Giáo Sư, Anh Hùng Lao động Vũ Khiêu Qua đời ở Tuổi 106!

  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  1. Trang chủ
  2. Thời cuộc
  • Bình luận
Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu qua đời ở tuổi 106! avatar Vương Xuân Nguyên 21:34 30/09/2021 Theo dõi trên

Mục lục

Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu, học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, một trong những trí thức, nhà văn hóa lớn của Việt Nam trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, nguyên Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) qua đời vào lúc 12h37 phút ngày 30/9/2021 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô hưởng thọ 106 tuổi.

Giáo sư Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu, sinh ngày 19 tháng 9 năm 1916 tại làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp tú tài trường Bonnal xưa, nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng. Năm 1935, ông về Hà Nội sinh sống và làm việc.

Cao Phong là phong thái cao cả, chữ mà Cao Bá Quát dùng ngợi ca Chu Văn An, người thầy tiêu biểu, tấm gương lớn của lịch sử dân tộc. Trân trọng Chu Văn An và ý nghĩa chữ của Cao Bá Quát, ông lấy bút danh đầu tiên là Cao Phong làm động lực thôi thúc học tập, nghiên cứu và cống hiến tâm lực, trí tuệ cho non sông đất nước.

gs1111-1633009480.jpg

GS. AHLĐ Vũ Khiêu (1916 - 2021)

Ông tham gia Cách mạng từ rất sớm, trước năm 1945, từng hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác Đảng, tuyên huấn, dân vận, chính quyền, quân đội, đối ngoại...

Trong kháng chiến chống Pháp, ông đảm nhiệm công tác tuyên huấn ở Khu 10, rồi khu Việt Bắc, Tây Bắc. Ông cũng có mặt tại tiền tuyến từ Chiến dịch Biên giới năm 1950 đến Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong thời gian này, ông cùng làm việc với nhiều văn nghệ sĩ, trí thức nổi tiếng của Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ...

Sau năm 1954, ông chuyển dần từ công tác tuyên huấn sang công tác nghiên cứu. Giáo sư Vũ Khiêu tham gia giảng dạy triết học và lý luận khoa học xã hội cho các trường Đảng và các trường đại học. 

Năm 1959, ông làm Thư ký khoa học xã hội của Ủy ban Khoa học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học.

Trong suốt quá trình giảng dạy, nghiên cứu, Giáo sư Vũ Khiêu đã cho ra đời nhiều tác phẩm quan trọng ở nhiều lĩnh vực: triết học, đạo đức học, văn học, nghệ thuật, văn hóa, xã hội, nghiên cứu và giới thiệu thơ văn và cuộc đời của một số thi hào, các tác phẩm về tư tưởng Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông là người đặt nền móng cho ngành xã hội học và mỹ học Việt Nam.

Đến nay, Giáo sư Vũ Khiêu đã xuất bản hơn 70 đầu sách. Một số tác phẩm có giá trị về văn hóa gồm: Đẹp (năm 1963), Cao Bá Quát (1970), Anh hùng và nghệ sĩ (năm 1972), Ngô Thì Nhậm (1976), Cách mạng và nghệ thuật (năm 1979), Nguyễn Trãi (1980), Trường Sơn - Máu lửa Vạn đại anh hùng (2009), Từ văn  hiến Thăng Long đến hào khí Đồng Nai và thành đồng Tổ Quốc (2010), Hồ Chí Minh (2012) tác phẩm lớn nhất là bộ sách ba tập, dày gần 1.500 trang, cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam (năm 2000)... 

Sinh ra tại Nam Định, nhưng cuộc đời Giáo sư Vũ Khiêu gắn bó với Hà Nội, ông có nhiều công trình nghiên cứu lớn về Thăng Long - Hà Nội. Ông chủ trì Hội đồng biên tập bộ sách Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (bốn tập), Bách khoa thư Hà Nội (18 tập), Chủ tịch Hội đồng tư vấn Tủ sách Nghìn năm Thăng Long Hà Nội (giai đoạn 1 đã xuất bản 100 bộ sách). Ở tuổi 100, Giáo sư Vũ Khiêu vẫn tiếp tục làm việc để hoàn thành bộ sách Văn hiến Thăng Long gồm ba tập, dày 2.400 trang.

