Giáo Dục Quốc Phòng 11 Bài 6: Kĩ Thuật Sử Dụng Lựu đạn

Tailieumoi.vn giới thiệu Lý thuyết, trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn đầy đủ, chi tiết; từ đó giúp các em ôn tập củng cố kiến thức môn GDQP 11.

(Đã có) Lý thuyết GDQP 11 Bài 6 (Kết nối tri thức 2023): Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

(Đã có) Lý thuyết GDQP 11 Bài 6 (Cánh diều 2023): Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Mời các bạn đón xem:

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Phần 1: Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỰU ĐẠN VIỆT NAM.

1. Lựu đạn Ф1.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (ảnh 1)

a. Tính năng, tác dụng chiến đấu.

- Dùng để tiêu diệt sinh lực địch bằng các mảnh gang vụn.

- Bán kính sát thương 5m.

- Thời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 3,2 – 4,2 giây.

- Chiều cao: 118mm.

- Đường kính thân 50mm.

- Trọng lượng nặng 450g.

b. Cấu tạo.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (ảnh 2)

Lựu đạn gồn có hai bộ phận:

- Thân lựu đạn: Vỏ bằng gang có nhiều khía tạo thành múi, cổ lựu đạn có ren để liên kết các bộ phận, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.

- Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn: cần bẩy, lò xo kim hỏa, kim hoả, chốt an toàn, mỏ vịt để giữ đuôi kim hoả, hạt lửa để phát lửa thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm, kíp.

c. Chuyển động gây nổ.

- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hoả, kim hoả ép lò xo lại.

- Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát cháy đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2- 4,2s, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn.

2. Lựu đạn chày.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (ảnh 3)

a. Tính năng chiến đấu.

Dùng để sát thương sinh lực địch bằng các mảnh gang vỡ, bán kính sát thương 5m hời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 4 – 5 giây, trọng lượng nặng 530g.

b. Cấu tạo.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (ảnh 4)

Lựu đạn gồn có hai bộ phận:

- Thân lựu đạn: Cán lựu đạn bằng gỗ, nắp phòng ẩm, vỏ bằng gang, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.

- Bộ phận gây nổ ở bên trong chính giữa thân lựu đạn: Dây nụ xoè, nụ xoè, dây cháy chậm, kíp.

c. Chuyển động gây nổ.

Khi giật giây nụ xoè, nụ xoè phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy trong khoảng 4-5s.

Khi dây cháy chậm cháy hết, phụt lửa vào kíp, làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn.

II. QUY TẮC SỬ DỤNG LỰU ĐẠN.

1. Sử dụng giữ gìn lựu đạn thật.

a. Sử dụng lựu đạn.

- Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác sử dụng mới được sử dụng lựu đạn, chỉ sử dụng lựu đạn khi đã được kiểm tra chất lượng.

- Chỉ sử dụng lựu đạn khi có hiệu lệnh của người chỉ huy.Tuỳ vào địa hình địa vật và tình hình địch để lựa chọn tư thế ném lựu đạn.

- Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình hình địch để có biện pháp xử lí kịp thời.

b. Giữ gìn lựu đạn.

- Lưu đạn phải để nơi khô ráo, thoáng gió, không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, hay chất dễ cháy.

- Không để rơi và va chạm mạnh.

- Khi mang, đeo lựu đạn: không được móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.

c. Quy định sử dụng lựu đạn.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (ảnh 6)

- Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện, luyện tập.

- Không dùng lựu đạn tập có nổ hay không nổ để đùa nghịch.

- Khi tập không được ném lựu đạn vào nhau.

III. TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (ảnh 5)

1. Trường hợp vận dụng.

Đứng ném lựu đạn thường vận dụng trong trường hợp có vật cản che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực, phía sau không vướng, mục tiêu ở xa.

2. Động tác.

- Động tác chuẩn bị:

Tay phải đưa súng kẹp vào giữa hai chân, hai tay lấy lựu đạn ra chuẩn bị. tay phải cầm lựu đạn, tay trái xách súng ngang thắt lưng, mũi súng chếch lên trên. Nếu có vật chắn, có thể dựa súng vào bên trái (hoặc bên phải) vật chắn, mặt súng quay sang phải, hộp tiếp đạn quay sang trái.

