Giáo Phận Đà Lạt – Wikipedia Tiếng Việt

Giáo phận Đà LạtDioecesis Dalatensis
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa giớiLâm Đồng
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Thống kê
Khu vực9.765 km2 (3.770 dặm vuông Anh)
Dân số- Địa bàn- Giáo dân(tính đến 2017)1.390.000378.269 (27,21%)
Giáo hạt6 (2017)
Giáo xứ115 (2023)
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Thành lập27 tháng 11 năm 1960
Nhà thờ chính tòaNhà thờ chính tòa Đà Lạt
Toà giám mục9 Nguyễn Thái Học, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Linh mục đoàn297 (2017)
Linh mục giáo phận177 (2017)
Linh mục dòng120 (2017)
Tổng số Tu sĩ1.281 (2017)
Nam Tu sĩ187 (2017)
Nữ Tu sĩ1.094 (2017)
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Trưởng giáo tỉnh Giuse Nguyễn Năng
Giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh
Tổng Đại diện Gioan Bosco Hoàng Văn Chính
Đại diện Giám mục Phaolô Lê Đức Huân (Đặc trách Người Dân tộc)
Nguyên giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Antôn Vũ Huy Chương
Trang mạng
https://giaophandalat.com
Huy hiệu Giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh

Giáo phận Đà Lạt (tiếng Latin: Dioecesis Dalatensis)[1] là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Đến năm 2017, giáo phận có diện tích rộng 9.764 km², tương ứng với địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Số giáo dân Công giáo là 378.269 người trên 1.390.000 người trên địa bàn, chiếm khoảng 27% tổng dân cư trên địa bàn. Giáo phận chia thành 6 giáo hạt với 105 giáo xứ, 22 giáo sở (có linh mục thường trực) và 35 giáo họ, giáo điểm và 297 linh mục, nhiều người trong số họ thuộc các dân tộc thiểu số. Thành phần chính của giáo phận là dân tộc Kinh (241.629 giáo dân), bên cạnh đó thì còn hai sắc tộc khác là K'Ho và Churu.

Hiện nay, cai quản giáo phận là giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh (từ 2019).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo phận Đà Lạt sơ khởi được hình thành từ một giáo điểm truyền giáo do Giám mục Lucien Mossard Mão, Đại diện tông tòa Giáo phận Tây Đàng Trong thành lập vào năm 1918. Năm 1920 giáo điểm được Giám mục Victor Quinton nâng lên thành giáo xứ Nicola (còn gọi là giáo xứ Đà Lạt), lúc đó giáo dân chỉ khoảng 200 người. Đến năm 1927, Giáo xứ Djiring được thành lập, do Linh mục Jean Cassaigne (tên Việt: Sanh) kiêm giám quản chung với Giáo xứ Đà Lạt. Trong đợt di dân giai đoạn 1954 - 1955, số giáo dân tăng lên nhiều, trong đó nhiều người công giáo từ miền Trung và miền Bắc đến lập nghiệp.[1]

Giáo phận được thành lập do sắc chỉ của Giáo hoàng Gioan XXIII ngày 27 tháng 11 năm 1960, gồm ba tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long (tách từ Giáo phận Sài Gòn), và tỉnh Quảng Đức (tách từ Giáo phận Kontum). Giáo phận mới được trao cho Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, với 81 linh mục triều và dòng coi sóc 77.324 giáo dân trên tổng số 254.669 người.

Ngày 22 tháng 6 năm 1967, hai tỉnh Phước Long và Quảng Đức được sáp nhập vào giáo phận mới: Giáo phận Ban Mê Thuột. Sau năm 1975, hai tỉnh Tuyên Đức và Lâm Đồng được gộp lại với tên gọi là Lâm Đồng. Giáo phận Đà Lạt ngày nay nằm gọn trong tỉnh này.

Địa giới giáo phận: phía bắc và phía tây giáp giáo phận Ban Mê Thuột, phía nam giáp giáo phận Xuân Lộc và giáo phận Phan Thiết, phía đông giáp giáo phận Nha Trang.