Điểm nổi bật trong sự nghiệp nghiên cứu sáng tác văn học nghệ thuật của Giáo sư Vũ Khiêu không thể không kể đến là hệ thống các bài văn tế, văn bia, hoành phi, câu đối, bài minh tại hầu khắp đền thờ anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa và đài tưởng niệm liệt sĩ trong cả nước để ngợi ca khí phách anh hùng, tâm hồn cao cả của hàng vạn anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của dân tộc. Từ bài văn tế anh hùng liệt sĩ Cách mạng tháng Tám, văn tế Giỗ tổ Hùng Vương, văn tế Trần Hưng Đạo... cho đến các bài minh về các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu như: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh. Ông được đánh giá là người có biệt tài viết câu đối và văn tế biền ngẫu (phú, văn tế, văn bia), một bậc thầy về thể văn phú, nhất là thể hiện về đề tài lịch sử, về văn hiến dân tộc.

Về hoạt động đối ngoại, ông có nhiều đóng góp, sáng lập viên tham gia thành lập Hội Xã hội học các nước XHCN; giúp Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên điều hành nhiều hội thảo quốc tế của UNESCO tại Việt Nam; cùng Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp chủ trì nhiều cuộc hội thảo về Nho giáo tại Việt Nam và Paris; được nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Chủ tịch Hội Khổng học thế giới mời làm cố vấn của Hội…

Giáo sư Vũ Khiêu được nhiều học giả, chính khách trong và ngoài nước đánh giá là một nhà văn hóa, trí thức tiêu biểu thời đại Hồ Chí Minh trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, một nhân vật hội tụ nhiều phẩm chất cao đẹp của thời đại: Có tư duy uyên bác, tầm nhìn xa trông rộng, tâm huyết với sự nghiệp cách mạnh, khát vọng dân tộc chân chính, luôn gần gũi và gắn bó với các tầng lớp nhân dân…Những người đến với Giáo sư dù là chính khách hay bình dân đều được ông đón tiếp nồng hậu với tấm lòng chân thành nhất. Ông luôn tự hào về cuộc sống vật chất có phần thanh đạm nhưng đổi lại có hàng ngàn, hàng vạn bạn bè thân hữu khắp các vùng miền của đất nước, cùng đồng tâm, đồng chí với ông hàng ngày hàng giờ nỗ lực nghiên cứu học tập, lao động, sáng tạo đóng góp công sức, trí tuệ, tinh thần và vật chất cho nền văn hiến Việt trường tồn phát triển mãi mãi. Giáo sư lấy đó làm niềm tin yêu cuộc sống, làm động lực nghiên cứu sáng tạo không ngừng.

Để ghi nhận những cống hiến xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đất nước; sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa Dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng Giáo sư Vũ Khiêu nhiều phần thưởng cao quý: Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 (1996); Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000); Huân chương Độc lập hạng Nhất (2006); “Công dân Thủ đô ưu tú” (2010) và nhiều Bằng khen của các Bộ, ban ngành.

Hotline: 03 6690 8888 | Email: toasoan@vanhoavaphatrien.vn

Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu qua đời ở tuổi 106! Vương Xuân Nguyên Chia sẻ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Pinterest
Báo xấu Bình luận Email: Tên hiển thị: Gửi bình luận Trần Hào