Phối hợp hai tay mở nắp phòng ẩm hay uốn thẳng chốt an toàn. Sau đó tay phải cầm lựu đạn.

- Động tác ném:

+ Cử động 1: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, người hơi cúi về trước, gối trái khuỵu, chân phải thẳng. Kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn hay giật dây nụ xòe.

+ Cử động 2: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau, đồng thời lấy mũi chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải, ngã về sau, chân trái thẳng (không nhắc chân), gối phải hơi chùng.

+ Cử động 3: Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước hợp với mặt phẳng ngang một gốc khoảng 450, thì buông lựu đạn ra đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay phai đưa súng về phía sau cho cân bằng và đảm bảo an toàn. Chân phải theo đà bước lên một bước , tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.

3. Chú ý

- Nếu thuận tay trái, động tác ngược lại.

- Mọi cử động trong động tác phải phối hợp nhịp nhàng theo quy luật tự nhiên.

- Trước khi ném lựu đạn phải khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp vai, khuỷu tay và khớp cổ tay.

- Muốn ném lựu đạn xa phải biết phối hợp sức bật của chân, sức rướn của thân người, sức vút của cánh tay và buông lựu đạn đúng thời cơ.

- Khi ném lựu đạn phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật hoặc nằm xuống để đảm bảo an toàn.

IV. NÉM LỰU ĐẠN TRÚNG ĐÍCH.

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (ảnh 7)

1. Đặc điểm, yêu cầu.

a. Đặc điểm.

- Mục tiêu có vòng tính điểm.

- Người ném: ở tư thế thoải mái.

b. Yêu cầu

Biết kết hợp sức ném và hướng ném để cho lựu đạn đi vừa đúng hướng , vừa đúng cự ly của mục tiêu.

2. Điều kiện kiểm tra.

- Bãi kiểm tra

Kẻ ba vòng tròn đồng tâm, bán kính của các vòng: 1m, 2m và 3m. Từ tâm vòng tròn kẻ 1 đường trục thẳng hướng ném và cắm bia số 4.

- Cự ly ném: Nam 25m, nữ 20m.

- Tư thế ném: Đứng ném tại chổ sau khối chắn, có súng. Khi ném có thể dựa súng vào vật chắn.

- Số lựu đạn: Hai quả lựu đạn tập.

3. Đánh giá thành tích.

Lấy điểm rơi của lựu đạn để tính thành tích. Trường hợp điểm rơi của lựu đạn chạm vạch thì kết quả được tính cho vòng có ddiemr cao hơn. Cách đánh giá thành tích như sau:

- Giỏi: trúng vòng tròn 1

- Khá: trúng vòng tròn 2

- Trung bình: trúng vòng tròn 3

- Không đạt yêu cầu: không trúng vòng nào

4. Thực hành tập ném lựu đạn

a. Người ném (Người tập)

- Tại vị trí chuẩn bị: Kiểm tra lựu đạn, súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC, mang đeo trang bị...

- Nghe khẩu lệnh: “Tiến”. Nhanh chóng xách súng, vận động vào vị trí ném.

- Nghe khẩu lệnh “Mục tiêu bia số 10, đứng chuẩn bị ném”: Làm động tác chuẩn.

- Nghe khẩu lệnh “Ném”: Ném thử 1 quả vào mục tiêu. Sau đó ném quả thứ 2(tính điểm)

Sau khi ném xong nghe công bố kết quả. Khí có khẩu lệnh “Đằng sau”, “Bên phải”, “Bên trái” – “Quay”: Thực hiện động tác quay rồi cơ đọng về vị trí quy định.

b. Người phục vụ

Người phục vụ có nhiệm vụ quan sát điểm rơi, điểm lăn cuối cùng của lựu đạn, báo kết quả ném và nhặt lựu đạn về vị trí.

