Giáo án Tổ Chức Trò Chơi Dân Gian Kéo Cưa Lừa Xẻ

BÀI SOẠN

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN: Kéo cưa lừa xẻ

Đối tượng: Trẻ lớp 3 Tuổi B2

Ngày dạy: 26/2/2019

Gv tổ chức: Nguyễn Thị Mai Hạnh

I. Mục tiêu

* Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi bài đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ”

- Trẻ đọc vuốt và thực hiện được các động tác theo lời bài đồng dao

* Kĩ năng

- Phát triển tai nghe và vốn từ cho trẻ

- Phát triển sự khóe léo của các ngón tay, bàn tay, phối hợp tay mắt qua hoạt động

* Thái độ

- Biết đoàn kết trong khi chơi và có tinh thần hợp tác trong trò chơi

II. Chuẩn bị

- Hình ảnh minh họa một số trò chơi dân gian trên máy tính

- Địa điểm tổ chức trò chơi cho trẻ đảm bảo an toàn rộng rãi

- Bài hát “ Kéo cưa lừa xẻ”

- Hệ thống câu hỏi

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú

- Giới thiệu các cô về dự thi vơi lớp

- Cho trẻ chơi “ Trời tối trời sáng”

- Cho trẻ qs một số hình ảnh trò chơi trên máy tính

+ cô có bức trang gì đây?

- Cô giáo và các bạn đang chơi t/c gì vậy?

- Bức tranh trò chơi gì nữa đây?

- Ngoài những bức tranh trên con nào biết cô còn tổ chức cho các con được chơi những trò chơi nào khác

- Trong khi chơi thì các bạn chơi ntn với nhau?

- Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng mình chơi một trò chơi dân gian rất hay đó là trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”

- Cô đọc lời đồng dao của trò chơi

- Kéo cưa…bú tí mẹ

2. Tổ chức chơi

- Để chơi được trò chơi này chúng mình hãy nhìn cô chơi nhé!

+ Cô chơi lần 1 không phân tích cách chơi

+ Lần 2 cô mời 1 bạn cùng lên chơi với cô và phân tích cách chơi

- Để chơi được trò chơi này cần phải có 2 bạn chơi đấy, 2 bạn ngồi đối diện nhau, 2 tay của người nắm chặt vào nhau vừa chơi vừa đọc lời đồng dao của trò chơi, tay của 2 người chơi đẩy đi đẩy lại như đang cưa một cây gỗ đến hết lời của bài đồng dao thì dừng lại

- Cô cho 2 trẻ lên chơi mẫu

* Trẻ chơi

- Lần 1 trẻ chơi

- Lần 2 cô hỏi trẻ tên trò chơi và cách chơi 1 lần nữa

( 2 lần ngồi thay đổi vị trí, lần 3 trẻ đứng lên cô hướng dẫn trẻ cách đứng chơi chân trước chân sau giữ thăng bằng để khỏi bị di chuyển trong khi chơi)

- Các bác thợ đã thấy mệt chưa?

- Vậy chúng ta cùng pha nước cam để uống nào

( Tích hợp phút thể dục)

- Cô cho trẻ làm động tác pha nước cam

+ Cốc đâu cốc đâu?

+ Rót nước

+ Rửa cam

+ Vắt cam

+ Cam chua pha gi?

+ 1 thìa đường, 1 thìa đường

+ Khuấy cho đường tan

+ Trời lạnh có bỏ đá vào không? Vì sao?

+ Chúng mình pha nước cam song rồi. Chúng mình mời các cô uống nước cam nào?

- Các bác thợ đã thấy khỏe chưa?

À có 1 bác nông dân có 2 cái cây rất to bác muốn nhờ các bác thợ hợp sức lại thành 2 nhóm để cưa 2 cái cây giúp bác nông dân đấy?

+ Trẻ chia thành 2 đội đứng lên chơi

- Lần 1 đội hình 2 hàng dọc

- Lần 2 đổi nhóm chơi sau đó cô cho

- 4 bạn lên chơi

- Cho nhóm 2 bạn lên chơi

+ Cô hỏi lại trẻ 1 lần nữa tên t/c nhận xét buổi chơi và cho cả lớp đứng lên chơi theo nhạc bài kéo cưa lừa xẻ và chuyển hoạt động

3. Kết thúc: Trẻ ra sân chơi

- Trẻ vỗ tay chào mừng

- Trẻ chơi

- Trẻ qs và trả lời

- Trẻ kể tên

- Trẻ lắng nghe cô

- Trẻ qs cô chơi

- 2 trẻ lên chơi mẫu

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ làm động tác pha nước cam

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ nói lại tên t/c và chơi 1 lần nữa

- Trẻ chuyển hoạt đôg

Từ khóa » Cách Tổ Chức Trò Chơi Kéo Cưa Lừa Xẻ