Giao Dịch T+2 Có Phải Là Tín Hiệu Tốt Cho Thanh Khoản Thị Trường?
Có thể bạn quan tâm
- Thị trường
- Giao dịch lớn
- IPO - Niêm yết
- Kiến thức
Gần đây, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa lấy ý kiến dự thảo Quy chế hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán, điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán chu kỳ T+2 theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Theo đó chứng khoán về tài khoản vào thời gian 11h30 – 12h00 ngày T+2, và tiền giao dịch chứng khoán cũng sẽ về tài khoản của nhà đầu tư sớm hơn 1 ngày so với quy chế cũ. Dự thảo này nếu được áp dụng đúng theo kế hoạch sẽ chứng minh nỗ lực của cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trong dài hạn.
Tại toạ đàm “Đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán”, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCKNN cho biết thời gian qua UBCKNN đã tập trung xử lý vấn đề kỹ thuật để hỗ trợ giao dịch, cải thiện thanh khoản bao gồm việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với các chứng khoán vào trưa ngày T+2 theo quy chế dự kiến có hiệu lực từ tháng 8.
"Mô hình thanh toán mới rút ngắn thời gian xử lý ở từng khâu, giảm bớt chi phí lãi suất cho nhà đầu tư trong trường hợp sử dụng vay margin", đại diện của UBCKNN cho hay.
Còn theo nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), chưa có những nghiên cứu cụ thể về đánh giá tác động tức thời của việc rút ngắn (chỉ 1 ngày) thời gian giao dịch lên chỉ số trong ngắn hạn. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh, tâm lý nhà đầu tư cá nhân vẫn còn nhiều e ngại như hiện tại.
Song, các nhà phân tích của Rồng Việt chỉ ra tháng 9/2012, khi UBCKNN áp dụng thay đổi quy trình giao dịch T+4 sang T+3, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân hàng tuần trong 12 tháng tiếp theo đã tăng 12% so với khoản thời gian trước đó, cũng trong bối cũng thị trường vừa giảm mạnh trong năm 2011 và kéo dài sang 2012.
Ngoài ra, nhóm phân tích cho rằng xét về hiệu quả cho một “trader” sử dụng đòn bẩy thì việc rút ngắn 1 ngày giao dịch cũng tương ứng lãi suất phải trả (cho một vòng quay cổ phiếu) sẽ giảm khoảng 25%. Giả sử ở mức dư nợ khoảng 100.000 tỷ đồng như cuối quý I/22, với mức lãi suất vay khoảng 13%/năm, thì số tiền lãi vay mà thị trường có thể tiết kiệm được là 3.250 tỷ đồng.
Vì đâu thị trường chưa thể đưa về giao dịch T+0?Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán được nhiều nhà đầu tư ủng hộ vì với dự thảo xây dựng quy chế mới, khái niệm “giao dịch T+2” sẽ đúng với thực chất, nghĩa là cả tiền và cổ phiếu về tài khoản ngay trong ngày T+2. Quan trọng hơn nữa là tiền và cổ phiếu về đến tài khoản của nhà đầu tư khi thị trường vẫn còn trong thời gian giao dịch của ngày T+2.
Dòng tiền và cổ phiếu sẽ được luân chuyển nhanh hơn, tạo cơ hội cho nhà đầu tư có thể chủ động hơn trong quá trình giao dịch, sớm hơn từ nửa ngày cho đến một ngày so với trước đây. Thậm chí nhiều người còn đang kiến nghị đưa thị trường về giao dịch T+0.
Về vấn đề này, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCKNN cho biết theo thông lệ quốc tế thì chu kỳ thanh toán T+2 và T+3 đang được áp dụng phổ biến.
"Thị trường chứng khoán thế giới cho phép các giải pháp giao dịch như bán khống, mua bán trong ngày. Việc không phát sinh nghĩa vụ thanh toán cuối ngày như vậy làm giảm đi yêu cầu của nhà đầu tư về việc phải được bán chứng khoán ngay sau khi mua", đại diện UBCKNN cho biết.
Theo bà Bình, hiện nay về mặt pháp lý, Việt Nam đã sẵn sàng cho những giải pháp giao dịch bao gồm bán khống, mua bán trong ngày hoặc bán chứng khoán đang trên đường về. Bà cho rằng cơ quan quản lý cũng kỳ vọng có một nền tảng giao dịch mới để có thể hỗ trợ những giải pháp giao dịch này được triển khai trên thực tế. Tuy nhiên trước mắt, theo bà chỉ có thể rút ngắn bớt chu kỳ thanh toán.
