Giáo án Văn 8 Bài Hịch Tướng Sĩ (Tiết 1)
Có thể bạn quan tâm
- Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn
- Giáo án Ngữ văn 8 (sách mới)
- Giáo án Văn 8 Học kì 1
- Giáo án Văn 8 Học kì 2
- Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Văn 8 Cánh diều
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Hịch tướng sĩ đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Hịch tướng sĩ (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
(Kết nối tri thức) Giáo án Hịch tướng sĩ
Xem chi tiết
(Kết nối tri thức) Giáo án điện tử Hịch tướng sĩ
Xem chi tiết
(Cánh diều) Giáo án Hịch tướng sĩ
Xem chi tiết
(Cánh diều) Giáo án điện tử Hịch tướng sĩ
Xem chi tiết
Lưu trữ: Giáo án Hịch tướng sĩ (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS hiểu sơ giản về thể hịch, hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài "Hịch tướng sĩ", tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của người anh hùng dân tộc của quân và dan đời Trần.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu một văn bản theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc , ý chí kiên trì, bền bỉ , quyết tâm trước khó khăn gian khổ.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
H: Phân tích lí do dời đô của Lí Công Uẩn được thể hiện trong bài Chiếu dời đô
(Thiên đô chiếu) chỉ ra sự hợp tình hợp lí của bài chiếu?
3. Bài mới
- TQTuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, Tên ông dạng danh những trang sử Việt Nam trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông (1285-1288). Ông là nhà lí luận quân sự với tác phẩm "Binh thư yếu lược" Để biết về danh tướng kiệt xuất – về tinh thàn yêu nước lớn lao của ông ta cùng tìm hiểu bài hịch do chính tay ông viết.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: - GV đọc mẫu - HD học sinh đọc, giọng điệu thay đổi linh hoạt, chậm dãi, mỉa mai, chế diễu, kích động lòng tướng sĩ , cuối bài → tâm tình. | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc : |
H: Qua phần chú thích em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả ? - TQTuấn là người có phẩm chất cao đẹp, tài năng văn võ song toàn, là người có công lớn trong cuộc k/c chống Nguyên Mông lần 2 và 3 | 2. Chú thích: a. Tác giả : Trần Quốc Tuấn(Trần Hưng Đạo)(1231?- 1300). - Tước: Hưng Đạo Vương. - Ông là một anh hùng, một trong những danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Là nhà quân sự thiên tài văn võ song toàn. Đồng thời ông là người có công lao bậc nhất của nhà Trần trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông. |
H: Bài Hịch được ra đời trong hoàn cảnh nào ? | b. Tác phẩm : Bài hịch được viết trước cuộc k/c chống Nguyên–Mông lần 2 (1285), nhằm nêu cao tinh thần trung nghĩa của tướng lĩnh dưới quyền . Bài hịch tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp (thời đại chống Nguyên- Mông). |
H: Dựa vào chú thích hãy nêu hiểu biết của em về thể hịch? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu 27 chú thích | c. Thể hịch: - Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa hay tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài . - Đặc điểm: khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, thường viết theo thể biền ngẫu. Hịch có kết cấu chặt chẽ , lí lẽ sắc bén , có dẫn chứng thuyết phục. Từ khó :SGK/ 59 |
HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản: H: Bài Hịch chia làm mấy đoạn? nội dung của mỗi đoạn? H: Nêu nhận xét của em về bố cục bài hịch ? - Chặt chẽ ,mạch lạc, sáng tạo. | II.Đọc - hiểu văn bản: 1. Bố cục :4 phần +) Đoạn 1: Từ đầu đến lưu tiếng tốt → Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách TQ . +) Đoạn 2: Tiếp đến cũng vui lòng → Sự ngang ngược và của kẻ thù và thể hiện lòng căm thù giặc. +) Đoạn 3: Từ các ngươi đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?" → phân tích phải trái làm rõ đúng sai. - Đoạn này có thể chia làm 2 đoạn nhỏ: + Từ " Các ngươi" đến muốn vui vẻ phỏng có được không" → nêu ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những sai trái trong hàng ngũ chiến sĩ. + Từ " nay ta bảo thật"đến không muốn vui vẻ phỏng có được không ?" → Khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay lẽ phải. +) Phần còn lại → Nêu nhiêm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu. |
- Gọi HS đọc đoạn 1 H: Những nhân vật được nêu gương có địa vị như thế nào ? H: Các nhân vật này có dặc điểm gì ? - Sẵn sàng chết vì vua và chủ tướng, không sợ nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ H: Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào, đoạn văn giúp em hiểu được gì ? ? Theo em, tác giả nêu gương các trung thần nghĩa sĩ này để nhằm mục đích gì? → Hiểu rõ lịch sử, tôn trọng đề cao gương sáng của lòng trung quân ái quốc | 2. Phân tích: a. Tội ác của kẻ thù và lòng căm thù giặc của TQTuấn: * Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ: - Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. → Nhằm khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ dưới quyền. |
