GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Tư liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.49 KB, 18 trang )
Ngày:Tiết: 1 Bài 1THANH LỊCH, VĂN MINH - NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI HÀ NỘII/Mục tiêu: Giúp học sinh học hỏi, tiếp thu truyền thống thanh lịch, văn minh - nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Từ đó làm thay đổi nhận thức, hành vi, góp phần đào tạo, xây dựng các thế hệ người Hà Nội ngày càng thanh lịch, văn minh.II/Phương pháp: Pháp vấn-thảo luậnIII/Lên lớp:1.Tổ chức:2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh3.Bài mới:I. NGƯỜI HÀ NỘI THANH LỊCH, VĂN MINH1. Thế nào là người thanh lịch, văn minh? Hoạt động chung Nội dungMuốn biết người nào đó có thanh lịch văn minh hay không, ta cần nhìn nhận đánh giá ở những điểm nào?Có phải cứ thấy người khác có cái mới là ta học theo, thì mới được gọi là văn minh?Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi trong sinh hoạt (ăn, mặc, ở, nói năng, đi lại…), giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh và mọi nơi, mọi lúc. Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ và thể hiện trong đời sống hàng ngày.Tóm lại: Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng.2. Thanh lịch, văn minh - Nét đẹp của người Hà Nội a. Quan niệm về “Người Hà Nội”Hoạt động chung Nội dungEm hiểu gì về Hà Nội?Nhận định của em thế nào là người Hà Nội?Người Hà Nội có cách cư xử như thế nào?Hà Nội là Thủ đô của cả nước. Vì thế, dân cư từ mọi nơi có thể về Hà Nội làm ăn, sinh sống, học tập, công tác. Khi những người dân tứ xứ về Hà Nội định cư, các phong tục, tập quán, nếp sống đẹp mà họ mang theo sẽ góp phần làm phong phú thêm nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô là thanh lịch, văn minh.Trả lời câu hỏi “Thế nào là người Hà Nội”, tuy còn có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng đa số ý kiến thống nhất rằng: “người Hà Nội” là những người đã và Page 1đang sống, sinh cơ lập nghiệp trên đất Hà Nội. Dù quan niệm thế nào đi chăng nữa thì chỉ có những người sống ở Hà Nội, yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, học được những cái hay, cái đẹp của Hà Nội, có hành vi, giao tiếp, ứng xử văn hóa mới xứng đáng với Hà Nội, mới gọi là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.b. Những biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà NộiNgười Hà Nội thanh lịch, văn minh thể hiện từ trong sinh hoạt cá nhân đến giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội.Hoạt động chung Nội dungEm hãy nêu những biểu hiện cụ thể về nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội?-Trong cách ăn uống?-Trong cách nói năng?-Trong trang phục?-Trong cách sắp xếp nơi ở?- Trong cách ăn uống: Người Hà Nội là những người có kiến thức về việc ăn uống, biết nâng việc ăn uống lên thành nghệ thuật mà người ta thường gọi là nghệ thuật ẩm thực.Dù ăn uống với ai trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, thì người Hà Nội đều có thái độ, cách ứng xử chuẩn mực, phù hợp tạo nên không khí chân thành, cởi mở đối với mọi người.- Trong cách nói năngNgười Hà Nội luôn biết sử dụng lời nói sao cho hay, cho đẹp, cách nói lưu loát, nhã nhặn, lịch sự, khiêm nhường, tôn trọng người đối thoại. Người Hà Nội có cách phát âm và dùng từ chuẩn xác khi nói, gây được thiện cảm đối với người nghe.- Trong trang phụcNgười Hà Nội ưa chuộng sự gọn gàng, tề chỉnh và trang nhã ở mọi nơi, mọi lúc, không cầu kì, lòa loẹt, không phô trương, lố lăng. Người Hà Nội phân biệt trang phục trong nhà, khi ra đường, lúc tiếp khách, khi lao động, dự lễ hội, biết tiếp thu cách ăn mặc thời trang, phù hợp cuộc sống hiện đại, biết cách phối hợp màu sắc để bộ trang phục vừa hiện đại mà vẫn giữ được vẻ nền nã, lịch sự.- Trong cách sắp xếp nơi ởNgười Hà Nội nhà ở dù rộng, hẹp vẫn sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, bày biện đồ dùng hài hòa, hợp lí, Page 2-Trong cách đi đứng, ngồi, nằm?Trong giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh và với khách nước ngoài?vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, rất chú ý phòng khách, nơi thờ tự, góc học tập của học sinh.Những gia đình có điều kiện, bố trí phòng ở phù hợp hướng gió, phong tục tập quán, thuận tiện cho sinh hoạt chung của gia đình.- Trong cách đi, đứng, ngồi, nằmNgười Hà Nội đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, đĩnh đạc, luôn thể hiện sự tự tin của bản thân. Không vội vàng, hấp tấp, không kéo lê giầy dép, đi đứng ngả nghiêng. Ngay trong cách ngồi, nằm cũng ý tứ, phù hợp với giới tính, tuổi tác và hoàn cảnh cụ thể.