Các giáo xứ trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Bảo Lộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Bảo Lộc gồm 33 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bảo Lộc - 715 Trần Phú, phường Blao, thành phố Bảo Lộc
  2. Giáo xứ Chân Lộc - 72 Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Bảo Lộc
  3. Giáo xứ Đại Lộc - Xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm
  4. Giáo xứ Đức Thanh - Xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm
  5. Giáo xứ Đa Minh - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc
  6. Giáo xứ Gioan - 996 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc
  7. Giáo xứ Hiệp Phát - Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm
  8. Giáo xứ Hòa Phát - 57 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc
  9. Giáo xứ Ki Tô - 745 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc
  10. Giáo xứ La Vang - Xã Đạm Bri, thành phố Bảo Lộc
  11. Giáo xứ Lâm Phát - Xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm
  12. Giáo xứ Lê Bảo Tịnh - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc
  13. Giáo xứ Lộc Đức - Xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm
  14. Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc
  15. Giáo xứ Minh Rồng - Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm
  16. Giáo xứ Nam Phương - Phường Blao, thành phố Bảo Lộc
  17. Giáo xứ Phúc Lộc - Phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc
  18. Giáo xứ Quảng Lâm - Xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm
  19. Giáo xứ Suối Mơ - Xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc
  20. Giáo xứ Tân Bình - Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc
  21. Giáo xứ Tân Bùi - Xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc
  22. Giáo xứ Tân Hà - Phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc
  23. Giáo xứ Tân Hóa - Xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc
  24. Giáo xứ Tân Lạc - Xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm
  25. Giáo xứ Tân Rai - Thị trấn Lộc Thắng, thành phố Bảo Lộc
  26. Giáo xứ Tân Thanh - Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc
  27. Giáo xứ Thánh Mẫu - 571 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc
  28. Giáo xứ Thánh Tâm Lộc Phát - 36 Trần Nguyên Hãn, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc
  29. Giáo xứ Thánh Tâm Lộc Tiến - Phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc
  30. Giáo xứ Thanh Xá - 276 Lộc Nga, phường Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc
  31. Giáo xứ Thanh Xuân - Xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc
  32. Giáo xứ Thiện Lộc - 193 Chu Văn An, phường 2, thành phố Bảo Lộc
  33. Giáo xứ Thượng Thanh - 71 Lê Lợi, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc

Giáo hạt Đơn Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Đơn Dương gồm 13 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Đơn Dương và Lạc Dương, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Châu Sơn - Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương
  2. Giáo xứ Diom - Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương
  3. Giáo xứ K'đơn - Xã K'đơn, huyện Đơn Dương
  4. Giáo xứ Lạc Hòa - Xã Ka Đô, huyện Đơn Dương
  5. Giáo xứ Lạc Lâm - Xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương
  6. Giáo xứ Lạc Nghiệp - Thị trấn Dran, huyện Đơn Dương
  7. Giáo xứ Lạc Sơn - Xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương
  8. Giáo xứ Lạc Viên - Xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương
  9. Giáo xứ Păng Tiêng - Xã Lát, huyện Lạc Dương
  10. Giáo xứ Pró - Xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương
  11. Giáo xứ Suối Thông - Xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương
  12. Giáo xứ Thạnh Mỹ - Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương
  13. Giáo xứ Tu Tra - Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