Phần 2: 62 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

1. Khối lượng toàn bộ của lựu đạn Φ1 Việt Nam là bao nhiêu gam?

a. 440 gam

b. 450 gam

c. 460 gam

d. 470 gam

2. Cấu tạo lựu đạn Φ1 Việt Nam gồm những bộ phận nào?

a. Thân lựu đạn, bộ phận gây nổ lắp vào thân và hạt nổ

b. Thân lựu đạn, cán lựu đạn và bộ phận gây nổ lắp vào thân

c. Thân lựu đạn và bộ phận gây nổ lắp vào thân

d. Thân, bộ phận gây nổ lắp vào thân và đuôi lựu đạn

3. Vỏ lựu đạn Φ1 Việt Nam làm bằng chất liệu gì?

a. Sắt

b. Gang

c. Thép

d. Nhựa tổng hợp

4. Bên trong vỏ lựu đạn Φ1 Việt Nam chứa gì?

a. Nhiều viên bi

b. Thuốc cháy

c. Thuốc nổ TNT

d. Thuốc gây nổ

5. Lúc bình thường, mỏ vịt của lựu đạn Φ1 như thế nào?

a. Không có chốt an toàn, mỏ vịt bật lên

b. Chốt an toàn giữ không cho mỏ vịt bật lên

c. Bật lên nhưng được tay người ném giữ lại

d. Mỏ vịt ở vị trí không an toàn

6. Lựu đạn cần 97 Việt Nam dùng để sát thương sinh lực địch chủ yếu bằng gì?

a. Mảnh gang vụn

b. Mảnh sắt vụn

c. Mảnh thép vụn

d. Mảnh vụn thuốc nổ

7. Quy tắc sử dụng lựu đạn thật có một nội dung nào sau đây?

a. Biết cách ném trong kiểm tra ném lựu đạn trúng đích

b. Nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo và thành thạo động tác sử dụng lựu đạn