- Trong giao tiếp, ứng xửNgười Hà Nội luôn có thái độ hòa nhã đúng mực, khiêm tốn với mọi người. Biết kính già, yêu trẻ, biết giúp đỡ chia sẻ với mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Trong giao tiếp, ứng xử Người Hà Nội luôn tế nhị, lịch sự, luôn có ý thức về lời ăn tiếng nói, cử chỉ, tác phong của mình ở mọi nơi, mọi lúc cho phù hợp, nhất là ở nơi công cộng, nơi đông người, với người lạ và với người nước ngoài; biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”, có sự tự trọng và thái độ tôn trọng gười khác. Tóm lại: Người Hà Nội có ý thức giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, yêu và thân thiện với thiên nhiên, giữ gìn bảo vệ môi trường sống, bảo vệ di tích, danh thắng, bảo vệ của công, tài sản xã hội.II. XÂY DỰNG NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CỦA HỌC SINH HÀ NỘI1. Chúng ta tự hào là người Hà NộiHà Nội – vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu đẹp, văn hiến, anh hùng. Mảnh đất thiêng mang hình thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi, muôn vật phong phú, tốt tươi chính là nơi hội tụ của bốn phương đất nước.Hoạt động chung Nội dungTại sao ta lại tự hào là người Hà Nội?Chúng ta cần phải giữ gìn những gì?Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hoá truyền thống đặc trưng của Hà Nội, góp phần làm nên phong cách người Hà Nội trong mắt người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Bởi thế, được sống và học tập ở Hà Nội vừa là vinh dự, vừa là niềm tự hào cho mỗi chúng ta. Mỗi học sinh Thủ đô cần biết giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền Page 3thống thanh lịch, văn minh góp phần làm cho Thủ đô ngày càng giàu đẹp.2. Học sinh Thủ đô xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh Học sinh thủ đô xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh thông qua những hành vi sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử văn hoá ở mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động chung Nội dungLà học sinh, chúng ta cần phải làm những gì để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch?Hãy nêu những việc làm và hành động cụ thể?-Trong gia đình?-Trong nhà trường?-Ngoài xã hội?- Trong gia đình Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; quan tâm, chăm sóc, nhường nhịn anh em trong gia đình; biết giữ gìn nề nếp gia phong; cư xử có văn hóa, tôn trọng mọi thành viên trong gia đình; tự giác giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân.- Trong nhà trườngBiết kính trọng thầy cô giáo, thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của người học sinh; biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, ứng xử khéo léo, tế nhị với mọi người xung quanh; có ý thức bảo vệ tài sản và giữ gìn cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng nhà trường văn hóa, học sinh thanh lịch.- Ngoài xã hội Biết nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp, lễ phép với người lớn tuổi, tôn trọng và giúp đỡ mọi người; biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; biết cách đi đứng, cử chỉ, nói năng lịch sự, phù hợp; biết giữ vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường.Tóm lại:Chúng ta tự hào vì mình là người Hà Nội, được kế thừa những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông. Chứng kiến sự đổi thay của Hà Nội hôm nay, mỗi người càng thấy có trách nhiệm đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước. 4.Củng cố :Giáo viên nhắc lại nội dung bài học.Cho Học sinh đọc bài đọc thêm : « BẢO TỒN NÉT THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI»Page 4Ngày:Tiết: 2-3 Bài 2 CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘII/Mục tiêu:Chỉ dẫn học sinh thực hiện đúng các hành vi nói nghe, ăn uống, trang phục, ở, cử chỉ, vui chơi, giao tiếp, ứng xử.Tập trung vào giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, một khía cạnh của lối sống văn hóa. Nội dung chủ yếu là chỉ dẫn các hành vi thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt cá nhân, trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, môi trường.II/Nội dung-Phương pháp:Thảo luận, pháp vấn, đóng kịchIII/Lên lớp:1.Tổ chức:2.Kiểm tra bài cũ:Thế nào là người thanh lịch, văn minh?3.Bài mới:I. VÀI NÉT VỀ VIỆC ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘINói đến cách ăn uống của người Hà Nội là nói đến một nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của