Giáo hạt Đà Lạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Đà Lạt gồm 20 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Đà Lạt, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Bình - 69 An Bình, phường 3, thành phố Đà Lạt
  2. Giáo xứ Bạch Đằng - 2B Bạch Đằng, phường 7, thành phố Đà Lạt
  3. Giáo xứ Cầu Đất - Xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt
  4. Giáo xứ Chi Lăng - 34 Ngô Văn Sở, phường 9, thành phố Đà Lạt
  5. Giáo xứ Chính Tòa - 15 Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt
  6. Giáo xứ Đa Thiện - 230B Ngô Tất Tố, phường 8, thành phố Đà Lạt
  7. Giáo xứ Du Sinh - 12B Huyền Trân, phường 5, thành phố Đà Lạt
  8. Giáo xứ Hà Đông - Phường 8, thành phố Đà Lạt
  9. Giáo xứ Lang Biang - Thị trấn Lát, huyện Lạc Dương
  10. Giáo xứ Mai Anh - 1 Ngô Quyền, phường 6, thành phố Đà Lạt
  11. Giáo xứ Minh Giáo - 111 Ngô Thì Nhậm, phường 4, thành phố Đà Lạt
  12. Giáo xứ Phát Chi - Xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt
  13. Giáo xứ Tà Nung - Xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt
  14. Giáo xứ Tạo Tác - 3A Nguyễn Đình Chiểu, phường 9, thành phố Đà Lạt
  15. Giáo xứ Thánh Mẫu - Phường 7, thành phố Đà Lạt
  16. Giáo xứ Thiện Lãm - Phường 8, thành phố Đà Lạt
  17. Giáo xứ Tùng Lâm - Phường 7, thành phố Đà Lạt
  18. Giáo xứ Vạn Thành - Phường 5, thành phố Đà Lạt
  19. Giáo xứ Vinh Sơn - Phường 6, thành phố Đà Lạt

Giáo hạt Đạ Tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Đạ Tông gồm 3 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Đam Rông, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Đạ Knàng - Xã Đạ Knàng, huyện Đam Rông
  2. Giáo xứ Đạ Tông - Xã Đạ Tông, huyện Đam Rông
  3. Giáo xứ Phi Liêng - Xã Phi Liêng, huyện Đam Rông

Giáo hạt Di Linh

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Di Linh gồm 13 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Di Linh, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Di Linh - Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh
  2. Giáo xứ Đinh Trang Hòa - Xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh
  3. Giáo xứ Hàng Hải - Xã Gung Ré, huyện Di Linh
  4. Giáo xứ Hòa Nam - Xã Hòa Nam, huyện Di Linh
  5. Giáo xứ Hòa Ninh - Xã Hòa Ninh, huyện Di Linh
  6. Giáo xứ Ka La - Xã Bảo Thuận, huyện Di Linh
  7. Giáo xứ Liăng Dăm - Xã Liên Đầm, huyện Di Linh
  8. Giáo xứ Phú Hiệp - Xã Gia Hiệp, huyện Di Linh
  9. Giáo xứ Sơn Điền - Xã Sơn Điền, huyện Di Linh
  10. Giáo xứ Tam Bố - Xã Tam Bố, huyện Di Linh
  11. Giáo xứ Tân Lâm - Xã Tân Lâm, huyện Di Linh
  12. Giáo xứ Tân Nghĩa - Xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh
  13. Giáo xứ Tân Phú - Xã Đinh Lạc, huyện Di Linh

Giáo hạt Đức Trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Đức Trọng gồm 16 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Đức Trọng và Lâm Hà, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Hòa - 1/7 An Ninh, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng
  2. Giáo xứ Bắc Hội - Xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng
  3. Giáo xứ Đà Loan - Xã Đà Loan, huyện Đức Trọng
  4. Giáo xứ Đinh Văn - Thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà
  5. Giáo xứ Gân Reo - Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng
  6. Giáo xứ K'long - Xã Hiệp An, huyện Đức Trọng
  7. Giáo xứ Kim Phát - Xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng
  8. Giáo xứ Lán Tranh - Xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà
  9. Giáo xứ Liên Khương - Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
  10. Giáo xứ Nam Ban - Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà
  11. Giáo xứ Nghĩa Lâm - Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng
  12. Giáo xứ Ninh Loan - Xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng
  13. Giáo xứ Phú Sơn - Xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà
  14. Giáo xứ Tân Thành - Xã Tân Thành, huyện Đức Trọng
  15. Giáo xứ Thanh Bình - 224A Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng
  16. Giáo xứ Tùng Nghĩa - Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng

