Giao Dịch T0 Trong Chứng Khoán – Mẹo 'Lướt T0' Là Gì? - ECCthai

Nếu bạn là F0 Chứng Khoán và đang bắt đầu học cách chơi chứng khoán, thì cách quy định các ngày giao dịch là điều quan trọng cần biết. Các ngày T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì? Biết được ngày khi mua/bán chứng khoán hay tiền khi nào về tài khoản bạn mới có thể có kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh. Và đặc biệt là nắm được các mẹo để tối ưu lợi nhuận như Lướt T0 là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau về Giao Dịch T0.

giao dich t0

T0 là gì trong chứng khoán?

Chữ T là Transaction – nghĩa là các giao dịch chứng khoán.

T0 là ngày giao dịch mà Nhà đầu tư bắt đầu đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thành công với một mức giá xác định nào đó.

T1 hay T+1 là ngày tiếp theo của giao dịch T0 trên thị trường. Nếu bạn mua/bán cổ phiếu vào ngày thứ 6 là T0 thì sau hai ngày nghỉ cuối tuần, thứ 2 tiếp theo được tính là T1. Tương tự cách tính với ngày nghỉ lễ, tết.

T2 hay T+2  là ngày làm việc tiếp theo sau ngày T+1. Đây là ngày mà cổ phiếu bạn mua hoặc tiền bán từ giao dịch T0 bắt đầu về tài khoản.

T3 hay T+3 là ngày làm việc sau T+2. Đây là ngày mà cổ phiếu bạn mua từ T0 mới có thể bắt đầu giao dịch (tức là bán ra). Hoặc số tiền bán chứng khoán ngày giao dịch T0 có thể được sử dụng để tiến hành giao dịch khác.

Tới đây bạn đã hiểu được quy định về các ngày giao dịch T0 T1 T2 T3 trong chứng khoán. Vậy làm thế nào để tối ưu thu nhập với hệ thống này chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 2 của bài viết.

Tham khảo:

NAV nghĩa là gì? Ngày chốt NAV của các quỹ là gì?

Lướt T0 là gì?

Tại Thị trường Chứng Khoán Việt Nam, hình thức chung vẫn là nguyên tắc T+3 ‘hàng’ về mới có thể giao dịch.

Thông tư 120/2020 cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0)

Tuy nhiên cần hiểu rõ hơn về quy định mới cho phép giao dịch T0 trên thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam phải đảm bảo điều kiện:

  • Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch T0 trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
  • Hợp đồng giao dịch trong ngày T0 phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
  • Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.

Và một số nguyên tắc khác, để hiểu rõ hơn mọi người tìm hiểu tại điều 10 của Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán.

luot t0 la gi

Mẹo ‘Lướt T0’ dành cho nhà đầu tư

Ở bài viết này, Eccthai muốn chia sẻ kinh nghiệm lướt T0 trên cơ sở quy tắc chung của T+ theo mẹo dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ là chủ yếu. Còn quy định về Lướt sóng T0 thực sự chưa phổ biến và phức tạp hơn, hiện nay chủ yếu dọn đường cho Bán Khống chứng khoán.

Để có thể giao dịch T0 trong ngày, bạn cần phải đang có hàng sẵn của một mã chứng khoán nào đó. Khi dự đoán được sự biến động của giá cả sẽ diễn ra mạnh thì có thể thực hiện lướt T0 trên mã đó. Tức là bán trước mua sau hoặc mua trước bán sau ngay trong phiên giao dịch để hưởng ngay phần chênh lệch giá trong ngày.

Đối với cách này, chỉ phù hợp với nhà đầu tư:

  • Đang có sẵn số lượng mã chứng khoán
  • Hiểu tính cách của mã trên thị trường
  • Có thời gian bám bảng và nền tảng kiến thức tốt
  • Nắm bắt thông tin nhanh nhạy để dự đoán sự biến động mạnh trong phiên

Trên đây là bài viết về giao dịch T0 và các đặc tính của nó, hy vọng cung cấp cho bạn đọc kiến thức về các ngày giao dịch. Đồng thời, mẹo ‘lướt T0’ trên hàng đã có sẵn cũng là cách để bạn gia tăng lợi nhuận nhanh chóng. Tất nhiên, bạn cần có sự thử nghiệm và trải nghiệm thực tế để ‘nhạy’ hơn trong kỹ năng này. Chúc bạn giao dịch tốt và thành công trên con đường đầu tư tài chính.

Xem thêm:

Bull Trap là gì? Cách xác định và xử lý Bẫy Bull Trap trong chứng khoán

Top Sách hay về phân tích kỹ thuật chứng khoán

Từ khóa » Ck T1 Là Gì