c. Biết cách rút chốt an toàn làm cho lựu đạn nổ

d. Nắm chắc cách đánh giá thành tích trong ném lựu đạn trúng đích

8. Chỉ sử dụng lựu đạn thật trong trường hợp nào?

a. Khi luyện tập chiến thuật

b. Khi người sử dụng thấy cần thiết

c. Khi có lệnh của người chỉ huy

d. Khi học tập về nội dung lựu đạn

9. Quy định sử dụng lựu đạn thật như thế nào?

a. Trong luyện tập phải cẩn thận khi sử dụng

b. Được sử dụng ở khu vực đông người, nhưng phải tháo kíp nổ

c. Được sử dụng trong luyện tập, nhưng phải cố định chốt an toàn

d. Cấm sử dụng trong luyện tập

10. Tư thế, động tác ném lựu đạn gồm những động tác nào?

a. Động tác chuẩn bị và động tác ném

b. Động tác chuẩn bị, động tác rút chốt an toàn và động tác ném

c. Động tác rút chốt an toàn và động tác ném

d. Động tác khởi động, động tác chuẩn bị và động tác ném

11. Lựu đạn là loại vũ khí gì

a. Dùng để đánh gần, trang bị cho từng người trong chiến đấu

b. Có hỏa lực rất mạnh, hủy diệt sinh lực đối phương

c. Có khả năng phá hủy tất cả các loại vũ khí khác

d. Là phương tiện dùng để gây sát thương

12. Lựu đạn là loại vũ khí được chế tạo như thế nào?

a. Có nhiều bộ phận, sử dụng phức tạp

b. Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện

c. Cấu tạo phức tạp nhưng sử dụng dễ dàng

d. Có nhiều tác dụng, sử dụng với nhiều mục đích

13. Lựu đạn là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gì?

a. Tiêu diệt các phương tiện ở sâu dưới nước

b. Dùng để tiêu diệt các phương tiện trên không

c. Hủy diệt lớn sinh lực đối phương

d. Sát thương sinh lực đối phương

14. Lựu đạn Φ1 Việt Nam, khi sử dụng chủ yếu sát thương sinh lực địch bằng gì?

a. Hơi thuốc nổ

b. Các viên bi nhỏ

c. Mảnh gang vụn

d. Mảnh sắt vụn

15. Bán kính sát thương của lựu đạn Φ1 là bao nhiêu m?

a. 4m

b. 5m

c. 6m

d. 7m

16. Khi sử dụng, nếu rút chốt an toàn thì mỏ vịt của lựu đạn Φ1 như thế nào?

a. Không có chốt giữ, mỏ vịt bật lên

b. Muốn mỏ vịt bật lên, phải tiếp tục rút chốt an toàn phụ

c. Mỏ vịt vẫn ở trạng thái an toàn

d. Không thay đổi, giữ nguyên như cũ

17. Lựu đạn cần 97 Việt Nam, thời gian thuốc cháy chậm cháy bao nhiêu giây?

a. Từ 2,9 - 3,9s

b. Từ 3,0 - 4,0s

c. Từ 3,1 - 4,1s

d. Từ 3,2 - 4,2s

18. Lựu đạn cần 97 Việt Nam có đường kính thân là bao nhiêu mm?

a. 40mm

b. 50mm

c. 60mm

d. 70mm

19. Lựu đạn cần 97 Việt Nam có khối lượng toàn bộ là bao nhiêu gam?

a. 440 gam

b. 450 gam

c. 460 gam

d. 470 gam

20. Thời gian cháy chậm từ khi phát lửa đến khi lựu đạn nổ của lựu đạn cần 97 Việt Nam là bao nhiêu giây?

a. Khoảng 3,0- 4,0s

b. Khoảng 3,1 - 4,1s

c. Khoảng 3,2 - 4,2s

d. Khoảng 3,3 - 4,3s

21. Khi ném lựu đạn, người ném buông lựu đạn ra khỏi tay khi nào là đúng thời cơ nhất?

a. Cánh tay vung lên ở góc độ cao nhất

b. Cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang 45o

c. Thân người hợp với mặt phẳng ngang 45o

d. Cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang 90o

22. Đặc điểm về mục tiêu của ném lựu đạn trúng đích là gì?

a. Có vòng không tính điểm

b. Tính điểm nhưng không có vòng

c. Có vòng tính điểm

d. Như mục tiêu bài bắn súng tiểu liên AK

23. Đặc điểm về tư thế của ném lựu đạn trúng đích là gì?

a. Rất gò bó do địa hình, địa vật

b. Tư thế ném thoải mái

c. Gặp khó khăn do vừa ném vừa cầm súng

d. Tương đối thoải mái vì không cần đúng hướng

24. Sức ném và hướng ném trong ném lựu đạn trúng đích phải như thế nào?

a. Sử dụng tối đa sức ném để lựu đạn đi đúng hướng, đúng cự li

b. Phải ngắm chuẩn về hướng ném để lựu đạn đi đúng hướng

c. Dùng sức ném thật mạnh để lựu đạn đi đúng cự li

d. Phải kết hợp để lựu đạn đi đúng hướng, đúng cự li

25. Bài kiểm tra ném lựu đạn trúng đích có cự li bao nhiêu m?

a. Nam 25m, nữ 20m

b. Nam 30m, nữ 25m

c. Nam 35m, nữ 30m

d. Nam 40m, nữ 35m

26. Ném lựu đạn trúng đích có mấy vòng tròn đích, bán kính mỗi vòng bao nhiêu m?

a. Ba vòng trên bán kính 1m, 2m, 3m

b. Ba vòng trên bán kính 2m, 3m, 4m

c. Ba vòng trên bán kính 3m, 4m, 5m

d. Ba vòng trên bán kính 4m, 5m, 6m

27. Đánh giá thành tích loại Giỏi trong ném lựu đạn trúng đích như thế nào?

a. Trúng mục tiêu trong vòng tròn 1

b. Trúng tâm vòng tròn 1

c. Trúng vòng tròn 1

d. Trúng mép ngoài vòng tròn 2

28. Đánh giá thành tích loại Khá trong ném lựu đạn trúng đích như thế nào?

