Giáo Lý Cao Đài – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Có thể bạn quan tâm
Ngay từ đầu năm 1926, 1927 và những năm tiếp theo, các vị tiền khai Đại Đạo đã rất chú tâm đến việc minh giải giáo lý nền tân tôn giáo cho nhơn sanh.
Giáo lý Đạo Cao Đài là sự kết hợp các tín ngưỡng, tôn giáo Đông, Tây, Kim, Cổ, nhất là tư tưởng Tam giáo và lấy đạo Lão làm gốc. Trung tâm giáo lý Đạo Cao Đài là những tín điều về việc thống nhất các tôn giáo và sứ mệnh Phổ Độ chúng sinh với các lý thuyết về Tam giáo, Ngũ chi, Cao Đài, Đại Đạo, Tam Kỳ Phổ Độ…
Đạo Cao Đài quan niệm Vạn giáo Nhất lý, cho rằng họ là tôn giáo tổng hợp các tôn giáo phương Đông và phương Tây, dựa trên cơ sở Quy nguyên Tam giáo, hợp nhất ba tôn giáo lớn ở phương Đông là Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo với tư tưởng là Từ bi – Công bằng – Bác ái và Hiệp nhất Ngũ chi, nghĩa là thống nhất năm ngành đạo: Đạo Nhân do Khổng Tử lập, đạo Thần do Khương Thái Công lập, đạo Thánh do Chúa Giêsu Kitô lập, đạo Tiên do Lão Tử lập, đạo Phật do Thích Ca Mâu Ni lập. Đạo Cao Đài cho rằng sự tổng hợp các tôn giáo không phải là một phép cộng đơn thuần mà là sự chắt lọc tất cả những tinh túy và tốt đẹp nhất của các tôn giáo. Trong sách Đại Đạo vấn đáp căn nguyên, ông Nguyễn Ngọc Thơ viết: “Phàm các tôn giáo lớn trên thế giới đều hay, đều tốt cả. Những nhà sáng lập ra các tôn giáo đều là các bậc cao thượng trên đời, từ bi bác ái cả. Mục đích của Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chúng tôi mang kết hợp tất thảy các tôn giáo trên thế giới mà khảo cứu đi đến chỗ truy tầm nguyên ủy những điều cao thâm tinh khiết”.
Sự tổng hợp giáo lý các tôn giáo thể hiện rõ trong việc thờ phụng của Đạo Cao Đài; Cao Đài thờ Thượng Đế và các bậc giáo chủ của các tôn giáo. Trên bàn thờ Đạo Cao Đài, dưới Thiên Nhãn là Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử (Tam giáo), Quan Âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh (Tam trấn), Giêsu Kitô, Khương Thái Công, tất cả gồm 08 vị.
Đạo Cao Đài thờ Thượng đế bằng hình ảnh con mắt trái, gọi là Thiên Nhãn; Thiên Nhãn là sự phát lộ mầu nhiệm, sự thể hiện quyền năng giám sát và điều động của vũ trụ, quyền năng tối cao là Thượng đế, chúa tể càn khôn thế giới, cũng là hiện thân của Đấng Chí Tôn cầm giềng mối cho sự tấn hóa vũ trụ qua các giáo chủ đều do Thượng Đế điều động mà có. Thiên Nhãn còn biểu thị sự cảm thông giữa con người và vũ trụ, có ý nghĩa rất quan trọng với người tín đồ, nhắc nhở tín đồ rằng mọi cử chỉ, hành động, luôn luôn có Thượng Đế soi xét. Do vậy, tất cả những ngôi Thánh Thất được thiết lập thì Thiên Nhãn được hướng về phía Bắc, và có thể giải thích, theo truyền thuyết phương Đông, phương Bắc là phương có ngôi sao Bắc Đẩu điển hình cho sự ngự trị của ngôi chúa tể vũ trụ hay tá danh Cao Đài trên bầu vũ trụ, khi hướng về phương Bắc cũng là hướng về Đức Cao Đài tức Thượng Đế, và sự chiêm ngưỡng Đức Cao Đài qua Thiên Nhãn cũng phải hướng về phương Bắc.
Về hai chữ Cao Đài, giáo lý Cao Đài giải thích đó là danh xưng của Thượng Đế khi giáng cơ; trong một đàn cơ như sau: Linh tiêu nhất tháp thị Cao Đài Đại hội quần tiên thử ngọc giai Vạn tượng hào quang tùng thử xuất Cổ danh hữu cảnh lạc thiên thai.
