Giáo án Văn Học đồng Dao Dung Dăng Dung Dẻ - Chủ đề: Tết đến Rồi

Giáo án văn học đồng dao dung dăng dung dẻ - Chủ đề: Tết đến rồi

Chủ đề: Tết đến rồi Đề tài: Dung dăng dung dẻ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Nhận ra sự thay đổi của thời tiết, cảnh vật, với tâm trạng vui vẻ đón chào mùa xuân đến.

– Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ, cảm nhận được hình ảnh mùa xuân tươi vui, ấm áp.

– Thể hiện được cảnh sắc đất trời mùa xuân qua tranh vẽ cảnh “Mùa xuân của bé

– Phát triển tư duy ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng sáng tạo và thẩm mỹ trong tạo hình.

– Giáo dục trẻ tình cảm đối với cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

– Cho trẻ quan sát thiên nhiên, gợi cho trẻ những cảm xúc về mùa xuân, qua việc phát hiện ra sự thay đổi của thiên nhiên: khi mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lo, trời mây trong xanh…

Làm quen với bài thơ: nghe cô đọc thơ, giải thích các từ khó, phát âm các từ láy trong bài thơ.

– Tập TH vui, bút màu cho trẻ

III. TIẾH HÀNH:

* Hoạt động 1 :

– TC Băng reo “Bốn mùa”: cho trẻ nói và làn theo cô …

+ Mùa hè: nóng quá! ( 2 tay giơ lên, lắc cổ tay)

+ Mùa thu: lá rụng. ( 2 tay úp xuống )

+ Mùa đông: lạnh quá! ( 2 tay bắt chéo trước ngực )

+ Mùa xuân: ấm áp ( 2 tay tung lên cao, đồng thời nhảy lên: ồ, thích quá!…)

– Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ:

+ Dạo này các bạn cảm thấy khí trời thế nào? … Có cảm thấy dễ chịu không? … Vì sao? ( gợi cho trẻ nhận xét theo cảm nhận của trẻ: không nóng lắm, không lạnh lắm, nắng không gắt, gió thổi nhẹ, thỉnh thoảng có vài hạt mưa … )

+ Cảnh vật ra sao? … Cây cối có gì lạ? ( cỏ xanh mượt, cây đâm chồi non, hoa bắt đầu nở … )

+ Mỗi buổi sáng các bạn có thấy tiếng gì không? ( tiếng chim ríu rít gọi nhau … )

– Cô gợi cho trẻ phát hiện ra sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên: cây cối đâm chồi nẩy lộc, chim hót líu lo trên cành, bầu trời trong xanh hơn với những gợn mây trắng trôi nhè nhẹ …

Cô nói với trẻ: ” Các bạn có thích đi dạo dưới cảnh sắc mùa xuân đẹp như thế không?”

— cho trẻ VĐ theo bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” ….

* Hoạt động 2 :

– Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ mùa xuân Dung dăng dung dẻ:

Mùa xuân

Dung dăng dung dẻ

Dẫn trẻ đi chơi

Mùa xuân đến rồi

Ánh xuân tươi sáng

Đám mây bông trắng

Nối giữa trời xanh

Gió đưa bồng bềnh

Cao vời lồng lộng

Vườn thênh thang rộng

Cỏ non xanh rờn

Hây hẩy gió vờn

Hoa đào tươi thắm

Vườn xuân đầm ấm

Ríu rít chim ca “

Giới thiệu: Đó là Bài thơ Mùa xuân dung dăng dung dẻ của nhà thơ Tú mỡ, các bạn có thấy được hình ảnh gì khi nghe cô đọc bài thơ không? … Hãy nghe lại lần nữa nhé!

– Cô đọc cho trẻ nghe lần nữa …

– Đàm thoại với trẻ về nội dung Bài thơ Mùa xuân dung dăng dung dẻ:

+ Bạn sẽ nhìn thấy điều gì rõ nhất khi mùa xuân đến?

+ Cảnh vật mùa xuân như thế nào?

+ Các bạn có thích mùa xuân không? … Vì sao? …

+ Mùa xuân đem đến điều gì cho chúng ta?

– Cô khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô ( chung 2, 3 lần ), sau đó cho trẻ luyện tập theo nhóm …

– Cô chú ý sửa cách phát âm các từ khó, từ láy… động viên trẻ đọc thuộc thơ: thi xem ai thuộc thơ nhất!

* Hoạt động 3 :

– Cho trẻ quan sát tranh mùa xuân ( tranh vẽ hay tranh cô sưu tầm ), gợi ý tưởng cho trẻ:

+ Bạn thích nhất hình ảnh nào của mùa xuân?

+ Mây trời mùa xuân thế nào?

+ Cảnh vật có màu gì? … Vì sao?

+ Màu sắc của bức tranh mùa xuân có gì đặc biệt ?

– Khuyến khích trẻ sáng tạo thành một bức tranh theo ý thích của trẻ với nhiều chi tiết …

– Cho trẻ thực hành trong vở TH vui

Xem thêm: Thuyết minh cách chơi luật chơi trò chơi dung dăng dung dẻ

Từ khóa » Giáo án Bài đồng Dao Dung Dăng Dung Dẻ