a. Trúng mục tiêu trong vòng tròn 1

b. Trúng tâm vòng tròn 2

c. Trúng vòng tròn 2

d. Trúng mép ngoài vòng tròn 3

29. Đánh gía thành tích loại Trung bình trong ném lựu đạn trúng đích như thế nào?

a. Trúng mục tiêu trong vòng tròn 2

b. Trúng vòng tròn 3

c. Trúng vòng tròn 2

d. Trong mép trong vòng tròn 2

30. Đánh giá thành tích trong ném lựu đạn trúng đích, lấy điểm rơi của lựu đạn như thế nào?

a. Trúng vạch của vòng tròn nào sẽ tính điểm vòng tròn ngoài

b. Chạm vạch của vòng tròn sẽ tính điểm cho vòng có điểm cao hơn

c. Chạm vạch của vòng tròn sẽ tính điểm cho vòng có điểm thấp hơn

d. Chạm vạch vòng tròn sẽ không tính điểm

31. Không dùng tư thế, động tác đứng ném lựu đạn trong trường hợp nào?

a. Có vật cản che đỡ, cao ngang tầm ngực

b. Phía sau không bị vướng khi ném

c. Mục tiêu ở khoảng cách xa nơi ném

d. Phía trước không bị che khuất, mục tiêu ở khoảng cách gần

32. Người ném lựu đạn thật phải căn cứ vào đâu để xác định tư thế, động tác ném phù hợp?

a. Điều kiện tính hình ta và địa vật

b. Căn cứ tình hình ta và địch

c. Tùy theo điều kiện địa hình, địa vật, tình hình địch

d. Tùy theo điều kiện thời tiết, khí hậu

33. Khi ném lựu đạn xong, người ném phải làm gì?

a. Quan sát ngay tình hình địch xung quanh

b. Nằm úp xuống để tránh mảnh lựu đạn

c. Di chuyển ngay vị trí để bảo đảm an toàn

d. Quan sát kết quả ném và tình hình địch để xử lí kịp thời

34. Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng, lựu đạn được cất giữ ở đâu?

a. Nơi quy định, khô ráo, thoáng gió

b. Nơi quy định, kín đáo, ngầm sâu dưới đất

c. Không quy định cụ thể, nhưng phải bí mật

d. Không quy định, nhưng thường để nơi có độ ẩm phù hợp

35. Nếu trong kho có nhiều vũ khí, vật chất khác thì lựu đạn được cất giữ như thế nào?

a. Có thể để cùng với thuốc nổ, nhưng không gần vật dễ cháy

b. Không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, vật dễ cháy

c. Khi để lẫn với thuốc nổ phải kê đệm chắc chắn

d. Khi để lẫn với vật dễ cháy phải chuẩn tốt dụng cụ cứu hỏa

36. Trong quá trình vận chuyển, giữ gìn lựu đạn cần lưu ý gì?

a. Phải kiểm tra chốt an toàn lựu đạn xong mới được vận chuyển

b. Không để rơi, không va chạm mạnh

c. Phải kiểm tra cẩn thận khi vận chuyển cùng thuốc nổ

d. Động tác nhẹ nhàng khi tung, ném trong vận chuyển

37. Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng lựu đạn, cần lưu ý gì với chốt an toàn?

a. Phải cẩn thận khi rút chốt an toàn để kiểm tra

b. Nếu rút chốt an toàn phải thay chốt an toàn khác

c. Khi chưa dùng không được rút chốt an toàn

d. Nếu rút chốt an toàn phải hủy lựu đạn ngay

38. Tại sao lựu đạn vỏ làm bằng gang?

a. Gang nhẹ hơn sắt nên khi ném được xa hơn

b. Gang có giá thành rẻ hơn sắt, thép

c. Gang giòn, khi lựu đạn nổ phá vụn thành nhiều mảnh sắc

d. Gang có độ bền và không bị han rỉ như sắt, thép

39. Đạn B41 có thể xuyên thép dầy bao nhiêu mm?

200 mm

202 mm

204 mm

210 mm

40. Đạn B41 có thể xuyên thủng bê tông dầy bao nhiêu mm?