Về nguyên nhân không thể thanh toán ngay, bà Tạ Thanh Bình cho biết hiện hệ thống của Việt Nam không áp dụng thanh toán song phương từng giao dịch, mà thanh toán bù trừ dòng đa phương. Vậy nhanh nhất thì cuối ngày giao dịch, Sở giao dịch và trung tâm Lưu ký chứng khoán mới có thể thống kê được số lượng các giao dịch diễn ra, thực hiện bù trừ và tính toán ra số lượng chứng khoán, số lượng tiền cần phải chuyển giao của ngày hôm đó.
“Chúng tôi cũng đang nỗ lực cố gắng giảm hơn nữa thời gian nhưng trước mắt là rút bớt từng khâu trong quá trình thanh toán, mà như giải pháp tôi chia sẻ thì nó sẽ là khoảng T+1,5”, đại diện UBCKNN cho hay.
Liên quan đến giao dịch T+0, UBCKNN mới đây cũng đã khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng với các hội nhóm trên mạng xã hội hô hào, mời chào, lôi kéo nhà đầu tư giao dịch mua và bán cổ phiếu trong ngày.
Tổng hợp thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 6/2022 06-07-2022 Dự báo VN-Index biến động trong vùng 1.180 – 1.250 điểm, VDSC khuyến nghị NĐT duy trì sức mua tốt để nắm bắt cơ hội 06-07-2022 Khối ngoại xả mạnh gần 780 tỷ đồng phiên VN-Index giảm gần 32 điểm, tập trung xả loạt bluechips
Thu Thảo
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh Link bài gốc https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/giao-dich-t2-co-phai-la-tin-hieu-tot-cho-thanh-khoan-thi-truong-42202276171343998.htm Chứng khoán Chia sẻ TAG:- thanh khoản
- vn-index
- Giá vàng hôm nay
- Tỷ giá ngoại tệ
- Tỷ giá usd
- Tỷ giá yen
- Tỷ giá euro
- Giá heo hơi
- Giá cà phê
- Giá tiêu hôm nay
- Lãi suất ngân hàng
- Giá xăng dầu
- Giá thép hôm nay
- Giá sầu riêng
- Giá thịt heo
- Giá gạo
- Giá cao su
- Entity
Từ khóa » Thị Trường T2
-
Ngày Thanh Toán T+2 Trong Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì? T+0, T+1, T ...
-
Giao Dịch Chứng Khoán T+2, Tiền Về Tài Khoản Sớm 1 Ngày
-
Giao Dịch Chứng Khoán Cần Chuyển Từ T+2 Nửa Vời Sang T+2 Thực Chất
-
T+1, T+2, T+3 Trong Giao Dịch Là Gì? Đặc điểm, Cách Hoạt động Và Ví Dụ
-
T0, T1, T2, T3 Trong Chứng Khoán Là Gì? & Cách Thức Giao Dịch Ra Sao?
-
Dự Kiến áp Dụng Giao Dịch T+2 Ngay Cuối Tháng 8 - VnEconomy
-
Dự Kiến Từ Tháng 8 Tới, Nhà đầu Tư Sẽ được Mua Bán Cổ Phiếu T+2
-
Rút Ngắn Chu Kỳ Thanh Toán T+2 Tác động Như Thế Nào Với Nhà đầu ...
-
[F0 CK] Giao Dịch T0 T1 T2 T3 Trong Chứng Khoán Là Gì? - Finhay
-
Chứng Khoán T+2 Là Gì? Tại Sao Chu Kỳ Thanh Toán Lại Là 2 Ngày?
-
Sắp Giao Dịch Chứng Khoán T+2, Thêm Hàng Nghìn Tỷ Vào Sàn Mỗi Ngày
-
Thuật Ngữ T+0, T+3, T+2 Chứng Khoán Là Gì? - DNSE
-
Sau Khi Mua Cổ Phiếu Thì Bao Lâu Cổ Phiếu Về Tài Khoản?
-
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN T0 LÀ GÌ? T+0, T1, T2, T3 TRONG ...