Giáo án Sinh Học 6 Bài 21: Quang Hợp

Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp
  • Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-11 trên Shopee mall
Trang trước Trang sau

Giáo án Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Khi có ánh sáng, lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí oxi.

- Giải thích được một vàu hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh.

- Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cây cần sử dụng để chế tạo tinh bột?

- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.

- Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra nhận xét.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây, bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

B. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Các dụng cụ để thực hiện thí nghiệm dung dịch iot là thuốc thử tinh bột: củ khoai tây đã luộc chín, dao nhỏ, dung dịch iot, ống nhỏ giọt

- Một vài lá đã thử dung dịch iot, Tranh phóng to hình 21.1 và 21.2.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn lại kiến thức Tiểu học về chức năng của lá.

- Soạn bài và làm thử thí nghiệm ở nhà, và chuẩn bị kết quả báo cáo.

C. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

Cấu tạo của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?

Vì sao ở nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? Hãy tìm ví dụ vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác so với cách mọc của đa số các loại lá?

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Như đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ tự nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất hữu cơ gì và trong điều kiện nào?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Khi có ánh sáng, lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí oxi.

- Giải thích được một vàu hiện tượng thực tế

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm,

- Kiểm tra kết quả thí nghiệm các nhóm;

- Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm ?

- Lấy kết quả 1 nhóm, tiến hành đun sôi cách thủy và thử dd iôt.

- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Đại diện 1 nhóm báo cáo cách tiến hành.

- Quan sát kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung.

I. Xác định chất mà lá chế tạo khi có ánh sáng:

1) Thí nghiệm:

- Lấy chậu trồng dây lang để chổ tối 2 ngày, dùng băng giấy đen bịt kín 1 phần 2 mặt lá.

- Để chậu chổ có ánh sáng mặt trời từ 4 – 6 giờ.

- Ngắt lá đó, bỏ băng đen, cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết ch d.lục rồi rửa sạch.

- Bỏ lá đó vào dd iốt loãng.

- Kết quả :

+ Phần lá không bị bịt có màu xanh tím.

+ Phần lá bị bịt thì không.

- Hãy nhận xét hiện tượng khi nhỏ dd iôt lên lá khoai lang làm thí nghiệm ? Giải thích hiện tượng xảy ra ?

- Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm; Bổ sung hoàn chỉnh nội dung.

- Vậy qua q.trình q.hợp cây đã c.tạo được chất gì ?

- Quan sát thí nghiệm theo hướng dẫn của gv.

- T.luận nhóm đ.diện pb, nhóm khác bs.

2) Kết luận :

Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK tr.69, 70 → thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.70

- GV gợi ý: HS dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và quan sát đáy 2 ống nghiệm, chất khí nào duy trì sự cháy?

- GV cho thảo luận kết quả → tìm ý kiến đúng

- HS nghiên cứu thông tin SGK tr.69, 70 rarr; thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.70

- Các nhóm trình bày ý kiến rarr; cả lớp thảo luận và bổ sung:

+ Cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột vì được chiếu sáng

+ Chất khí ở cốc B là khí Oxi vì nó đã làm que đóm vừa tắt lại bùng cháy. Hiện tượng chứng tỏ cành rong trong cốc B đã tạo ra chất khí là có bọt khí thoát ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở đáy ống nghiệm trong cốc B.

II. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột:

1) Thí nghiệm:

- Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đựng đầy nước rồi úp ngược vào 2 cốc A, B đựng đầy nước.

- Để cốc A vào trong túi giấy đen hoặc trong chổ tối, cốc B để chổ có ánh sáng

- Sau 6 giờ quan sát .

- Kết quả:

+ Cành rong trong cốc B có những bọt khí xuất hiện.

+ Cành rong trong cốc A thì không.

- GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng → cho HS rút kết luận.

- GV hỏi: Tại sao trời hè, nắng nóng, đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở hơn?

- GV cho HS nhắc lại thí nghiệm và kết luận.

- HS rút kết luận: Lá nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột

- HS trả lời: Vì lá cây có cơ chế thoát hơi nước, giảm nhiệt và thải ra oxi trong qua trình quang hợp

- HS nhắc lại thí nghiệm và kết luận.

2) Kết luận:

Trong quá trình lá chế tạo tinh bột, lá đã nhã khí oxi ra môi trường ngoài.

TIẾT 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr.70, 71.

- GV yêu cầu HS nhắc lại thí nghiệm

- GV cho HS thảo luận nhóm:

1. Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?

GV gợi ý: Nước vôi có khả năng hấp thụ khí cacbonic

- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK tr.70, 71

- 1-2 HS nhắc lại thí nghiệm

- HS thảo luận nhóm:

1. Cây ở trong chuông A sống trong điều kiện không khí không có khí cacbonic

I. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột ?

1) Thí nghiệm:

- Kết quả :

+ Lá cây ở chuông A không chế tạo được tinh bột.

+ Lá cây ở chuông B tạo được tinh bột.