600 mm

700 mm

800 mm

900 mm

41. ng trường CKC dùng chung đạn với mấy loại súng?

Với 2 loại súng

Với 3 loại súng

Với 4 loại súng

Với 5 loại súng

42. Tìm câu trả lời đúng?

Thuốc nổ không tan trong dung môi hữu cơ, có tác dụng với bazơ, cồn aCid, ace ton.

Thuốc nổ tan trong dung môi hưũ cơ, không tác dụng với bazơ, cồn, acid, aceton

Thuốc nổ tan trong dung môi hữu cơ, có tác dụng với bazơ, cồn acid, aciton

Thuốc nổ có tác dụng với ba zơ, cồn acid, aciton nhưng ít, và không tan trong dung môi

43. Lựu đạn cầu Việt Nam sát thương tiêu diệt địch thé nào? bán kính sát thương?

Sát thương địch bằng sức ép khí thuốc, bán kính sát thương là 6m

Sát thương địch bằng mảnh gang vụn, bán kính sát thương 6m

Sát thương địch bằng mảnh gang vụn, bán kính sát thương là 10m

Sát thương địch bằng sức ép khí thuốc, bán kính sát thương là 10m

44. Tìm cẩu trả lời đúng? Đồ dùng để đựng thuốc nổ TNT, Melinít là các dụng cụ:

Làm bằng sắt

Làm bằng đồng

Làm bằng thiếc

Làm bằng nhôm

45. Cho toạ độ điểm M là (200 01’25” -105012′ 20”). Tìm câu trả lời đúng?

Đây là cách ghi toạ độ khái lược của điểm M.

Đây là cách ghi toạ độ địa lý của điểm M.

Đây là cách ghi toạ độ chính xác của điểm M.

Đây là cách ghi toạ độ ô vuông của điểm M.

46. Cho toạ độ điểm M là (2786) Tìm câu trả lời đúng?

Đây là cách ghi toạ độ khái lược của điiểm M.

Đây là cách ghi toạ độ địa lý của điểm M.

Đây là cách ghi toạ độ chính xác của điểm M.

Đây là cách ghi toạ độ ô vuông của điiểm M.

47. Con số ghi 250 gam-270 gam của lựu đạn cầu Việt Nam nói lên điều gì?

Trọng lượng toàn bộ của lựu đạn

Trọng lượng thuốc nổ TNTcủa lựu đạn

Trọng lượng mảnh gang vỏ lựu đạn

Trọng lượng bộ phận gây nổ

48. Mìn K69 gây nổ bằng gì? Bán kính sát thương là bao nhiêu mét?

Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, vướng nổ,bán kính sát thương là 5-10m

Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ,vướng nổ, bán kính sát thương là 10-15m

Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, vướng nổ bán kính sát thương là 15-20m

Mìn K69 gây nổ bằng lực vướng nổ bán kính sát thương là 10-15m

49. Con số 6 kg, 2 kg và 0,8 m của mìn K59 nói lên điều gì?

Kg là trọng lượng toàn bộ, 2kg là trọng lượng thuốc nổ TNT; 0,8 là bán kính sát thương