người Thủ đô. Cách ăn uống được thể hiện qua việc lựa chọn món ăn, đồ uống, cách chế biến, trình bày, cách thưởng thức món ăn.1. Lựa chọn món ăn, đồ uốngHoạt động chung Nội dungHãy nêu những biểu hiện chứng tỏ người Hà Nội có cách thưởng thức món ăn,đồ uống khác hẳn những người ở vùng miền khác?Hãy nêu ví dụ cụ thể?Thế nào là sử dụng đồ uống hợp lí?Người Hà Nội xưa nay vốn sành ăn, uống. Ăn món gì, đồ uống thế nào, luôn được cân nhắc, lựa chọn. Người Hà Nội biết cách chọn món ăn theo mùa, phù hợp với sức khỏe, khẩu vị, điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Trong bữa cơm hàng ngày, trên mâm cơm thường có món mặn, bát canh, đĩa rau, có thể có thêm món nhạt để khai vị đầu bữa. Cách chọn món trong bữa cơm khách của các bà nội trợ Hà thành thể hiện thái độ tiếp đón chu đáo, tùy vào điều kiện kinh tế và đối tượng được mời. Chọn món ăn trong ngày lễ, tết vừa thể theo tập tục vừa theo yêu cầu đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng, đẹp mắt, có khi là sang trọng, lạ miệng.Cách chọn đồ uống cũng theo từng hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với tính chất của bữa ăn, đối Page 5Đồ uống truyền thống là gì?tượng có mặt trong bữa ăn. Theo vậy mà chọn rượu, bia hay nước ngọt. Đồ uống sử dụng ngoài bữa ăn của người Hà Nội rất phong phú với các loại nước giải khát như nước hoa quả ngâm, sinh tố hoa quả tươi hay các loại trà như trà sen, trà nhài, và nước uống truyền thống như chè xanh, nụ vối, 2. Chế biến món ăn, đồ uốngHoạt động chung Nội dungHãy nêu cách chế biến một món ăn thường ngày trong gia đình em?Riêng với người Hà Nội cách chế biến món ăn, đồ uống rất độc đáo. Hãy chỉ ra nét độc đáo đó?Trong chế biến món ăn, người Hà Nội rất chú trọng dùng đúng nguyên liệu cho món ăn, coi trọng gia vị (đặc biệt là các loại hạt và rau gia vị) - yếu tố cân bằng các nguyên liệu tạo nên món ăn có lợi cho sức khỏe đồng thời có tác dụng làm nổi bật hương vị đặc trưng của món ăn. Trong chế biến món ăn, các khâu trong quy trình nấu nướng rất được coi trọng. Chính quy trình và kĩ thuật chế biến đã góp phần sáng tạo nên các món ăn riêng của Hà Nội như phở, cốm vòng, chả cá,…Về đồ uống, ngoài cách sử dụng hoa quả để làm các loại nước uống thì sự thanh lịch tinh tế còn thể hiện rất rõ trong cách chế biến và thưởng thức trà ướp sen, nhài 3. Trình bày món ăn, đồ uốngHoạt động chung Nội dungTrình bày món ăn, đồ uống tùy thuộc vào năng khướu thẩm mĩ của mỗi người.Em hãy nêu một ví dụ về cách trang trí một món ăn, đồ uống của người Hà Nội ?Cách trình bày món ăn thể hiện trình độ thẩm mĩ và cốt cách thanh lịch rất đặc trưng của người Hà Nội. Món ăn nào được để vào loại bát, đĩa ấy rất phù hợp. Bày món ăn không cốt để khoe nhiều nên không bao giờ quá đầy, chỉ để vừa phải tạo cảm giác ngon mắt, ngon miệng.Món ăn thường được trang trí cùng các phụ liệu như các loại rau, củ, quả tỉa hoa kết hợp với lá rau để kết hợp màu sắc tạo nên sự hấp dẫn.Về đồ uống, tùy loại mà sử dụng cốc, tách phù hợp. Riêng với rượu cũng đã có rất nhiều loại ly, cốc khác nhau. Nước hoa quả cũng có loại cốc Page 6riêng. Ấm, tách để uống trà cũng được chọn lựa khá tỉ mỉ, tùy theo trà pha ấm hay trà túi lọc, uống nóng hay thêm đá…4. Thưởng thức món ăn, đồ uốngHoạt động chung Nội dungNgười văn minh, thanh lịch có cách thưởng thức món ăn, đồ uống như thế nào?Em hãy nêu biểu hiện cụ thể?Thưởng thức một món ăn hay một đồ uống đầu tiên là cảm nhận sự hấp dẫn của món ăn bằng thị giác, khứu giác rồi mới đến vị giác và cả thính giác. Người thanh lịch không ăn uống xô bồ; thưởng thức một món ngon bao giờ cũng coi trọng dư vị để lại của nó, rồi cả ngẫm nghĩ để trân trọng sự tài hoa, khéo léo của con người.Đặc biệt việc kết hợp thưởng thức các món ăn cũng là nét đặc trưng riêng, như cốm thường ăn kèm với chuối trứng cuốc, bánh dày ăn kèm với giò lụa, bánh cuốn thì ăn với chả quế, nước mắm cà cuống hoặc mỗi món lại ăn kèm với một loại rau gia vị khác nhau…II. THANH LỊCH, VĂN MINH TRONG CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI1. Thanh lịch, văn minh trong cách ăn của người Hà Nộia. Trong bữa cơm gia đìnhHoạt động chung Nội dungVai trò của bữa cơm gia đình?Để có bữa cơm gia đình đầm ấm, chúng ta cần phải làm gì?Những chuẩn bị trước và trong bữa ăn?Bữa cơm gia đình có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống. Đó là dịp cả gia đình đoàn tụ sau một ngày làm việc, học tập. Bữa cơm gia đình với những món ăn quen thuộc tạo sự ấm cúng, là nơi các thành viên thể hiện tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau. Bữa cơm gia đình góp phần quan trọng tạo nên hạnh phúc và truyền thống gia đình.