Giao Dịch Liên Kết Là Gì? Các Quy định Về Giao Dịch Liên Kết

Giao dịch liên kết Giao dịch liên kết
  • Trang chủ
  • Dịch vụ thành lập
  • Thay đổi GPKD
  • Dịch vụ doanh nghiệp
  • Tin tức
    • Marketing Online
    • Quản lý doanh nghiệp
    • Thành lập công ty
    • Xuất nhập khẩu
  • Liên hệ
Giỏ hàng Menu

Giao dịch liên kết là gì? Các quy định về giao dịch liên kết

11:11:27 17-01-2022 | Lượt xem: 9441

Nội dung chính

    • Quy định về giao dịch liên kết
  • Giao dịch liên kết là gì?
    • Các bên có liên hệ liên kết là gì?
    • Nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết trong doanh nghiệp
  • Các trường hợp giao dịch liên kết trong doanh nghiệp
  • Ví dụ về giao dịch liên kết thường gặp
    • Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được tính như thế nào?
    • Một số câu hỏi liên quan đến giao dịch liên kết thường gặp
Giao dịch liên kết là khái niệm khá mới mẻ trong những năm gần đây. Có nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ về giao dịch liên kết dẫn đến việc không có xử lý phù hợp theo quy định. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn giao dịch liên kết là gì? Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được xử lý như thế nào? Giao dịch liên kết là gì? Các quy định về giao dịch liên kết

Quy định về giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết được quy định ở Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau: “Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết”.

Các bên có liên hệ liên kết là gì?

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên có liên hệ liên kết như sau:
  • Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
  • Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết trong doanh nghiệp

Theo Điều 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết trong doanh nghiệp như sau:
  • Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
  • Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế.

Các trường hợp giao dịch liên kết trong doanh nghiệp

Giao dịch liên kết là gì? Các quy định về giao dịch liên kết Từ các bên có liên hệ liên kết như dịch vụ thay đổi GPKD Song Kim đã liệt kê bên trên, các trường hợp giao dịch liên kết được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
  • Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
  • Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia.
  • Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
  • Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai.
  • Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba, không phân biệt loại hình doanh nghiệp của 2 pháp nhân này.
  • Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
  • Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  • Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp.
  • Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
  • Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.

Ví dụ về giao dịch liên kết thường gặp

  • Doanh nghiệp 100% vốn trong nước, trong năm doanh nghiệp phát sinh khoản tiền mượn của giám đốc 1 tỷ đồng (giám đốc sở hữu 20% vốn góp trong doanh nghiệp) → Đây là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
  • Doanh nghiệp thuê nhà của giám đốc làm văn phòng công ty → Đây không phải là giao dịch liên kết.
  • Công ty cổ phần vay vốn của cá nhân là người thân trong gia đình cổ đông (không vay trực tiếp từ cổ đông) với mức lãi suất 0% → Đây là giao dịch liên kết theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
  • Vay vốn của ngân hàng để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu chiếm dưới 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn → Đây không phải là giao dịch liên kết. Trường hợp doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn thì được quy định là giao dịch liên kết.

Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được tính như thế nào?

Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
  • Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
  • Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Từ quy định trên, ta có công thức tính tổng chi phí lãi vay được trừ như sau: Tổng chi phí lãi tiền vay được trừ = 30% * (Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay – lãi tiền gửi/tiền cho vay + chi phí khấu hao) Trong đó: EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) =Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay – lãi tiền gửi/tiền cho vay + chi phí khấu hao) Như vậy: Tổng chi phí lãi tiền vay được trừ = 30% * EBITDA

Một số câu hỏi liên quan đến giao dịch liên kết thường gặp

Sau đây, Song Kim xin gởi đến quý bạn đọc một số câu hỏi liên quan đến giao dịch liên kết thường gặp. Mời các bạn theo dõi qua nội dung sau Hỏi: Giao dịch liên kết là gì?
Đáp: Giao dịch liên kết được hiểu đơn giản là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Được thể hiện qua việc vay - cho vay, mua – bán, mượn - cho mượn, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính,…
Hỏi: Các bên có quan hệ liên kết được hiểu như thế nào?
Đáp: Các bên có quan hệ liên kết là việc 1 bên tham gia hoặc điều hành (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào bên còn lại; hoặc thông qua một bên thứ 3
Hỏi: Nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết là gì?
Đáp: Người nộp thuế có giao dịch liên kết nếu quan hệ liên kết này dẫn đến việc làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, thì khi đó phải loại trừ các yếu tố này để xác định đúng nghĩa vụ thuế phải nộp cho nhà nước
Hỏi: Quy định về giao dịch liên kết được quy định tại điều luật nào?
Đáp: Quy định về giao dịch liên kết được quy định chi tiết tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Với những nội dung trên, Song Kim mong rằng các bạn hiểu rõ hơn về giao dịch liên kết là gì, có thể nhận dạng các trường hợp giao dịch liên kết thường phát sinh và có cách xử lý phù hợp theo quy định. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn thành công. Dịch vụ của chúng tôi