Giáo hạt Ma Đa Guôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Ma Đa Guôi gồm 7 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Đạ Huoai, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Cát Tiên - Thị trấn Cát Tiên, huyện Đạ Huoai
  2. Giáo xứ Đạ Mri - Thị trấn Đạ Mri, huyện Đạ Huoai
  3. Giáo xứ Đạ Nhar - Xã Quốc Oai, huyện Đạ Huoai
  4. Giáo xứ Đạ Tẻh - Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Huoai
  5. Giáo xứ Đồng Nai Thượng - Xã Đồng Nai Thượng, huyện Đạ Huoai
  6. Giáo xứ Ma Đa Guôi - Thị trấn Ma Đa Guôi, huyện Đạ Huoai
  7. Giáo xứ Thánh Phaolo - Xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai
  8. Giáo xứ Đạ Nha - xã Đạ Nha, huyện Đạ Huoai

Các danh địa giáo phận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Nhà thờ Con Gà

Tòa giám mục giáo phận được đặt tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng [2].

Tòa Giám mục Đà Lạt

Thánh địa hành hương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà thờ và tu viện lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đời giám mục quản nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
1 † Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền 1960-1973
* Trống tòa 1973-1975 Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đậu, Giám quản giáo phận[3]
2 † Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm 1975-1994
3 Phêrô Nguyễn Văn Nhơn 1991-1994 1994-2010 Giám mục phóGiám mục chính tòa
* Trống tòa 2010-2011 Lm. Phaolô Lê Đức Huân, Giám quản giáo phận
4 Antôn Vũ Huy Chương 2011-2019
5 Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh 2017-2019 2019-nay Giám mục phóGiám mục chính tòa

Ghi chú:

  • : Giám mục chính tòa
  • : Giám mục phó, phụ tá hoặc Giám quản tông tòa, Đại diện tông tòa

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số giáo dân
  • Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số giáo xứ
  • Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số linh mục
  • Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo diện tích
  • Công giáo tại Việt Nam

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Giáo phận Đà Lạt, Lịch sử và địa lý Lưu trữ 2012-09-20 tại Wayback Machine, Simonhoadalat.
  2. ^ Bistum L T (Paperback), Book.
  3. ^ “Kỷ yếu 2010 giáo phận Đà Lạt, Hình Thành và Phát Triển” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2020.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bistum Đa Lat, Tác giả: Ben Stacy Jerrik, ISBN 9786139341177, Nhà XB: Betascript Publishing, 168 trang, xuất bản ngày 30 tháng 12 năm 2011.
  • General Information on the diocese
  • Khánh thành Trung tâm mục vụ giáo phận Đà Lạt Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, Đà Lạt Ngày Nay.
  • Trung tâm Mục vụ Đà Lạt, một lần ghé thăm[liên kết hỏng], ngày 11 tháng 9 năm 2012.
  • Từ Trung tâm Mục vụ giáo phận Đà Lạt, nghĩ về Chứng tích tội ác chiến tranh Tam Tòa Lưu trữ 2012-11-08 tại Wayback Machine, Báo Quân đội Nhân dân.
  • x
  • t
  • s
Giáo phận Công giáo tại Việt Nam
Giáo tỉnh Hà Nội

Hà Nội · Bắc Ninh · Bùi Chu · Hà Tĩnh · Hải Phòng · Hưng Hóa · Lạng Sơn và Cao Bằng · Phát Diệm · Thái Bình · Thanh Hóa · Vinh

Giáo tỉnh Huế

Huế · Ban Mê Thuột · Đà Nẵng · Kon Tum · Nha Trang · Qui Nhơn

Giáo tỉnh Sài Gòn

Thành phố Hồ Chí Minh · Bà Rịa · Cần Thơ · Đà Lạt · Long Xuyên · Mỹ Tho · Phan Thiết · Phú Cường · Vĩnh Long · Xuân Lộc

Bài viết liên quan Công giáo tại Việt Nam · Các thánh tử đạo Việt Nam · Quan hệ Tòa Thánh – Việt Nam · Hội đồng Giám mục Việt Nam · Danh sách giám mục người Việt (còn sống · nghỉ hưu) · Danh sách giám mục ngoại quốc

Từ khóa » Giờ Lễ Nhà Thờ Di Linh Lâm đồng