Để có bữa cơm gia đình đầm ấm, con cái có thể tham gia vào việc chuẩn bị như giúp mẹ nhặt rau, vo gạo rồi lấy bát, so đũa, sắp xếp món ăn, chuẩn bị bàn ăn hay chỗ ngồi cho cả nhà…Trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ. Khi ngồi vào vị trí phải ngồi ngay ngắn, không dạng chân hoặc co chân lên ghế.Trong bữa cơm gia đình, lời mời rất được coi Page 7Điều gì được coi trọng nhất trong bữa ăn?Sau bữa ăn bổn phận của con, cháu là phải làm gì?trọng. Phải mời từ ông bà, cha mẹ,… Mời trước khi ăn và mời khi mình kết thúc bữa ăn. Khi ăn thường phải khoan thai, nhẹ nhàng, không nhai tóp tép, nhồm nhoàm, húp xuỵt xoạt, gõ bát đũa ầm ĩ. Khi gắp thức ăn mời ông bà, cha mẹ. phải dùng đũa riêng hoặc quay đầu. Gắp thức ăn hay chan canh phải quan sát, ý tứ, không để rơi vãi, không gắp khi người khác đang gắp, không khoắng đũa vào bát canh chung. Không chỉ gắp thứ mình thích, không bới thức ăn, không lật chọn miếng ngon, không gắp lên bỏ xuống, không nên gắp cho vào miệng luôn. Khi được người khác gắp mời, phải nói lời cảm ơn. Không vừa ăn vừa làm việc riêng. Khi ho, hắt hơi phải quay mặt ra phía ngoài…Sau bữa cơm, bậc con cháu phải lấy tăm, lấy nước. Việc đưa mời, phải bằng hai tay một cách lễ phép. Dùng nước sau bữa ăn cũng phải từ tốn, không súc miệng sòng sọc hay chép miệng chèm chẹp; xỉa răng không che miệng, vẩy tăm là thiếu lịch sự. b. Khi nhà có kháchHoạt động chung Nội dungKhi gia đình có khách, là chủ nhà ta phải làm những gì?Khi tiếp khách ta cần tránh những gì?Khi tiếp khách càng phải ý tứ hơn từ cách chọn món đến mời chào khách. Chủ nhà không được rời mâm, đứng dậy quá sớm, không nói những chuyện không vui hoặc bày tỏ thái độ không vừa lòng, đánh mắng con cháu trong bữa ăn. Chủ nhà luôn phải để ý đến sở thích của khách để tiếp thức ăn, đồ uống phù hợp, thể hiện tinh thần hiếu khách, biết giữ chừng mực: ân cần, niềm nở nhưng không suồng sã, không tiếp quá nhiều thức ăn một lúc hoặc ép khách uống rượu, bia. Mời nước khách trước và sau bữa ăn cũng cần lịch sự, chu đáo để khách vừa lòng.Page 8c. Trong những dịp liên hoan và ở nơi công cộngHoạt động chung Nội dungCách cư xử ở nơi công cộng, chỗ đông người?Khi ăn uống ở những nơi đông người, nơi công cộng ta cần tránh điều gì?Trong những dịp liên hoan, sinh nhật, cưới hỏi, gặp gỡ bạn bè, cần có thái độ ứng xử phù hợp, tạo được không khí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu cho mọi người xung quanh.Việc mời nhau trước bữa ăn hoặc mời cùng thưởng thức một món nào đó tạo cho tất cả mọi người cảm giác mình được người khác quan tâm. Khi đi ăn uống ở những nơi công cộng như ở nhà hàng, quán sá (dù bữa chính hay chỉ là ăn quà) thì việc chọn chỗ ngồi cũng được chú ý. Người xưa đã nói “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” nên không được bạ đâu ngồi đấy. Khi ăn phải giữ lịch sự, tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh; không nói, cười ồn ào, không chê bai, sách nhiễu, gây khó chịu cho người khác. Khi yêu cầu người phục vụ điều gì, người Hà Nội thanh lịch bao giờ cũng không quên kèm từ “làm ơn” vào lời nói của mình.Ăn ở ga tàu, bến xe, những tụ điểm đông người, gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau, cần tế nhị, chừng mực để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi công cộng. 2. Thanh lịch, văn minh trong cách uống của người Hà NộiHoạt động chung Nội dungHãy nêu những biểu hiện thanh lịch, văn minh cụ thể của người Hà nội?-Văn minh, thanh lịch khi uống nước?-Văn minh thanh lịch khi uống cafe, nước ngọt ?a. Uống nướcKhi uống nước, không nên uống một hơi quá nhiều. Phải uống nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết vô trùng ; không uống nước lã từ vòi, sông, suối, Nên uống nước sau khi ăn một giờ sẽ tốt cho tiêu hóa.b. Uống trà, cà phê, nước ngọtNhững người trẻ tuổi không nên uống trà, cà phê, chất kích thích, dễ sinh nghiện ngập.Khi pha trà tiếp khách cần rửa ấm chén, chú ý cách tráng trà, pha trà đúng cách. Mời khách uống trà phải bê mời quay chén về phía tay phải khách, mời Page 9-Văn minh thanh lịch khi uống rượu, bia???Trẻ em cần tránh điều gì?người được kính trọng trước, thân tình sau.Khi uống cà phê, cần chú ý cách cầm tách, sử dụng thìa.c. Uống bia, rượuTrẻ em không nên ướng bia, rượu, ảnh hưởng đến sức khỏe.Người lớn tuổi, khi uống bia, rượu, cần giữ gìn trong cách nói năng, cử chỉ, không để say xỉn. Không lái xe khi trong người có chất rượu, cồn dễ gây tai nạn.Không nên ép người khác uống bia, rượu ; không mượn bia, rượu để gây gổ với người khác.Tóm lại:Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội đã được hình thành từ bao đời nay. Để cho nét đẹp ấy không mai một, mỗi chúng ta cần biết trân trọng truyền thống văn hóa ấy, góp phần làm nên cái đẹp, cái thanh trong cốt cách người Hà Nội.4.Củng cố:Nhắc lại nội dung bài học.