Giáo Phái Digambara (lõa Thể) ở Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm
Giáo phái Digambara ở Ấn Độ coi khỏa thân là biểu hiện cao nhất chứng tỏ trạng thái tự do về tinh thần của các thầy tu. Họ không còn bị chi phối bởi những xúc cảm thường tình, không còn băn khoăn trước cách nhìn nhận, đánh giá của người đời.
Digambara là một trong hai giáo phái chính của đạo Jaina – một tôn giáo đặc trưng của đất nước Ấn Độ. Giáo phái Digambara bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 3. Các thầy tu Digambara tuyệt nhiên không mặc bất cứ một loại quần áo nào, họ chỉ mang theo bên mình một chiếc chổi được bện từ lông công để xua đuổi nhẹ nhàng những con côn trùng và một quả bầu khô đựng nước để rửa tay chân, tuyệt nhiên không được tắm.
Từ “Digambara” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “khoác lên mình cả bầu trời”, điều này đã phản ánh phần nào lý do tại sao các thầy tu Digambara luôn trong tình trạng khỏa thân.
Khỏa thân được coi là biểu hiện cao nhất chứng tỏ trạng thái tự do về tinh thần của các thầy tu, họ không còn bị chi phối bởi những xúc cảm thường tình, không còn băn khoăn trước cách nhìn nhận, đánh giá của những người xung quanh.
Những cuốn cổ sử từng ghi lại rằng Alexander Đại đế, vua của đất nước Macedonia (ngày nay là một vùng đất thuộc Hy Lạp) từng có lần gặp một nhóm “những nhà hiền triết khỏa thân” người Ấn Độ.
Các thầy tu Digambara coi việc khỏa thân như một điều kiện tối cần thiết để thực sự trở thành một kẻ hành khất với tâm thế tự do, được cứu rỗi linh hồn khỏi những tham sân si.
Vì các nữ tu trong đạo Digambara được cho phép ăn vận quần áo đầy đủ, sức vóc họ cũng yếu đuối hơn, không chịu được dãi dầu mưa nắng nên họ bị coi là khó lòng đạt đến sự tự do tuyệt đối. Nữ tu trong giáo phái Digambara thường bị cho là không đắc đạo bằng các thầy tu nam.
Các thầy tu Digambara sống khổ vô cùng. Ở những thế kỷ trước, họ thường sống trong những hang động, trên núi cao và lánh xa cuộc sống con người. Họ sống hài hòa với thiên nhiên, không sát sinh, không cáu giận, gây lộn, chấp nhận tất cả mọi sự một cách thư thái, bình thản. Họ cũng không bao giờ sở hữu bất cứ tài sản nào, vì vậy, ngay cả chăn chiếu, giường ngủ cũng chẳng có, họ sống đúng nghĩa là những kẻ hành khất, nay đây mai đó, màn trời chiếu đất.
Theo truyền thống của giáo phái, phụ nữ không thể đạt tới cùng của sự tu hành, giải thoát, trừ khi họ tái sinh thành đàn ông. Những người thuộc giáo phái khoả thân phải tuân theo những nguyên tắc kỳ lạ và khá hà khắc.
– Những người theo giáo phái này không tắm hay đánh răng, chỉ rửa tay chân và mặt sau khi đi vệ sinh. Sau khi ăn, họ chà răng bằng ngón tay chứ không được phép sử dụng bàn chải và tắm. Họ cho rằng với những hành động đó, vi khuẩn và các sinh vật nhỏ khác trên cơ thể có thể bị chết. Khoả thân là để thấy rằng không có sinh vật nào bị chết bởi hành vi của họ.
– Họ chỉ ăn một lần trong ngày, việc đó được thực hiện nghiêm ngặt. Họ không thể dùng bát đũa hay bàn ăn mà đứng, mở rộng bàn tay để người khác đặt thức ăn vào và kiểm tra thật kỹ về độ sạch mới ăn.
– Nếu họ nghe thấy tiếng khóc của người hay động vật bị nạn trong khi ăn, họ sẽ không ăn nữa.
– Đồ ăn của họ rất đơn giản và không có vị, họ dùng gạo, bánh mỳ chapathi làm từ bột, cà ri (không có muối), nước dừa. Thức ăn chỉ ở mức tối thiểu nhằm duy trì hoạt động của cuộc sống.
– Họ thường thực hiện lời thề không ăn gì trong ngày. Thỉnh thoảng, việc nhịn ăn có thể kéo dài tới 8 ngày. Một trong những người tu hành vĩ đại của giáo phái trong thế kỷ 20, Acharya Shantisagarji maharaj, có tổng cộng 26 năm đói trong tổng thời gian sống 70 năm của ông.
– Những người thuộc giáo phái này không sử dụng phương tiện để di chuyển mà chỉ được đi bộ và đi bộ nhanh hơn chúng ta. Vì không được khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông, họ không thể xuất hiện ở nước ngoài mà chỉ được tìm thấy ở Ấn Độ.
– Họ không dùng giường, túi ngủ hay ga trải giường và chăn, mà chỉ ngủ trên tấm ván gỗ hoặc cũi gỗ với một chiếc chiếu. Ngay trong lúc ngủ, họ cũng không thay đổi tư thế nằm, với ý nghĩ rằng một số vi trùng di chuyển có thể bị giết chết.