Ở Điện Linh tiêu trên Thiên Đình có một ngôi tháp gọi là Cao Đài, quần tiên thường nhóm họp trước bệ ngọc ấy, hào quang muôn trượng ở đó tỏa ra. Thượng Đế ngự ở tháp và lấy tên đó làm danh xưng của mình.
Giáo lý Cao Đài xây dựng trên hai nguyên lý căn bản là: Thiên địa vạn vật đồng nhất thể (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể); Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn (Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc).
Từ nguyên lý thứ nhất, giáo lý Cao Đài quan niệm Trời và Người có cùng bản thể, có thể tương thông tương ứng và hiệp nhất được; nên Đức Thượng Đế đã dạy rằng “Thầy là các con, các con là Thầy”. Kế đến chúng sanh cũng đồng bản thể nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người phải xem nhau như anh em một cha, từ đó phải thực hiện mục đích đại đồng nhân loại.
Từ nguyên lý thứ hai, giáo lý Cao Đài quan niệm vũ trụ là một trường tiến hóa có khởi điểm từ bản thể Đại Linh Quang, tức Thượng Đế, phóng phát các điểm Linh quang tiềm tàng trong vạn loại để tiến hóa từ khoáng sản, đến thảo mộc, thú cầm đến con người; rồi từ con người đến các bậc thiêng liêng Thần, Thánh, Tiên, Phật trở về hiệp nhất với Thượng Đế. Do đó cứu cánh của con người là tiến hóa trở về với Thượng Đế, tức nguồn gốc của mình mà cũng là của vũ trụ; muốn thế, con người phải biết tu công, lập đức để hoàn hảo hóa bản thân đến mức chí chơn, chí thiện; giáo lý Cao Đài gọi đó là Phản bổn hoàn nguyên.
Đạo Cao Đài cho rằng con người có Nhị xác thân, phần thân xác là tạm thời, phần chân linh (linh hồn) do tinh, khí, thần mà luyện thành nên bất diệt. Con người phải có một thân phàm tinh khiết thì mới có được một chân linh tinh khiết và muốn có một thân phàm tinh khiết phải có đạo. Đạo là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật theo đó mà hồi cựu vị, Đạo là đường của các nhân phẩm theo đó mà tránh khỏi luân hồi.
Đạo Cao Đài khuyên mọi người xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, tu hành diệt dục để được Phổ độ về nơi Bạch Ngọc Kinh (Niết bàn). Cơ bút ngày 19 tháng 12 năm 1926 viết về con đường chuyển hóa của chúng sinh đến sự cứu rỗi: “Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến cầm thú, loài người phải chuyển kiếp ngàn năm, muôn muôn lần, mới đến địa vị nhân phẩm… rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng đến Bạch Ngọc Kinh là nơi đạo Phật gọi là Niết bàn đó vậy”.
Đạo Cao Đài cho rằng, từ khi có loài người đến khi đạo Cao Đài ra đời, Thượng ế đã ba lần cứu rỗi chúng sinh. Lần cứu rỗi thứ nhất (Nhất Kỳ Phổ Độ) gọi là Hội Tý Thượng nguyên gồm: Thái Thượng Đạo Tổ, tiền thân của đạo Lão; Phục Hy, tiền thân của đạo Nho; Nhiên Đăng Phật Tổ, tiền thân của đạo Phật; Do Thái giáo, tiền thân của đạo Kitô. Lần cứu rỗi thứ hai (Nhị Kỳ Phổ độ) gọi là Hội Sửu Trung Nguyên gồm: Cồ Đàm Tất Đạt Đa lập đạo Phật, Thái Thượng Lão Quân (Lão Đam) lập đạo Tiên, Khổng Tử (Khổng Trọng Ni) lập đạo Nho, Chúa Giêsu Kitô (Jesus Christ) lập đạo Thánh. Và cho rằng hai lần cứu rỗi này, Thượng Đế thấy phàm trần còn nhiều khó khăn (năm châu sống lẻ loi), căn cứ trình độ của chúng sinh khác nhau đã lập ra nhiều tôn giáo, sao cho mỗi tôn giáo phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, từng quốc gia, trong từng thời gian khác nhau.