Đọc thêm: “PHỞ HÀ NỘI”**************************Ngày:Tiết: 4-5 Bài 3 TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘII/Mục tiêu:Giúp học sinh học hỏi, tiếp thu truyền thống thanh lịch, văn minh - nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.Thực hiện đúng các hành vi nói nghe, ăn uống, trang phục, ở, cử chỉ, vui chơi, giao tiếp, ứng xử.II/Nội dung-Phương pháp: Đàm thoại, pháp vấn, thảo luậnIII/Lên lớp:1.Tổ chức:2.Kiểm tra nội dung đã học trước:Thế nào là thanh lịch, văn minh trong ăn uống?3.Bài mới:I. TRANG PHỤC THANH LỊCH, VĂN MINHTrang phục thể hiện rõ trình độ văn hóa, thẩm mĩ của mỗi người. Trang phục gồm rất nhiều thứ như quần áo, giày dép, phụ kiện kèm theo, nhưng thể hiện rõ nhất ở cách mặc.1. Trang phục phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thểa. Trang phục phù hợp với thời đạiPage 10Hoạt động chung Nội dungTrang phục hiện đại và trang phục hợp thời đại khác nhau như thế nào?Cách dùng trang phục của người Hà Nội?Trang phục mỗi thời có khác nhau. Người Hà Nội xưa thường giản dị và thanh nhã. Nam giới phổ biến là áo cánh, quần ta. Phụ nữ thường mặc váy yếm, áo tứ thân.Trang phục của người Hà Nội ngày nay gồm đủ màu, đủ kiểu, thể hiện nhiều phong cách, xu hướng thẩm mĩ khác nhau. Tuy vậy, phần lớn người Hà Nội vẫn giữ được sự tề chỉnh, nền nã trong cách sử dụng trang phục. b. Trang phục phù hợp với mùaHoạt động chung Nội dungCách lựa chọn trang phục theo mùa của người Hà Nội?Em hãy nêu ví dụ cụ thể?Với điều kiện thời tiết bốn mùa, từ xưa người Hà Nội đã biết tạo cho mình một thói quen mặc phù hợp với điều kiện thời tiết của từng mùa. Trang phục mùa hè thường có màu sắc tươi sáng, nhã nhặn, nhẹ nhàng, mát mẻ. Quần áo mặc trong mùa đông phải dầy, ấm áp.Mùa xuân và thu là hai mùa thể hiện rõ nhất sự phong phú trong trang phục của người Hà Nội. Những ngày đầu thu là thời điểm rất phù hợp với chiếc áo sơ mi dài tay may kiểu cách, đến cuối thu hay những ngày xuân ấm áp lại là lúc để diện những chiếc áo len mỏng, áo khoác nhẹ, có thể kết hợp thêm chiếc khăn quàng cổ. c. Trang phục phù hợp với phong tục, tập quánHoạt động chung Nội dungTrang phục truyền thống là gì?Có nên thay đổi không?Hà Nội ngày nay, ngoài người Kinh còn bao gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong các sinh hoạt cộng đồng, trang phục mang đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc.d. Trang phục phù hợp với điều kiện kinh tế Hoạt động chung Nội dungCứ mặc theo mốt thì mới văn minh, lịch sự có đúng vậy không?Nếu điều kiện kinh tế khá giả, mặc đơn giản hay cầu kì phức tạp không thành vấn đề, chỉ cốt sao cho tiện và đẹp. Nhưng với gia đình bình dân thì mặc kiểu cách, cầu kì, mặc đồ đắt tiền quá cũng không phù hợp.e. Trang phục theo hoàn cảnh giao tiếp Page 11Hoạt động chung Nội dungCó mấy cách lựa chọn trang phục?Trang phục ở nhà và trang phục khi ra khỏi nhà có thể giống nhau được không?Trang phục lễ hội mang đặc trưng riêng. Trong các dịp trọng đại như cưới, hỏi, ngày Tết thường ăn mặc đẹp, sang trọng, phù hợp với không khí lễ hội. Trong đời sống thường ngày, quần áo cũng được phân biệt rõ. Ở nhà, trang phục sao cho thuận tiện, thoải mái nhưng vẫn kín đáo. Ra khỏi nhà, quần áo phải tươm tất, tề chỉnh. Đến cơ quan, trường học cần mặc theo quy định.Tóm lại:Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp đi đâu, làm gì, gặp ai mà chọn trang phục cho phù hợp. Dự lễ cưới cần mặc đẹp, ngược lại đến đám tang thì không mặc quần áo lòe loẹt, sặc sỡ. Mặc quần áo khi đi lao động khác với trang phục đến nhà hát, dự dạ hội, đi du lịch.2. Cách lựa chọn và sử dụng trang phụcHoạt động chung Nội dungThế nào là biết cách lựa chọn trang phục ?