– Đặc biệt những người này không được nóng giận, kể cả với người đã trách mắng họ.
– Họ thường không uống nước kể cả sau bữa ăn. Họ chỉ loại bỏ tóc, lông trên mặt và đầu bằng tay chứ không dùng dụng cụ nào khác.
Tượng Bahubali – tổ sư của giáo phái hay các tượng phật trong chùa – được khắc họa trong trạng thái khỏa thân
Các thầy tu Digambara phải tuân theo những nguyên tắc rất khắt khe: Họ nhịn đói vài ngày trong tuần, ăn ít hơn những gì cơ thể đòi hỏi, không sở hữu tài sản, từ bỏ những thói quen thường tình (tắm, đánh răng, cạo râu, cắt tóc…), tìm tới sống ở nơi u tịch, hành xác (để mặc cơ thể trần trụi trước nắng mưa và ánh nhìn của người đời). Các thầy tu Digambara coi tu hành là con đường đơn độc, vì vậy họ thường sống một mình, không quan trọng việc xây dựng quan hệ thân thiết với những người xung quanh. Họ không bao giờ di chuyển bằng các loại phương tiện, chỉ đi bộ, không được ở bất cứ đâu lâu hơn một ngày (trừ phi trời mưa lớn nên không thể đi tiếp), phải ăn chay trường, đi xin ăn từng bữa… Thầy tu Digambara không xin ăn bằng bát mà bằng hai bàn tay khum lại, cứ thế họ ăn mà không được dùng bất cứ đũa bát nào. Họ không đi các nhà xin ăn mà chỉ đứng ở một chỗ chờ người dân mang đồ ăn tới cho, họ cũng không xin nhiều, chỉ cần lòng bàn tay chứa đầy đồ ăn là không xin thêm nữa. Thường các thầy tu im lặng, nhưng nếu buộc phải nói, họ sẽ nói những triết lý sâu xa.
Sau đây là một số hình ảnh về những nghi thức của các thầy tu giáo phái Digambara:
Một tu sĩ thực hiện nghi lễ Jain. Bên cạnh là một phụ nữ đổ sữa lên chân bức tượng Gommateshvara để nam tu sĩ xoa khắp nơi. Sau đó, người phụ nữ tiếp tục đổ nước dừa lên trên.
Tu sĩ phải ngồi trong tư thế khoanh chân, tay phải chống cằm trong khi cầu nguyện. Nếu như người nào không thể ngồi yên trong tư thế này thì sẽ không được ăn uống bất cứ thứ gì. Hiện phần lớn tín đồ Digambar sống tại Maharashta, Bundelkhand, Karnataka và Tamil Nadu, Ấn Độ.
Sau khi hoàn thành buổi cầu nguyện, tu sĩ sẽ thực hiện nghi lễ rửa tay trước khi ăn. Một nữ tu sĩ sẽ giúp tu sĩ rót nước sạch để rửa tay. Những người theo giáo phái Digambara có thói quen không dùng đũa để gắp thức ăn. Họ dùng tay cầm, nắm, đưa thức ăn vào miệng.
Sau khi hoàn thành buổi cầu nguyện, tu sĩ sẽ thực hiện nghi lễ rửa tay trước khi ăn. Một nữ tu sĩ sẽ giúp tu sĩ rót nước sạch để rửa tay. Những người theo giáo phái Digambara có thói quen không dùng đũa để gắp thức ăn. Họ dùng tay cầm, nắm, đưa thức ăn vào miệng.
Kế đến, nữ tu sĩ đưa thức ăn vào tay nam tu sĩ và nhiệm vụ của nam tu sĩ là không để bất cứ thứ gì rơi xuống đất.
Sau khi ăn, nam tu sĩ khép chặt hai tay để hứng nước uống. Ông ta sẽ cẩn thận uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận hương vị của đồ uống. Trong khi ăn uống, nam tu sĩ đứng trên một tấm gỗ để chân không chạm đất.
Nhiều phụ nữ túc trực bên cạnh để giúp nam tu sĩ hoàn thành buổi cầu nguyện và nghi lễ ăn chay.
Nam tu sĩ Digambara thực hiện nghi lễ ban phước cho một phụ nữ.
Theo: Vnpress, Kiến Thức và tổng hợp từ Internet
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » đạo Loả Thể
-
LÕA THỂ - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Giáo Phái Khoả Thân ở Ấn Độ - VnExpress Du Lịch
-
Ấn Độ - đạo Bà La Môn Lõa Thể - YouTube
-
11. ĐẠO SĨ LÕA THỂ JAMBUKA - Thiền Viện Thường Chiếu
-
Kỳ Na Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐỨC BỒ TÁT GẶP ĐẠO SĨ LOÃ THỂ UPAKA
-
Đỏ Mặt Với Giáo Phái "khỏa Thân" ở Ấn Độ - SOHA
-
Tìm Hiểu Tục đa Thê Từ Góc độ Tôn Giáo - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Kỳ Lạ Giáo Phái Khỏa Thân ở Ấn Độ - Báo Dân Trí
-
Phần I - Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân - Đức Bồ Tát Gặp Đạo ...