Kg là trọng lượng thuốc nổ TNT, 2kg là lực đè nổ; 0,8 m là bán kính sát thương

Kg là lực đè nổ, 2kg là lực vướng nổ; 0,8 m là độ nhảy nổ

Kg là trọng lượng toàn bộ, 2 kg là lực đè nổ; 0,8 m là độ nhảy nổ

50. Con số ghi 250 gam - 270 gam của lựu đạn cầu Việt Nam nói lên điều gì?

Trọng lượng toàn bộ của lựu đạn

Trọng lượng thuốc nổ TNT của lựu đạn

Trọng lượng mảnh gang vỏ lựu đạn

Trọng lượng bộ phận gây nổ

51. Mìn K58 gây nổ bằng gì? Bán kính sát thương của mìn là bao nhiêu?

Mìn K58 gây nổ bằng lực vướng nổ, bán kính sát thương là 1,5-2m

Mìn K58 gây nổ bằng lực vướng nổ, bán kính sát thương là 1-1,5m

Mìn K58 gây nổ bằng lực đè nổ, bán kính sát thương là 1-1,5m

Mìn K58 gây nổ bằng lực đè nổ, bán kính sát thương là 2-2,5m

52. Con số ghi 550gam và 200gam của mìn K58 nói lên điều gì?

550gam là lực đè nổ, 200gam là trọng lượng mìn

550 gam là trọng lượng toàn bộ mìn, 200gam là trọng lượng vỏ mìn

550gam là trọng lượng toàn bộ mìn, 200gam là trọng lượng thuốc nổ TNT

550gam là trọng lượng vỏ mìn, 200gam là trọng lượng thuốc nổ TNT

53. Mìn K69 gây nổ bằng gì? Bán kính sát thương là bao nhiêu?

Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, vướng nổ, bán kính sát thương là 5-10m

Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, vướng nổ, bán kính sát thương là 10-15m

Mìn K69 gây nổ bằng lực đè nổ, bán kính sát thương là 15-20m

Mìn K6 gây nổ bằng lực vướng nổ, bán kính sát thương là 10-15m

54. Khái niệm về lựu đạn:

Lựu đạn là loại đạn được ném bằng tay

Lựu đạn là loại đạn được phóng bằng súng

Lựu đạn là loại đạn được thả dưới nước

Tất cả đều sai

55. Thuốc nổ tôlít (TNT) có đặc tính sau:

Là một hợp chất, màu vàng nhạt

Có hút ẩm, tan trong nước

Tan trong dung môi hữu cơ

Tác dụng với bazơ tạo thành chất nhạy nổ

56. Đồ dùng để đựng thuốc nổ TNT, Mê lít là các dụng cụ:

Làm bằng sắt

Làm bằng đồng

Làm bằng thiếc

Làm bằng nhôm

57. Con số 6kg; 2kg và 0,8m của mìn K69 nói lên điều gì?

6 kg là trong lượng toàn bộ, 2kg là trọng lượng thuốc nổ TNT; 0,8m là bán kính sát thương

6kg là trọng lượng thuốc nổ TNT, 2kg là lực đè nổ; 0,8m là bán kính sát thương

6kg là lực đè nổ 2kg là lực vướng nổ; 0,8m là độ nhảy nổ

6kg là trọng lượng toàn bộ, 2kg là lực đè nổ; 0,8m là độ nhảy nổ

58. Tìm câu trả lời sai? Theo công dụng người ta phân loại lựu đạn thành:

Lựu đạn chống bộ binh

Lựu đan chống tăng

Lựu đạn chống cháy

Lựu đạn khói

59. Để chống máy dò mìn K58 người ta cấu tạo vỏ và nắp mìn bằng các chất liệu sau:

Vỏ bằng nhựa, nắp bằng cao su

Vỏ bằng nhôm, nắp bằng sắt

Vỏ bằng đồng, nắp bằng gỗ

60. Tính năng của mìn K58 là:

Là loại mìn đè nổ, sát thương người bằng uy lực thuốc nổ

Là loại mìn vướng nổ, sát thương người bằng uy lực thuốc nổ

Là loại mìn nhảy nổ, sát thương người bằng uy lực thuốc nổ

Là loại mìn đè nổ, vướng nổ và nhảy nổ sát thương người bằng uy lực thuốc nổ

61. Tìm câu trả lời sai? Dây cháy chậm trong lựu đạn cán gỗ Việt Nam (LCH- 78A)

Dây cháy chậm dùng trong lựu đạn cán gỗ VN có độ dài là 1cm

Dây cháy chậm dùng trong lựu đạn cán gỗ VN có độ dài là 4cm

Dây cháy chậm dùng trong lựu đạn cán gỗ VN có độ dài là 5cm

Dây cháy chậm dùng trong lựu đạn cán gỗ VN có độ dài là 4,5cm

62. Tìm câu trả lời sai? Theo công dụng người ta phân loại thuốc nổ thành:

Thuốc mồi

Thuốc phá

Thuốc phóng

Thuốc pháo

Từ khóa » Tóm Tắt Quốc Phòng 11 Bài 6