Để trang phục luôn sạch sẽ, ta cần phải làm gì ?Cách lựa chọn trang phục khá phổ biến là dựa vào chất liệu vải. Rồi từ chất liệu vải mà kiểu dáng trang phục được chọn theo sao cho phù hợp. Ngoài ra, màu sắc, đường kẻ, kiểu hoa cũng là một tiêu chí khi lựa chọn trang phục sao cho tôn lên được lợi thế về dáng vóc, che bớt đi khiếm khuyết trên cơ thể mình. Chọn trang phục còn phải phù hợp với giới tính và tuổi tác. Để sử dụng trang phục thanh lịch, văn minh, người Hà Nội không quá coi trọng việc có thật nhiều quần áo mà quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ (thay, giặt thường xuyên, giữ quần áo phẳng phiu), hợp cảnh, hợp người.II. TRANG PHỤC CỦA HỌC SINH THỦ ĐÔ1. Trang phục ở nhàHoạt động chung Nội dungYêu cầu với trang phục khi ở nhà ?Cách lựa chọn trang phục ở nhà theo mùa ?Quần áo mặc ở nhà cần phải đảm bảo các tiêu chí : tiện dụng, phù hợp với thời tiết, thoải mái, dễ chịu và bảo vệ sức khỏe. Trang phục ở nhà vào mùa hè rất đa dạng, có thể là những bộ quần soóc, áo phông với bạn nam hoặc bạn nữ là bộ đồ hay váy bằng chất liệu vải nhẹ, mát, thấm mồ hôi như vải lanh, thô, côt - tông.Page 12Yêu cầu đối với học sinh ? Vào mùa đông, trang phục ở nhà là những bộ quần áo dài bằng vải bông hoặc côt - tông dày có tác dụng giữ nhiệt và rất thoải mái khi mặc. Ngoài quần áo, để giữ ấm cơ thể còn cần đến tất hay khăn quàng, mũ ấm. Học sinh từ tuổi mười hai, mười ba trở đi đang trong quá trình phát triển, thay đổi về thể chất để thành người lớn nên không được tùy tiện trong ăn mặc, quần áo cần phải kín đáo, lịch sự hơn. 2. Trang phục khi đến trườngHoạt động chung Nội dungTrang phục của học sinh khi đến trường ?Vì sao phải mặc đồng phục ?Cách sử dụng đồng phục ở mỗi nhà trường ?Yêu cầu về đầu tóc của học sinh cho phù hợp với trang phục và hòa cảnh ?Học sinh Hà Nội khi đến trường thường mặc đồng phục. Bộ đồng phục học sinh mang nhiều ý nghĩa, nó không chỉ là dấu hiệu hình thức để phân biệt học sinh các trường với nhau mà còn thể hiện sự bình đẳng trong môi trường học đường. Hơn nữa, đồng phục còn là niềm tự hào của học sinh khi các em được mang hình ảnh của ngôi trường thân yêu qua hình lô - gô in trên áo, từ đó xây dựng tình cảm gắn bó với thầy cô, trường lớp.Đồng phục của mỗi trường có thể khác nhau về kiểu dáng và màu sắc nhưng nhìn chung có những đặc điểm thống nhất: kiểu dáng gọn gàng, tiện dụng, phù hợp theo mùa (mùa hè thì áo sơ mi kết hợp với quần hoặc váy, mùa đông có thêm áo khoác ). Màu sắc của đồng phục thường là áo trắng kết hợp với váy hoặc quần màu xanh hay đen.Sử dụng đồng phục cần phải có sự linh hoạt để phù hợp với điều kiện thời tiết, hoàn cảnh gia đình và đảm bảo sức khỏe của học sinh. Phải luôn giữ đồng phục sạch sẽ (thay, giặt thường xuyên, tránh để quần áo nhàu nát). Mặc đồng phục đến trường phải gọn gàng, chỉnh tề, thực hiện đúng theo quy định của nhà trường (về ngày mặc, cách mặc, ) Khi thời tiết chuyển mùa, trong những ngày lạnh cần mặc cho đủ ấm, có thể mặc thêm áo len bên Page 13Yêu cầu với học sinh khi đến trường ?trong áo đồng phục mùa đông hoặc mặc thêm áo sơ mi trong áo khoác đồng phục; khi nắng ấm có thể cởi áo khoác ngoài. Khi mặc bộ đồng phục đến trường, đầu tóc cũng phải gọn gàng, không nhuộm xanh, đỏ lòe loẹt. Cách chọn và đội mũ cũng cần phù hợp với quần áo. Cùng với bộ đồng phục, phải đi dép có quai hậu hoặc giày, tạo nên sự đồng bộ, năng động, phong cách khỏe khoắn của học sinh. Ngoài ra, tùy theo điều kiện thời tiết, khi đi học, học sinh có thể sử dụng thêm khăn quàng cổ. Dù quàng hay đội khăn cũng cần gọn gàng, tránh lòe xòe, rườm rà.3. Trang phục khi tham gia các hoạt động xã hộiHoạt động chung Nội dungTrang phục khi tham gì lễ hội thì phải đảm bảo những tiêu chí gì?Tùy theo hoàn cảnh mà có lựa chọn trang phục:-Khi tham gì lễ hội?-Khi đi dự tiệc?-Khi đi du lịch?Khi tham gia các hoạt động tập thể, ngoài bộ đồng phục, tùy vào tính chất của buổi sinh hoạt có thể mặc các loại trang phục khác nhưng không quá màu mè, kiểu cách. Cần phải chú ý tránh lối ăn mặc hở hang, đua đòi không phù hợp với phong tục, tập quán và lứa tuổi, nhất là đối với nữ giới.Khi tham gia lễ hội, trang phục phải đẹp, có thể “điệu” hơn ngày thường nhưng vẫn phải đúng với lứa tuổi học sinh. Tránh lối ăn mặc làm cho mình già đi trước tuổi làm mất vẻ hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò. Khi dự các bữa tiệc như sinh nhật, đám cưới hoặc những cuộc vui cần biết chọn trang phục sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần phải chú ý đến tính tiện dụng và lịch sự của trang phục. Khi đi chơi hoặc du lịch, dã ngoại, trang phục cần gọn gàng, khỏe khoắn, phù hợp với lứa tuổi. Khi chơi thể thao cần mặc quần áo phù hợp với từng môn, đi giày tất gọn gàng.Tóm lại: Page 14Trang phục thể hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. Sử dụng trang phục ngoài ý nghĩa thẩm mĩ còn là văn hóa. Vì vậy, học sinh Thủ đô