + Ơstrôgen: do buồng trứng tiết ra. + Testostêrôn: do tinh hoàn tiết ra. Nữ: da dẻ mịn màng, xuất hiện chu kì kinh nguyệt, dáng đi dịu dàng, tuyến vú phát triển, xuất hiện mụn trứng cá, có khả năng sinh sản Nam: có trái cổ, thay đổi giọng nói, mọc râu, cơ bắp phát triển, có khả năng sinh sản. - Sư tử đực có bườm, ếch đực kêu lớn, gà trống có mào to, biết gáy. - Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì (phát triển xương, hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp). - Testosteron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành đặc điểm sinh dục sơ cấp như mào, cựa. Khi cắt bỏ tinh hoàn, hoocmôn này không tiết ra thì các bộ phận liên quan sẽ không được hình thành - Ve sầu, châu chấu, bướm, + Có 2 loại: ecđixơn và juvenin. + Hoocmôn ecđixơn được tiết ra từ tuyến trước ngực và juvenin được tiết ra từ thể allata - Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. - Juvenin: gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm. - Xem phim 4 Củng cố ( 5 phút ) Câu 1. Hoocmôn nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống? A. Tiroxin, ecđixơn, hoocmon sinh trưởng (GH) B. Testostêron, ơstrôgen, Juvernin C. Ơstrôgen, testostêron, hoocmon sinh trưởng (GH) D. Insulin, glucagôn, ecđixơn, Juvernin. Câu 2. Trong thành phần cấu tạo của Tirôxin có chất nào sau đây? A. Brom B. Iôt C. Canxi D. Magie Câu 3. Testostêron được sinh ra ở: A. Tuyến giáp B. Tuyến yên C. Tinh hoàn D. Buồng trứng Câu 4. Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bọ là: A. Ecđixơn và tiroxin B. Juvernin và tiroxin C. Ecđixơn và Juvernin D. Testostêron và ơstrôgen Câu 5. Hoocmon sinh trưởng GH được sản sinh ra ở: A. Tinh hoàn B. Tuyến giáp C. Buồng trứng D. Tuyến yên 5 Dặn dò ( 1 phút ) - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài SGK, trang 154. - Xem trước bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tt) - Tìm hiểu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm những nhân tố nào? - Tìm hiểu các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. Ngày duyệt: Ngày soạn: 17/03/2015 Giáo viên hướng dẫn Người soạn

File đính kèm:

  • docxBai_38_Cac_nhan_to_anh_huong_den_sinh_truong_va_phat_trien_o_dong_vat_20150726_111438.docx
Giáo án liên quan
  • Giáo án Sinh học 11 - Tiết 8 - Bài 9: Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4 và cam

    3 trang | Lượt xem: 6481 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Sinh học 11 - Tiết 24: Bài tập

    2 trang | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 2

  • Đề kiểm tra 1 tiết HKII môn Sinh 11 Nâng cao - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

    24 trang | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Sinh học 11 - Bài 43: Thực hành: nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

    2 trang | Lượt xem: 9564 | Lượt tải: 5

  • Giáo án Sinh học 11 - Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

    8 trang | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

    7 trang | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 2

  • Giáo án Sinh học 11 - Tiết 34 - Bài 33 Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

    2 trang | Lượt xem: 7272 | Lượt tải: 4

  • Giáo án Sinh học 11 - Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

    2 trang | Lượt xem: 3968 | Lượt tải: 2

  • Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật - Năm học 2015-2016 - Ngô Duy Trung

    8 trang | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Sinh học 11 - Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản - Nguyễn Thị Thu Thảo

    8 trang | Lượt xem: 4650 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 GiaoAn.co - Thư viện Giáo án mầm non, Giáo án tiểu học, SKKN.

GiaoAn.co on Facebook Follow @GiaoAn.co

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 38 39 Sinh Học 11