Giáo án Thơ "Tết đang Vào Nhà" - Trường Mầm Non Yên Lãng

GIÁO ÁN

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

THƠ : TẾT ĐANG VÀO NHÀ

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả

- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ. Biết một số phong tục tập quán trong ngày tết Nguyên Đán của người Việt Nam.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện được tình cảm khi đọc

- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua cho trẻ đọc thơ

3. Thái độ:

- Trẻ biết thể hiện tình cảm với người thân trong ngày Tết

- Trẻ tích cực chủ động tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Mô hình minh họa nội dung bài thơ: Ngôi nhà, cây đào, cây mai, tranh gà, câu đối

- Đồ dùng của trẻ: Hoa đào, hoa mai bằng giấy, tranh cây dán hoa lá để chơi trò chơi, các khối hộp

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

*Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Chào các em lớp 4 tuổi A4. Chị là chị Mùa Xuân. Hôm nay chị đến để học và vui chơi cùng các em. Bây giờ chị có một trò chơi ghép tranh, các em chia thành 2 đội để cùng nhau ghép tranh nào!

+ Các em vừa ghép được bức tranh gì?

+ Nhìn và bức tranh có hoa đào, hoa mai, câu đối, các em nghĩ đến bài thơ nào?

- Bài thơ Tết đang vào nhà, của tác giả Nguyễn Hồng Kiên

*Hoạt động 2: Đọc thơ - Đàm thoại

- Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm

+ Chị vừa đọc bài thơ gì?

+ Của tác giả nào?

- Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp mô hình

* Trích dẫn - Đàm thoại:

- Cảnh mùa xuân tươi đẹp được tác giả miêu tả như thế nào?

Hoa đào trước ngõ

Cười vui sáng hồng

Hoa mai trong vườn

Rung rinh cánh trắng

- Tại sao tác giả lại nói :

Hoa đào trước ngõ

Cười vui sáng hồng?

+ Hoa đào nở nhiều, đầy cành. Màu hồng tươi sáng rực rỡ

- Màu sắc của hoa mai được thể hiện qua câu thơ nào?

- Mọi người trong gia đình chuẩn bị những gì để đón tết ?

- Được thể hiện ở câu thơ nào?

Mẹ phơi áo hoa

Em dán tranh gà

Ông treo câu đối

- Tết đến con người và cảnh vật cảm thấy như thế nào?

Tết đang vào nhà

Sắp thêm một tuổi

Đất trời nở hoa

- Hát bài hát : Sắp đến tết rồi

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

Cô cùng trẻ đọc thơ

- Cả lớp đọc bài thơ 2 – 3 lần, cô quan sát sửa sai

- Cô dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: đọc với giọng vui tươi thể hiện không khí tưng bừng của những ngày sắp Tết

- Cô và trẻ đọc diễn cảm bài thơ 1 lần

- Trẻ đọc theo tổ nối tiếp

- Từng nhóm trẻ đọc: nhóm 3 bạn, nhóm 5 bạn

- Cá nhân trẻ đọc thơ ( 2 – 3 trẻ )

*Hoạt động 4: Trò chơi “ Dán hoa ngày Tết”

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Luật chơi: Mỗi trẻ phải đi theo đường dích dắc, lên dán 1 bông hoa. Đội nào dán được nhiều hoa hơn, đội đó sẽ chiến thắng.

- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội xếp 2 hàng dọc. Một đội dán hoa đào, 1 đội dán hoa mai. Khi có hiệu lệnh từng trẻ đi theo đường dích dắc lên dán một bông hoa vào cành hoa rồi chạy về cuối hàng. Cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối hàng. Hết một bản nhạc đội nào dán được nhiều hoa hơn đội đó sẽ chiến thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi

- Kết thúc: Nhận xét kết quả

- Trẻ chú ý, chào chị Mùa Xuân

- Trẻ chú ý

- Trẻ ghép tranh theo 2 nhóm

- Trẻ trả lời

- Tết đang vào nhà

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe cô đọc thơ

- Tết đang vào nhà

- Phạm Hồng Kiên

- Trẻ đọc thơ cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trích dẫn cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Hoa mai trong vườn

Rung rinh cánh trắng

- Mẹ phơi áo hoa, ông treo câu đối, bé dán tranh gà

- Trẻ trích dẫn

- Trẻ trả lời

- Trẻ trích dẫn

- Trẻ đọc thơ cùng cô

- Trẻ đọc thơ 2 - 3 lần

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ đọc thơ cùng cô

- Trẻ đọc thơ theo tổ

- Trẻ đọc theo nhóm

- Cá nhân trẻ đọc

- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ lắng nghe

Từ khóa » Giáo án Mầm Non Thơ Tết đang Vào Nhà