Giảo Cổ Lam Là Gì?Những Lợi ích Của Giảo Cổ Lam đối Với Sức Khoẻ
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Giảo cổ lam có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng
ThS Bác sĩ Trương Thành An
Chuyên khoa: Y học cổ truyền
ThS Bác sĩ Trương Thành An, chuyên khoa Y học cổ truyền tại bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp hiện là bác sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Giảo cổ lam là một loại thảo mộc quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu giảo cổ lam có tác dụng gì qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Giảo cổ lam là gì?
Giảo cổ lam (ngũ diệp sâm, tên tiếng Anh là Jiaogulan) có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), còn có các tên gọi khác như thư tràng năm lá, trường sinh thảo, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm,...
Giảo cổ lam thuộc cây thân thảo, dây leo, thường mọc trên các giá tựa, cây bụi, dây leo khác hoặc mọc lan trên nền đất, vách đá.
Giảo cổ lam có nhiều loại khác nhau và phân biệt bởi nhánh lá, một cành có khoảng từ 3 – 9 lá (thường là 5 – 7 lá). Trong đó, loại 5 lá được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Khi dùng pha trà, nó có mùi thơm, vị đắng nhưng dễ uống và ngọt hậu.
Giảo cổ lam loại 5 lá được sử dụng chủ yếu
1Hạ mỡ máu
Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin có tác dụng làm giảm cholesterol máu, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh lý do rối loạn mỡ máu gây ra như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành,...
Một nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu năm 1999 về tác dụng giảm mỡ máu của giảo cổ lam đã kết luận sử dụng loại dược liệu này liên tục trong 30 ngày có khả năng làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng.
Nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli năm 2005 cũng đã có chứng minh tương tự về tác dụng của giảo cổ lam. Nghiên cứu này đưa ra kết quả nhóm đối tượng sau khi sử dụng giảo cổ lam đã giảm lượng triglycerid máu, cholesterol toàn phần và lượng LDL, tác dụng gần như tương đương với atorvastatin.[1]
Giảo cổ lam có tác dụng hạ mỡ máu
2Cải thiện bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa Hindawi của Nhật Bản phát hành vào tháng 10 năm 2012 trên 25 bệnh nhân đái tháo đường type 2 chưa dùng thuốc đã chứng minh khả năng kiểm soát đường huyết của giảo cổ lam khi phối hợp với gliclazid.
Kết quả nghiên cứu đã kết luận: nhóm đối tượng được sử dụng bổ sung 6 g giảo cổ lam mỗi ngày trong 8 tuần có cải thiện các chỉ số HbA1C khoảng 2 % và giảm đường máu lúc đói gần 3 mmol/L, nhiều hơn so với những bệnh nhân chỉ được điều trị bằng 30 mg gliclazide.[2]
Một nghiên cứu nhỏ khác được công bố vào tháng 1 năm 2013 được thực hiện trên 16 bệnh nhân tiểu đường mới được chẩn đoán nhằm đánh giá khả năng cải thiện độ nhạy với Insulin của cơ thể. Nghiên cứu thu được kết quả: uống 6 gam trà giảo cổ lam hằng ngày trong 4 tuần đã cải thiện các chỉ số HbA1C, C-peptid, qua đó cải thiện phản ứng của cơ thể với Insulin.[3]
Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
3Chống béo phì
Theo một nghiên cứu năm 2021 về ảnh hưởng của chiết xuất giảo cổ lam với các chỉ số cơ thể được tiến hành trên 117 người đàn ông và phụ nữ béo phì, đã kết luận chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng chống béo phì.
Những người tham gia nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên và cho sử dụng 450 mg chiết xuất giảo cổ lam (bổ sung dưới dạng viên nang) trong 16 tuần. Những người này đã có sự giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tổng khối lượng chất béo so với nhóm dùng giả dược.[4]
Giảo cổ lam có tác dụng chống béo phì
4Giảm căng thẳng
Tác dụng giảm căng thẳng của giảo cổ lam đã được nghiên cứu tại Hàn Quốc trên phạm vi 72 người có tiền sử căng thẳng và lo lắng mãn tính.
Một nửa số người tham gia được chọn ngẫu nhiên để cung cấp 200mg chiết xuất giảo cổ lam 2 lần mỗi ngày trong vòng 8 tuần. Kết quả là họ có tổng điểm trên bảng đánh giá lo âu theo đặc điểm trạng thái (STAI) giảm 17,8% và đặc điểm chính của STAI (T-STAI) giảm 16,8% và có xu hướng cải thiện so với nhóm giả dược.[5]
Giảo cổ lam giúp giảm căng thẳng
5Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ
Giảo cổ lam là một phương pháp điều trị bổ sung hiệu quả cho liệu pháp ăn kiêng ở bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Đã có nghiên cứu thực hiện trên 56 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu được sử dụng 80ml giảo cổ lam mỗi ngày trong 6 tháng, cho thấy chỉ số BMI, men gan (AST, ALT) và điểm gan nhiễm mỡ giảm đáng kể.[6]
Một nghiên cứu khác chỉ ra chiết xuất của giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa tích tụ lipid do axit béo tự do và quá trình stress oxy hóa, từ đó làm giảm tình trạng chết tế bào gan nguyên phát trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.[7]
Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ
6Tác dụng lên tim mạch, huyết áp
Giảo cổ lam có khả năng kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric, có tác dụng kiểm soát huyết áp và phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Điều này được chứng minh thông qua thử nghiệm lâm sàng của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) thực hiện trên 223 bệnh nhân huyết áp cao.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được chia làm 3 nhóm ngẫu nhiên và sử dụng giảo cổ lam, nhân sâm và thuốc hạ huyết áp indapamid. Thử nghiệm thu về kết quả chênh lệch đáng kể: nhóm dùng giảo cổ lam giúp giảm chỉ số huyết áp 82%, trong khi nhóm dùng thuốc indapamid giảm 93% còn nhóm dùng nhân sâm chỉ giảm 41%.