Trong hai lần cứu rỗi trước, Thượng Đế giao quyền lập đạo cho người phàm trần thì với lần thứ ba này và cũng là lần cuối cùng với đạo Cao Đài, Thượng Đế trực tiếp đứng ra lập đạo và làm giáo chủ; trong bài Cơ bút ngày 24 tháng 4 năm 1926 viết: “Lại nữa, Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh giáo mà ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A tỳ. Thầy nhất định đến chính mình Thầy độ rỗi chúng con, chẳng chịu giao Thánh giáo cho tay phàm nữa”. Chính Đức Thượng Đế trực tiếp lâm phàm giáo đạo kỳ ba này, qua tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (danh xưng này thể hiện sự tổng hợp các tôn giáo: Cao Đài thuộc Nho giáo, Tiên ông thuộc Lão giáo, Đại Bồ Tát Ma Ha Tát thuộc Phật giáo), Đức Thượng đế dựng hồng quang điển trên ngọn linh cơ, khai mở cùng lúc hai nhánh của mối đạo; một nhánh dạy hướng nội, luyện tu và một nhánh dạy hướng ngoại, Phổ Độ. Hai nhánh đạo này là hai bộ mặt của biểu tượng tôn giáo: Phần Vô Vi đi vào bên trong có tính cách huyền nhiệm, sâu xa mà người ngoài khó mà biết được; phần Phổ độ thì dần thấu ra bên ngoài, xông xáo đi vào xã hội, thể hiện được mọi tính chất đem đạo vào đời, giúp đời nên đạo. Tuy nhiên, hai phần khác nhau rõ rệt về mọi mặt như đã nêu trên nên người ngoài tưởng là tương phản đối nghịch nhau; nhưng thực sự đạo Cao Đài nếu không có phần Vô Vi thì không đạt được phần thực nghiệm tâm linh để làm nền tảng cho sự hình thành đời đạo, mà nếu không có phần Phổ Độ thì không thể đi đến sự cứu đời toàn diện, một đằng thì lo cho cá nhân phần đạo và phần đời song hành với đời tu cá nhân. Bởi nếu không đi đúng con đường Vô Vi thì sa vào ngả bế tắc tìm về vũ trụ, còn không đi vào Phổ Độ thì lại bị kế của tà thần như đã có các tôn giáo xưa mà tính chất thiêng liêng đã làm mất hẳn bởi thế gian sa đọa. Cái mới của Cao đài là làm cho nhân loại nhận diện trực tiếp được vũ trụ và con người với những sự thật của nó, không qua các lập luận của các tôn giáo trước. Người tu Vô Vi sẽ nhận diện trực tiếp huyền diệu của tạo hóa qua công phu tu học của cá nhân mình. Người tu Phổ độ sẽ được tìm hiểu thế giới vô hình bằng sự thiêng liêng, huyền diệu của cơ bút.
Các sách giáo lý Cao Đài đều đề cao tính thiêng liêng, huyền diệu của Cơ bút, coi cơ bút là linh hồn của đạo, là phương tiện để con người nhận sự dạy dỗ chỉ bảo của Thượng đế; trong bài cơ ngày 8 tháng 10 năm Bính Dần viết: “Chánh đạo chẳng dùng sự phi thường, nhưng mà lập Tam Kỳ Phổ độ, Ta phải mượn Tiên bút. Chư nhu chớ nên lấy làm lạ”. Cơ bút còn là phương tiện để phục vụ cho các hoạt động truyền giáo và giải quyết những vấn đề về tổ chức; do có vị trí quan trọng trong hoạt động tôn giáo nên trong quá trình phát triển, Cơ bút đã không tránh khỏi sự lạm dụng và lợi dụng; chính vì vậy mà Thượng Đế đã hiểu rõ và không sử dụng cơ bút kể từ bài cơ ngày 01 tháng 6 năm 1927 về việc ngừng sử dụng cơ bút đi truyền đạo: “… còn cuối kỳ tháng 6 đây thì Thầy phải ngưng hết cơ bút truyền đạo. Các con sẽ lấy hết chí thành đã un đúc bấy lâu, mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối đạo”./.
Theo BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ Facebook
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Sứ Mạng đại đạo Tam Kỳ Phổ độ
-
Sứ Mạng Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ - Nhịp Cầu Giáo Lý
-
SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ - YouTube
-
Đạo Cao Đài - Sứ Mạng Của Nữ Phái Trong Tam Kỳ Phổ Độ
-
Sứ Mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Thư Viện Hạc Trắng
-
Sứ Mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Thư Viện Hạc Trắng
-
Thế Nào Là Sứ Mạng Lịch Sử Của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ?
-
Sứ Mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Kho Sách Cũ
-
Những đặc điểm Của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Nhịp Cầu Tâm Giao
-
Tặng Sách: SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
-
CỐT LÕI GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ - Đạt Tường
-
Cao Đài Ban Chỉnh đạo Bến Tre Với Sứ Mệnh Thiêng Liêng Trong Nền ...
-
[PDF] Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ( Cửu Thập Nhị Niên ) Tòa Thánh Tây Ninh ...