Giáo án Tiếng Việt 2 Bài 3: Niềm Vui Của Bi Và Bông
Có thể bạn quan tâm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 1: EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY
TUẦN 2
BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc các lời nói, lời đối thoại của các nhân vật trong bài Niềm vui của Bi và Bống. Hiểu được nội dung câu chuyện và tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống;
- Quan sát tranh và nhận ra được các chi tiết trong tranh. (Bức tranh thể hiện khung cảnh câu chuyện: Cầu vồng hiện ra, hai anh em vui sướng khi nhìn thấy cầu vồng và cùng mơ ước.)
- Biết viết chữ viết hoa Ă, Â; viết câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây;
- Biết trao đổi nội dung của VB và các chi tiết trong tranh, đặc biệt ở mục Nói và nghe (HS kể lại câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống). Biết dựa vào tranh và lời gợi ý dưới tranh để kể lại 1 – 2 đoạn trong câu chuyện;
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Hình thành và phát triển năng lực văn học (cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện);
+ Có khả năng làm việc nhóm.
- Phẩm chất
- Có tình cảm thương yêu đối với người thân, biết quan tâm đến người thân; biết ước mơ và luôn lạc quan.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Phương tiện dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Tranh ảnh minh họa cho phần kể chuyện;
- Mẫu chữ viết Ă, Â hoa;
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK;
- Vở bài tập thực hành, vở chính tả;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1 – 2: Đọc 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Bức tranh dưới đây vẽ những gì? Em hãy đoán xem hai bạn nhỏ nói gì với nhau. - GV giới thiệu bài học: Hai bạn nhỏ trong tranh là hai anh em Bi và Bống. Câu chuyện kể về niềm vui mà mơ ước của Bi và Bống khi nhìn thấy cầu vồng. 2. Đọc văn bản Mục tiêu: Đọc VB. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện được sự vui mừng, trong sáng và vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - GV hướng dẫn kỹ cách đọc theo lời thoại của từng nhân vật. - GV gọi 3 HS đọc theo đoạn hoặc đọc phân vai: Bố cục: 3 phần: + Đoạn 1: Từ đầu… Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô: Bi và Bống nhìn cầu vồng và mơ ước + Đoạn 2: Tiếp… đủ các màu sắc: Tình cảm hai anh em Bi và Bống dành cho nhau kể cả khi không có cầu vồng + Đoạn 3: Còn lại: Lời người kể chuyện. + Hũ: bình sành sứ (thủy tinh,…) loại nhỏ, ở giữa phình ra, nhỏ dần về đáy, dùng để đựng. - GV giải thích nghĩa của từ ngữ trong VB: hũ. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài). - GV nhận xét, đánh giá (tuyên dương HS đọc tiến bộ). 3. Trả lời câu hỏi Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi liên quan đến VB. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và hoàn thành lần lượt các câu hỏi trong SGK trang 18. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Với câu 1: § Xem lại đoạn văn 1, tìm câu có chứa đáp án; § Nhìn tranh minh họa (Tranh vẽ những gì? Tranh vẽ ô tô, quần áo, búp bê, ngựa); § Tách ý trả lời câu hỏi: Bi sẽ làm gì? Bống sẽ làm gì? + Với câu 2: Xem lại đoạn văn 2, tìm câu có chứa đáp án; Tách ý, trả lời câu hỏi: Bi sẽ làm gì? Bống sẽ làm gì? + Với câu 3: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và gọi đại diện nhóm trả lời. - GV hỏi thêm: Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau? - GV mời một số HS báo cáo kết quả. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. 4. Luyện đọc lại Mục tiêu: Luyện tập theo VB. Cách tiến hành: - GV đọc diễn cảm cả bài. - GV yêu cầu HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV. - GV yêu cầu HS đọc VB trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. 5. Luyện tập theo văn bản Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Cách thực hiện - GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập trong phần Luyện tập theo văn bản trong SGK trang 18. - GV phân tích mẫu, hướng dẫn HS cách làm. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. | - HS tập viết chữ hoa (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. - HS viết chữ Ă, Â (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở tập viết. - HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. - HS lắng nghe. - HS đọc câu ứng dụng. - HS lắng nghe - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp. - HS viết vào vở tập viết. - HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm. - HS lắng nghe. an sát và đọc thầm các gợi ý. |
Từ khóa » Giáo án Bài Niềm Vui Gia đình
-
Giáo án Nghe Hát Niềm Vui Gia đình 3t - Lá - Phạm Thị Linh
-
Giao An Nghe Hat Niem Vui Gia Dinh 3t - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đề Tài: "Cả Nhà Thương Nhau” - Nghe Hát: Niềm Vui Gia đình - Trò ...
-
VĐTN "Múa Cho Mẹ Xem" NDKH: Nghe Hát: "Niềm Vui Gia đình" Trò ...
-
Giáo án âm Nhạc: Nghe Hát "Tổ ấm Gia đình | MN Đồng Tâm
-
Giáo án Lớp Lớn CHỦ ĐỀ NHÁNH NIỀM VUI GIA ĐÌNH CÔ GIÁO ...
-
Giáo án Thao Giảng âm Nhạc Tiết Nghe Hát" Niềm Vui Của Em"
-
Giáo án Mầm Non Chương Trình đổi Mới: Gia đình Vui Nhộn
-
Giáo án Mầm Non Nghe Hát Tổ ấm Gia đình | Hanyny
-
Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình + Lễ Hội 20/11
-
Giáo án Bài Hạnh Phúc Của Một Tang Gia (Vũ Trọng Phụng)
-
Lĩnh Vực: Phát Triển Quan Hệ Xã Hội - Đề Tài Truyện “niềm Vui Ngày Tết”