Gần đây, GS.TSKH. Trần Văn Sung đã chỉ ra hoạt chất adenosin trong giảo cổ lam 5 lá có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch. Chúng có tác dụng làm ổn định nhịp tim, giảm những cơn đau thắt ngực, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, nhờ đó giúp tăng cường máu lên não, ổn định huyết áp và giúp ngủ ngon hơn.
Giảo cổ lam có tác dụng điều hòa huyết áp
7Tác dụng chống khối u
Tạp chí Dược học số 5/2011 đã có bài viết về khả năng ngăn sự hình thành và phát triển khối u của giảo cổ lam qua nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền.
Gypenosid VN 01 - 07 là 7 hoạt chất saponin mới được tìm thấy bởi GS.TS Phạm Thanh Kỳ năm 2012 có trong cây giảo cổ lam Việt Nam. Những hoạt chất này đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt mạnh tế bào ung thư, từ đó giúp phòng bệnh bạch cầu, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tử cung.
Ngoài ra theo cơ sở dữ liệu thông tin thuốc do drugs.com cung cấp, các gypenosid có trong trà giảo cổ lam giúp tăng cường chức năng của tế bào thực bào, tế bào bạch cầu chuyên biệt, ngăn mầm bệnh xâm nhập.
Giảo cổ lam có tác dụng chống khối u và các tế bào ung thư
8Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
Giảo cổ lam có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng cần phải uống đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Hiện chưa có khuyến nghị cụ thể về liều lượng chuẩn, các chuyên gia khuyên sử dụng 4 - 6 gram trà mỗi ngày, chia hai lần trong ngày và nên uống trước ăn 30 phút.
- Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, tăng nhu động ruột hoặc chóng mặt, ù tai.
- Giảo cổ lam có thể tác động đến hệ thống miễn dịch. Tránh sử dụng loại trà này ở người mắc các bệnh hệ thống như lupus hệ thống, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,...
- Trà giảo cổ lam có thể gây rối loạn quá trình đông máu. Tránh dùng cho người mắc bệnh về máu, đang dùng thuốc chống đông máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
- Những người đang sử dụng insulin hoặc các loại thuốc đường huyết khác nên sử dụng trà giảo cổ lam một cách thận trọng tránh nguy cơ hạ đường huyết.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng do tính an toàn của loại thảo mộc này chưa được chứng minh đối với nhóm đối tượng này.
Hãy sử dụng trà giảo cổ lam đúng cách
Xem thêm: Trà giảo cổ lam có thật sự tốt không?Giảo cổ lam là một dược liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về loại thảo dược này. Ngoài sử dụng giảo cổ lam, bạn nên chăm sóc sức khoẻ bằng chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp luyện tập nữa nhé!
Nguồn tham khảo
Phytopreventative anti-hyperlipidemic effects of gynostemma pentaphyllum in rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16401396/Antidiabetic Effects of Add-On Gynostemma pentaphyllum Extract Therapy with Sulfonylureas in Type 2 Diabetic Patients
https://www.hindawi.com/journals/ecam/2012/452313/
Xem thêm
Từ khoá: giảo cổ lam có tác dụng gì giảo cổ lam tác dụng giảo cổ lamCác bài tin liên quan
-
(15/12 - 25/12) DA MỊN SĂN CHẮC RẠNG NGỜI ĐÓN NĂM MỚI - COLLAGEN ALFE ĐỒNG GIẢM 30%
5 ngày trước -
(10/12 -12/12) Etiaxil tặng ưu đãi siêu hời khi mua online - Vui chơi thoải mái - Không ngại mùi cơ thể
5 ngày trước -
(13/12 - 15/12) Khuyến mãi hấp dẫn - Giờ vàng giá shock
6 ngày trước -
(01/12 - 31/12) Chăm da xinh - Săn deal hời - Rạng ngời đón năm mới
1 tuần trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Công Dụng Uống Giảo Cổ Lam
-
Giảo Cổ Làm Trị Ung Thư Và Nhiều Bệnh Khác. Cách Dùng Thế Nào?
-
Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Gì? Lưu ý Khi Sử Dụng Giảo Cổ Lam - AiHealth
-
[Tìm Hiểu] Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Gì - Cách Sử Dụng Và Lưu ý Gì?
-
Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? | Tuệ Linh
-
Giảo Cổ Lam Mọc ở đâu Và Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Giảm Cân Không? | Vinmec
-
Tác Dụng Kì Diệu Của Giảo Cổ Lam Với Sức Khỏe Con Người
-
Giảo Cổ Lam: Công Dụng, Cách Dùng Và Những điều Cần Lưu ý
-
7 Tác Dụng Của Cây Giảo Cổ Lam Trong Chữa Trị Bệnh
-
Giảo Cổ Lam: Bí Mật Từ Loài "cỏ Trường Sinh" - YouMed
-
Vị Thuốc Giảo Cổ Lam | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Giảo Cổ Lam: Thảo Dược Ngừa Ung Thư, Hỗ Trợ Tim Mạch
-
Giảo Cổ Lam – Giúp ổn định Huyết áp, Giảm Mỡ Máu
-
Giảo Cổ Lam - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC