Giáo án Toán 2 Bài 83: Ki-lô-mét

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 83: KI-LÔ-MÉT (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km. Biết được quan hệ giữa ki-lô-mét với các đơn vị đo độ dài đã học.

- Thực hiện được các phép tính với đơn vị mét và vận dụng giải quyết vấn đề thực tế.

- Biết ước lượng độ dài với đơn vị đo ki-lô-mét trong một số trường hợp đơn giản. Phát triển các NL toán học

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Thông qua các hoạt động quan sát, so sánh, trao đổi, nhận xét, ước lượng sử dụng đơn vị đo ki-lô-mét trong bối cảnh thực tiễn, HS có cơ hội được phát triển N giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh
  1. CHUẨN BỊ
  2. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
  3. Giáo viên: Một số tình huống thực tế có sử dụng đơn vị đo độ dài km.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

1. Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học. Viết đơn vị đo độ dải thích hợp váo chỗ chấm:

a) Bút chì dài 15…

b) Bàn học cao khoảng 8…

c) Chiều dài lớp học khoảng 12 ...

d) Quãng đường từ Hà Nội đi Hải Phòng dài khoảng 90 ...

Từ đó, GV giới thiệu đơn vị đo độ dài mới.

2. GV yêu cầu HS quan sát tranh nói cho bạn nghe những thông tin biết được liên quan đến bức tranh. GV đặt vấn đề: Các em đã bao giờ nghe nói đến đơn vị đo độ dài ki-lô-mét chưa? Hãy chia sẻ với bạn những thông tin em biết.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km. Biết được quan hệ giữa ki-lô-mét với các đơn vị đo độ dài đã học.

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Nhận biết đơn vị đo độ dài ki-lô-mét

Để đo những độ dài tương đối lớn như độ dài đường bộ, đường sắt, chiều dài con sông... người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài ki-lô-mét.

- GV giới thiệu: Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là km.

1 km = 1000 m

- GV yêu cầu HS đọc và ghi vào vở.

Hoạt động 2. Tổ chức hoạt động giúp HS cảm nhận được độ dài 1 km trong thực tế cuộc sống GV lấy một vị trí có khoảng cách từ trường học đến vị trí đó là 1 km để giải thích cho HS cảm nhận được độ dài 1 km.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Chọn số đo độ dài thích hợp:

a. Cầu Nhật Tân dài khoảng:

A. 4 m

B. 4 km

b. Xe búyt dài khoảng

A. 10 m

B. 10 km

- HS thực hiện theo cấp hoặc theo nhóm bàn:

Quan sát hình vẽ, chọn số đo độ dài thích hợp với mỗi trường hợp rồi giải thích tại sao lại chọn.

- GV nên đặt câu hỏi để HS đưa ra lí lẽ, chứng cử lập luận về tính hợp lí khi chọn số đo độ dài cho mỗi trường hợp

Bài tập 2:

a) Bút chì dài 15 cm

b) Bàn học cao khoảng 8 dm

c) Chiều dài lớp học khoảng 12 m

d) Quãng đường từ Hà Nội đi Hải Phòng dài khoảng 90 km

- HS chú y lắng nghe

- HS nhận biết ki-lô-mét: Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là km.

1 km = 1000 m

- HS cảm nhận được độ dài 1 km trong thực tế cuộc sống

a. B

b. A

- HS giải thích vì sao chọn đáp án đó

Từ khóa » Giáo án Bài Ki Lô Mét Lớp 2