Tin tức liên quan

  • Dịch vụ cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất – Trọn gói 700k

    10:44:22 11-12-2023

  • Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Tây Ninh 2024

    10:33:49 08-12-2023

  • Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Bình Phước [Phí 700.000đ]

    15:41:58 07-12-2023

  • Tạm ngừng kinh doanh tại Bình Dương – Phí trọn gói 700.000đ

    10:29:25 07-12-2023

  • Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Đồng Nai – Phí trọn gói 700.000đ

    09:50:06 30-11-2023

  • Tạm ngừng kinh doanh tại Bến Tre – Dịch vụ trọn gói chỉ 700.000đ

    18:42:26 29-11-2023

  • Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tại Tiền Giang

    10:17:28 29-11-2023

  • Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại An Giang [Trọn gói 700K]

    10:31:40 28-11-2023

2013 - 2024 - Bản quyền thuộc về © Dịch vụ Thành lập Công ty Song Kim

Địa chỉ: 2/1/9 Đường số 84 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, Tp.HCM Hotline: 0986 23 26 29 Website: https://ketoansongkim.vn Email: info@ketoansongkim.vn DMCA.com Protection Status MENU
  • Trang chủ
  • Điều khoản sử dụng
  • Dịch vụ thành lập
  • Dịch vụ thay đổi GPKD
  • Tuyển dụng
  • Tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Zalo X

HÃY CHO SONG KIM BIẾT THẮC MẮC CỦA BẠN

  • X
  • Trang chủ
  • Danh mục sản phẩm
  • Dịch vụ thành lập
    • Dịch vụ kê khai thuế ban đầu
    • Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh miễn phí
    • Vốn điều lệ là gì? Góp vốn bằng tiền mặt được hay không?
    • Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt có đúng luật hay không?
    • Trình tự thủ tục giải thể công ty mới nhất 2024
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 1
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 3
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 4
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 6
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 7
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 8
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 10
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 11
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận Bình Tân
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 5
    • Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Tp.HCM
    • Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
    • Thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
    • Hướng dẫn chi tiết cách thành lập công ty xây dựng
    • Dịch vụ thành lập công ty TNHH
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận Phú Nhuận
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận Tân Bình
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận Tân Phú
    • Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói
    • Hồ sơ thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất 2024
    • Dịch vụ thành lập công ty tại quận 2
    • Thành lập công ty trọn gói tại Thành phố Thủ Đức
    • Dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
    • Dịch vụ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
    • Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Tp.HCM
    • Thành lập công ty tại Long An
    • Thành lập công ty tại Tiền Giang
    • Thành lập công ty tại Bến Tre
    • Thành lập công ty tại Vĩnh Long
    • Thành lập công ty tại Cần Thơ
    • Thành lập công ty tại An Giang
    • Thành lập công ty tại Kiên Giang
    • Thành lập công ty tại Đồng Tháp
    • Thành lập công ty tại Cà Mau
    • Thành lập công ty tại tỉnh Bạc Liêu
    • Thành lập công ty tại Sóc Trăng
    • Thành lập công ty tại Trà Vinh
    • Thành lập công ty tại Hậu Giang
    • Thành lập công ty tại Tây Ninh
  • Thủ tục thành lập
    • Hóa đơn điện tử là gì
    • Báo cáo thuế là gì và dịch vụ kế toán là gì?
  • Thay đổi GPKD
    • Dịch vụ thay đổi địa chỉ công ty
    • Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Dịch vụ thay đổi tên công ty/doanh nghiệp
    • Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật
    • Dịch vụ thay đổi thành viên góp vốn
    • Thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH MTV
    • Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty 2024
    • Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
    • Hồ sơ thủ tục thay đổi tên công ty
    • Thủ tục thay đổi thành viên góp vốn
    • Hồ sơ thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty
    • Dịch vụ tăng vốn điều lệ công ty giá rẻ
    • Cách thông báo cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp 2023
    • Thủ tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn
    • Dịch vụ cập nhật cccd gắn chip lên GPKD
  • Dịch vụ doanh nghiệp
  • Danh mục hot
  • Mã ngành nghề kinh doanh
  • Tin tức
    • Marketing Online
    • Quản lý doanh nghiệp
    • Thành lập công ty
    • Xuất nhập khẩu
  • Liên hệ

Từ khóa » Kê Khai Giao Dịch Liên Kết Là Gì