H: Tình hình Đại Việt nửa cuối 1284 được tác giả nêu lại như thế nào? Biện pháp nghệ thuật gì? | *Tội ác,sự ngang ngược của kẻ thù và nỗi lòng của tác giả: Tội ác,sự ngang ngược của kẻ thù: - Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng, ân tình của vị chủ tướng đối với tì tướng. - Sứ giặc nghênh ngang, lưỡi cú diều, thân dê chó, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng. ⇒ kẻ thù ngang ngược, khiêu khích được lột tả, diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ - vật hoá sự ngang ngược, vô lối, tham lam, vơ vét. - Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, giọng văn mỉa mai châm biếm. |
- Thái độ tác giả như thế nào ? (căm ghét, khinh bỉ,) | - Thái độ tác giả: Căm ghét, khinh bỉ kẻ thù đau xót cho đất nước. ⇒ Giặc ngang ngược hoành hành gây bao tội ác không thể dung tha. |
- Đọc đoạn văn diễn tả lòng căm thù giặc H: Trước tội ác của giặc Trần Quốc Tuấn thấu suốt tâm địa của giặc và hiểm hoạ Tổ Quốc đang lâm nguy. Từ đó tác giả có những suy nghĩ tâm trạng như thế nào? H: Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQ Tuấn được thể hiện qua chi tiết nào? | * Nỗi lòng của tác giả: - Lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện cụ thể bằng hành động tâm trạng: quên ăn , mất ngủ, đau đến thắt tim , thắt ruột. "Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa", - Thể hiện qua thái độ uất ức, căm tức: khi chưa trả được thù "căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù" - Sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước "…Dẫu cho trăm thân phơi…nghìn xác gói trong da ngựa…vui lòng." |
H: Đoạn văn được cấu tạo ntn ? liên kết ý trong câu ? H: Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng con người từ đó hình ảnh người anh hùng yêu nước được khắc hoạ như thế nào? GV: Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim, qua ngòi bút lên trang giấy → H/tượng người anh hùng TQTuấn đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan, tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn. | NT: Câu văn có 2 ý liên kết nhau : nỗi đau xót, tiếp đó là nỗi căm hờn kẻ thù. Nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt:quên ăn, vỗ gối, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu. ⇒ Hình ảnh cụ thể, có phần khoa trương phóng đại để cực tả niềm uất hận trào dâng trong lòng đồng thời có súc thuyết phục, khơi gợi sự đồng cảm người nghe, người đọc. NT: Tác giả dùng nhiều dấu phẩy, ĐT chỉ hoạt động, trạng thái : Quên, vỗ, lột , nuốt, uống.... → căm hờn kẻ thù. |
H: Nhận xét về giọng điệu lời văn? - Nỗi lòng chủ tướng được biểu hiện ntn ? Bằng cách nào ? (mỗi chữ mỗi dòng như máu chảy, như nước mắt hiên trên mặt trang giấy, đó là gan ruột, tâm huyết vị tổng chỉ huy bày tỏ, tâm sự). - Vì sao cảm xúc căm giận của tác giả có sức lây lan đến người đọc, người nghe ? + Vì tình cảm ấy chân thành, mãnh liệt. + Nói hộ tình cảm chung của mọi người thời đó. | NT: Tác giả dùng nhiều dấu phẩy, ĐT chỉ hoạt động, trạng thái : Quên, vỗ, lột , nuốt, uống.... → căm hờn kẻ thù. - Giọng điệu thống thiết, căm hờn. ⇒ H/ảnh người anh hùng yêu nước, đau xót trước vận nước lâm nguy và có lòng căm thù giặc sâu sắc. |
4. Củng cố, luyện tập
H: Bố cục của bài hịch? Phân tích tội ác mà kẻ thù đã gây ra trên đất nước ta được nêu trong lờihịch của Trần Quốc Tuấn?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ ,chuẩn bị : "Hịch tướng sĩ"(tiết 2)
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Hịch tướng sĩ (Tiết 1)
- Hịch tướng sĩ (Tiết 2)
- Hành động nói
- Trả bài tập làm văn số 5
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bài Thơ Hịch Tướng Sĩ Lớp 8 Sgk Vietjack
-
Hịch Tướng Sĩ - Ngữ Văn Lớp 8
-
Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn) - Ngữ Văn Lớp 8
-
Soạn Bài Hịch Tướng Sĩ | Soạn Văn 8 Hay Nhất
-
Soạn Bài Hịch Tướng Sĩ | Ngắn Nhất Soạn Văn 8
-
Soạn Bài Hịch Tướng Sĩ Siêu Ngắn | Ngữ Văn Lớp 8
-
Soạn Bài Hịch Tướng Sĩ Ngắn Nhất Năm 2021 - Ngữ Văn Lớp 8
-
Soạn Văn 8 VNEN Bài 22: Hịch Tướng Sĩ
-
Phân Tích Tác Phẩm Hịch Tướng Sĩ Hay Nhất (dàn ý | Ngữ Văn Lớp 8
-
Giáo án Văn 8 Bài Hịch Tướng Sĩ (Tiết 2)
-
Ý Nghĩa Của Văn Bản Hịch Tướng Sĩ Là Gì
-
Giải VBT Ngữ Văn 8 Hịch Tướng Sĩ
-
45 Bài Tập Trắc Nghiệm Hịch Tướng Sĩ Có đáp án - Ngữ Văn Lớp 8
-
Phân Tích Hịch Tướng Sĩ (dàn ý - 10 Mẫu)
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Hịch Tướng Sĩ Dễ Nhớ, Ngắn Gọn