cần biết sử dụng trang phục phù hợp trong mỗi hoàn cảnh để tôn lên nét đẹp trong phong cách người Hà Nội.4.Củng cố: Nhắc lại nội dung kiến thức của bàiĐọc thêm: “BÀI THƠ ÁO DÀI”*****************************Ngày:Tiết: 6 Bài 4 NƠI Ở CỦA NGƯỜI HÀ NỘII/Mục tiêu: Nhận biết được sự cần thiết của chỗ ở cũng là thể hiện nét thanh lịchII/Phương pháp: Pháp vấn, thảo luậnIII/Bài mới:1.Tổ chức:2.Kiểm tra nội dung đã học:3.Bài mới:I. SỰ CẦN THIẾT CỦA NƠI Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI Nơi ở, hiểu theo cách đơn giản nhất chính là nơi có ngôi nhà thân yêu, là mái ấm gia đình. Vì vậy, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Ngôi nhà ấy có thể to rộng, có thể nhỏ hẹp, có thể đẹp cũng có thể đơn giản, mộc mạc nhưng nó là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Các kiểu nhà ở rất phong phú và đa dạng. 1. Nhà ở nông thônHoạt động chung Nội dungNgười Hà Nội thể hiện văn minh, thanh lịch ngay từ những giá trị nhỏ bé và thường nhật nhất.Cách bố trí nhà ở của người Hà Nội?Nhà của người ở vùng Nông thôn?Ở vùng nông thôn, nhà ở thường xây cất theo lối truyền thống, có chung một kiểu khá phổ biến là nhà ba gian, hoặc rộng hơn thì bốn, năm gian. Những căn nhà này được bố trí theo hàng ngang, có mặt tiền rộng. Thường thì người ta hay chọn làm nhà hướng nam. Trước nhà có sân, vườn.Dù nhà rộng hay hẹp thì gian phòng chính giữa vẫn luôn được bố trí làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Ngay sát bức tường đối diện với cửa lớn là bàn thờ tổ tiên. Trước bàn thờ, người ta thường đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế để tiếp khách. Hai gian bên kê giường ngủ, tủ quần áo và những vật dụng cần thiết. Còn đối với những nhà bốn hoặc năm gian thì người ta thường để một hoặc hai gian làm buồng cất thóc, lúa, đồ dùng, Page 15có khi kết hợp làm buồng ngủ. Thông thường, khu bếp và vệ sinh cũng nằm trong khuôn viên nhưng biệt lập hẳn với căn nhà. 2. Nhà ở đô thịHoạt động chung Nội dungNhà của người ở vùng thành thị có sự khác biệt gì so với nhà của người ở vùng nông thôn??Khác với những ngôi nhà ở nông thôn, nhà ở đô thị không có một kết cấu chung mà khá phong phú về kiểu dáng, thường nhiều tầng, kề nhau san sát, mặt tiền hướng ra đường phố. Bên cạnh đó có những khu chung cư, đáp ứng nhu về cầu nhà ở cho số đông dân, đồng thời cũng là giải pháp cho không gian chật hẹp ở đô thị.Khác với nhà nông thôn, nhà ở đô thị hiện nay thường được chia thành nhiều phòng ứng với những chức năng riêng như phòng khách, phòng bếp, vệ sinh và các phòng ngủ. Đối với những ngôi nhà chật hẹp, người ta có thể kết hợp phòng khách với phòng ăn hoặc phòng ngủ để tiết kiệm diện tích.II. CÁCH SẮP XẾP NƠI Ở THANH LỊCH, VĂN MINH1. Nhà ởNhà ở dù rộng, hẹp, to, nhỏ đều có thể sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, trở thành nơi sinh sống thanh lịch, văn minh.Hoạt động chung Nội dungYêu cầu về bố trí nhà ở của người Hà nội?Phòng khách?Phòng ngủ?Bàn ghế?Bếp ăn?Thường thì bước chân vào nhà, không gian chính hay phòng lớn sẽ là phòng tiếp khách của cả gia đình. Phòng khách thường rộng rãi, thoáng mát và được trang trí lịch sự, phù hợp, không phô trương, cầu kì, kiểu cách mà thanh nhã, thể hiện óc thẩm mĩ cũng như tính cách của những người sống trong ngôi nhà. Bàn ghế tiếp khách được bày biện gọn gàng và giữ sạch sẽ, bộ ấm chén tiếp khách được giữ khô ráo và úp xuống cẩn thận. Ngoài phòng khách, một không gian chung nữa của cả gia đình là bếp ăn. Bếp ăn thường được chia làm khu chế biến, nấu nướng và khu bàn ăn. Bếp ăn là nơi mà cả gia đình gặp gỡ và trò chuyện thường xuyên nhất. Chính vì vậy, bếp ăn cũng là một không gian rất đặc biệt trong ngôi nhà, cần được sắp xếp gọn ghẽ, vệ sinh thường xuyên, đảm bảo an toàn về cháy nổ. Đối với nhà của người Việt Nam, có một không gian rất được Page 16coi trọng, đó là nơi dành cho việc thờ cúng gia tiên. Trong những ngôi nhà mới hiện nay, người ta thường dành riêng một phòng thể thờ cúng. Đối với những ngôi nhà diện tích hẹp, người ta thường đặt một bàn thờ trên cao, vừa thể hiện sự tôn kính, lại vừa tiết kiệm diện tích.Tóm lại:Nhà ở có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi con người. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình đều phải có ý thức tôn trọng, giữ gìn và tô điểm cho ngôi nhà của mình thêm đẹp, thêm sinh động và thêm gắn bó. 2. Phòng ởHoạt động chung Nội dungVì sao cần phải có phòng nghỉ riêng cho từng người trong gia đình?Yêu cầu với phòng nghỉ riêng?