2. Lá cây trong chuông nào không chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?

GV gợi ý: Căn cứ vào kết quả của thí nghiệm thử dung dịch iot.

2. Lá trong chuông A không chế tạo được tinh bột, căn cứ vào kết quả thử với dung dịch iot, lá không bị nhuộm thành màu xanh tím.

3. Từ kết quả đó, có thể rút ra kết luận gì?

- GV cho thảo luận toàn lớp kết quả thảo luận của các nhóm.

- GV yêu cầu HS rút kết luận

- GV hỏi: Tại sao xung quanh nhà và nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh?

↠ GDMT: Quang hợp điều hòa khí hậu, làm không khí trong lành (cân bằng CO2 và O2); Để cây thực hiện quang hợp tốt nhất phải đảm bảo về điều kiện nước, nhiệt độ và ánh sáng.

3. Không có khí cacbonic, lá không thể chế tạo được tinh bột

- HS rút ra kết luận.

- HS trả lời đạt: điều hòa thành phần chất khí trong bầu khí quyển ( lấy khí CO2, nhả khí O2)

2) Kết luận : không có khí cacbonic, lá không chế tạo được tinh bột.

Vậy : Cây cần nước, ánh sáng, khí cacbonic để tạo tinh bột.

- GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu SGK tr.72

- GV gọi HS lên bảng viết lại sơ đồ quang hợp.

- GV cho HS nhận xét → thảo luận về khái niệm quang hợp

GV gợi ý:

- Lá cây sử dụng nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Nguyên liệu đó được lấy từ đâu?

- Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện nào?

- GV nhận xét, hoàn chỉnh khái niệm quang hợp.

- GV cho HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.72

- GV hỏi: Ngoài tinh bột, lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác?

- Cá nhân HS nghiên cứu SGK tr.72

- 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ quang hợp.

- HS nhận xét → thảo luận về khái niệm quang hợp

Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.

- HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.72

- HS trả lời như yêu cầu nội dung SGK tr.72.

2: Khái niệm về quang hợp Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.

Sơ đồ quang hợp ( SGK tr. 7)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực

sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào ?

A. Khí hiđrô B. Khí nitơ C. Khí ôxi D. Khí cacbônic

Câu 2. Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột ?

A. Hoa B. Rễ C. Lá D. Thân

Câu 3. Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật ?

A. Không bào B. Lục lạp C. Nước D. Khí cacbônic

Câu 4. Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì ?

A. Nhiệt độ thấp B. Có ánh sáng C. Độ ẩm thấp D. Nền nhiệt cao

Câu 5. Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không ? Vì sao ?

A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.

B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.

C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.

D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.

Câu 6. Chất nào dưới đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật ?

A. Khí cacbônic B. Khí ôxi C. Tinh bột D. Vitamin

Câu 7. Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì ?

A. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm

B. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt

C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm.

D. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm.

Câu 8. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí ôxi, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn.

C. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.

D. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh.

Câu 9. Để quang hợp ở cây xanh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần lưu ý điều nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra B. Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng

C. Tưới tiêu hợp lý D. Bón phân cho cây (bón lót, bón thúc)

Câu 10. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Từ tinh bột cùng …, lá cây còn chế tạo được nhiều loại hữu cơ khác cần thiết cho cây.

A. muối khoáng B. nước C. ôxi D. vitamin

Đáp án

1. C

2. C

3. A

4. B

5. B

6. A

7. D

8. B

9. A

10. A

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK.

- Vì sao trong thành phố người ta thường trồng nhiều cây xanh?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

- Đọc em có biết.

- chuẩn bị tiếp bài 22.

D. Rút kinh nghiệm - Bổ sung

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:

  • Bài 19: Đặc điểm ngoài của lá
  • Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
  • Bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp
  • Bài 23: Cây hô hấp không?
  • Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu
  • Bài 25: Biến dạng của lá
  • Bài ôn tập Chương 4
  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Sách Toán - Văn- Anh 6-7-8-9, luyện thi vào 10

4.5 (243)

199,000đ

99.000 - 149.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
  • Giáo án lớp 6 (các môn học)
  • Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
  • Giáo án Ngữ văn 6
  • Giáo án Toán 6
  • Giáo án Tiếng Anh 6
  • Giáo án Khoa học tự nhiên 6
  • Giáo án Lịch Sử 6
  • Giáo án Địa Lí 6
  • Giáo án GDCD 6
  • Giáo án Tin học 6
  • Giáo án Công nghệ 6
  • Giáo án HĐTN 6
  • Giáo án Âm nhạc 6
  • Giáo án Vật Lí 6
  • Giáo án Sinh học 6
  • Đề thi lớp 6 (các môn học)
  • Đề thi Toán 6 (có đáp án)
  • Đề cương ôn tập Toán lớp 6
  • Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
  • Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
  • Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
  • Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
  • Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
  • Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
  • Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
  • Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
  • Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
  • Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
  • Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
  • Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)

Từ khóa » Sơ đồ Quang Hợp ở Thực Vật Lớp 6