Đối với một ngôi nhà ở đô thị, thường thì mỗi người sẽ có phòng riêng. Tuy nhiên, cũng có những gia đình không có điều kiện, hoặc như những ngôi nhà ở nông thôn, dù không có phòng riêng nhưng bao giờ cũng có không gian được quy ước dành riêng cho từng người, và đó chính là “thế giới” riêng của mỗi người trong ngôi nhà.Phòng ở riêng của mỗi người là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi và thường cảm thấy độc lập, thoải mái hơn. Phòng ở cần được sắp xếp hợp lý, gọn gàng, sạch sẽ, vừa mang những nét riêng của chủ nhân, vừa hài hòa với không gian chung của gia đình. Không tùy tiện bày biện lộn xộn gây ảnh hưởng đến nếp sống chung. Ngay cả khi phòng ở chỉ có một người cũng không vì thế mà chăn màn không gấp, để đồ đạc, sách vở lên giường nằm, guốc dép mỗi chiếc một nơi 3. Góc học tậpHoạt động chung Nội dungMột yêu cầu không thể thiếu của người học sinh chính là góc học tập.Vậy để có góc học tập tốt ta phait làm những gì?Trong ngôi nhà, đặc biệt là đối với học sinh, một góc không gian nữa cũng rất quan trọng, đó là góc học tập. Nhìn vào góc học tập, người ta có thể đánh giá được ý thức học tập học sinh đó. Góc học tập có gọn gàng, ngăn nắp thì mới tạo được tâm thế học tập tốt, giúp học sinh đạt được kết quả tốt trong học tập. Trái lại, nếu góc học tập bừa bộn, muốn tìm một quyển sách, một quyển vở hay một cái bút cũng khó thì không thể đem lại một kết quả cao trong học tập. Page 17Cách thức trang trí góc học tập?Chính vì vậy, góc học tập cần phải được sắp xếp gọn gàng, bàn ghế để ngồi học lúc nào cũng phải được kê ngay ngắn, giá sách phải được xếp ngăn nắp, từng loại sách phải được xếp riêng và gáy sách phải quay ra ngoài cho dễ tìm, vở phải được bọc lại và dán nhãn cẩn thận Ở góc học tập cần phải có thời gian biểu và thời khóa biểu. Ngoài những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc học tập thì góc học tập cũng nên được trang trí thêm cho sinh động. Có thể đơn giản chỉ là tấm hình một ban nhạc bạn yêu thích, hay gần gũi hơn nữa là bức ảnh chụp cùng người thân trong gia đình hay những người bạn. Tất cả những thứ ấy sẽ giúp cho góc học tập trở nên có hồn hơn và cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn mỗi khi ngồi vào bàn học.Tóm lại:Nhà ở không chỉ đơn thuần là nơi ở, nó còn là chốn đi về, nơi giao lưu, tiếp xúc giữa những thành viên trong gia đình, đồng thời cũng là nơi để mở rộng quan hệ họ hàng, xóm phố. Vì vậy, nhà ở chính là một không gian văn hóa vật chất, tinh thần quan trọng đối với mỗi con người, mỗi gia đình. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức làm cho nhà ở của mình trở thành địa chỉ thanh lịch, văn minh.4.Củng cố: Nhắc lại nội dung đã học.Đọc thêm: “SẠCH NHÀ MÀ BẨN NGÕ”Page 18
Tài liệu liên quan
- Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm: “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải Ngữ Văn lớp 12
- 29
- 6
- 20
- Vận dụng lí thuyết hội thoại, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng đáp lời (phân môn tập làm văn) cho học sinh lớp 2
- 119
- 1
- 5
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LICH VĂN MINH LỚP 3
- 11
- 4
- 52
- SKKN Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12
- 34
- 3
- 7
- Giáo dục nếp sống thanh lich
- 73
- 370
- 0
- Chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
- 73
- 2
- 19
- GD nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh
- 67
- 642
- 0
- bai giao duc nep song thanh lich van minh
- 13
- 1
- 13
- bài 1 nep sông thanh lich văn minh
- 6
- 617
- 1
- giao duc nep song thanh lich van minh 8
- 2
- 1
- 7
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(142 KB - 18 trang) - GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Về Thanh Lịch
-
Giáo án Nếp Sống Thanh Lịch Văn Minh Lớp 6 - Bài 1
-
Nét đẹp Văn Minh Thanh Lịch Của Người Hà Nội
-
Thế Nào Là Người Thanh Lịch Văn Minh? Kể Tên Những Biểu Hiện Của ...
-
A, Thế Nào Là Người Thanh Lịch Văn Minh? B, Nêu Các Biểu Hiện Của ...
-
Bài Thi Viết Về Nếp Sống Thanh Lịch, Văn Minh Lớp 8 ý Nghĩa Nhất
-
Bình Luận Về Văn Minh Thanh Lịch
-
[PDF] Vnh3.tb16.827 Những Biểu Hiện Về Phẩm Chất đặc Trưng
-
Bài Giảng Tiết 1 - Bài 1: Xây Dựng Nếp Sống Thanh Lịch, Văn Minh
-
Bài 2: Thế Nào Là Thanh Lịch Và Có Hay Không? - Hànộimới
-
Giáo án Giáo Dục “Nếp Sống Thanh Lịch, Văn Minh” – Lớp 6
-
ĐịNh Nghĩa Thanh Lịch TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là Gì ...
-
“Nếp Sống Văn Minh Thanh Lịch Của Người Hà Nội” - Văn Hóa - Xã Hội
-
Giáo án Nếp Sống Thanh Lịch Văn Minh Lớp 6 – Bài 1 - .vn