Trần Hào

11:30 09/10/2021

ANH HÙNG HỢP BÍCH ĐƯỜNG VĂN VŨ NGHỆ SĨ SONG THƯ NÉT HỌA KHIÊU

BÀI ĐỌC NHIỀU Trung đội lão dân quân hoằng trường bắn rơi chiếc máy bay mỹ thứ 2400 trên miền Bắc Trung đội lão dân quân hoằng trường bắn rơi chiếc máy bay mỹ thứ 2400 trên miền Bắc Cau phơi tái, gái đoạn tang Cau phơi tái, gái đoạn tang Làm rõ nhóm người tự ý phá trụ sở cũ của tòa án huyện Chư Sê Làm rõ nhóm người tự ý phá trụ sở cũ của tòa án huyện Chư Sê Những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam Những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam Hội chợ Triển lãm Du học nghề Đức 2024: Cơ hội nghề nghiệp và giao thoa văn hóa Hội chợ Triển lãm Du học nghề Đức 2024: Cơ hội nghề nghiệp và giao thoa văn hóa Cùng chủ đề Kiên Giang thành lập phường Vĩnh Thanh Vân: Bước tiến trong quản lý và phát triển đô thị hóa Thời cuộc Kiên Giang thành lập phường Vĩnh Thanh Vân: Bước tiến trong quản lý và phát triển đô thị hóa

Sáng 29/11, Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá công bố Nghị quyết số 1247/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường...

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt quy hoạch báo chí Thời cuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt quy hoạch báo chí

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương cho rằng Bộ sẵn sàng, tiếp nhận quản lý...

Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ kỷ niệm 20 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Thời cuộc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ kỷ niệm 20 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngày 27/11/2024, Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (24/12/2004...

Mới cập nhật Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV - năm 2024 

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV - năm 2024 

Trong 2 ngày 29, 30/11, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV - năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đề ra phương hướng, những nhiệm vụ giai đoạn 2024 - 2029. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo.

15 giờ trước Phát triển

Dạ khúc tri ân thăng hoa tại Melinh PLAZA Yên Bái

Dạ khúc tri ân thăng hoa tại Melinh PLAZA Yên Bái

Trong không gian nghệ thuật lung linh ánh đèn và đậm chất tinh tế, đêm nhạc tri ân “Kết nối vị thế - Sống trọn tinh hoa” tại Melinh PLAZA Yên Bái là bản giao hưởng của những rung cảm chạm đến trái tim khán giả, để lại dấu ấn khó phai trong lòng hơn 100 khách mời tham dự sự kiện tối ngày 29/11.

18 giờ trước Cần biết

Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại

Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại

Việc nghiên cứu làm rõ hơn cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân Công chúa với đất nước, với Phật giáo là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc mang đến một nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời, đóng góp của một nhân vật lịch sử, đồng thời cũng là một ni sư của Phật giáo Việt Nam.

19 giờ trước Di sản

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch và ẩm thực Sen 2024

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch và ẩm thực Sen 2024

Tối 29/11, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ hội du lịch và ẩm thực Sen năm 2024.

1 ngày trước Văn hóa - Xã hội

Chính thức ra mắt sách  "Không sao đâu, tất cả chúng ta đều có chút khác biệt"

Chính thức ra mắt sách "Không sao đâu, tất cả chúng ta đều có chút khác biệt"

Nhà xuất bản Văn học vừa chính thức phát hành cuốn sách "Không sao đâu, tất cả chúng ta đều có chút khác biệt". Đây là một cuốn sách nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, giúp mỗi người học cách tôn trọng và trân trọng sự khác biệt, không chỉ của bản thân mà còn của những người xung quanh.

1 ngày trước Tác phẩm – tác giả

Gia Lai: Hàng trăm cây rừng ở huyện IaGrai bị triệt phá

Gia Lai: Hàng trăm cây rừng ở huyện IaGrai bị triệt phá

Tại hiện trường vụ phá rừng xảy ra ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai hàng trăm cây rừng lớn nhỏ bị triệt hạ, nhiều cây cổ thụ vẫn còn đang nằm la liệt. Đây có thể nói là vụ phá rừng lớn nhất trong năm qua ở địa phương này.

1 ngày trước Đời sống và phát triển

Kiên Giang thành lập phường Vĩnh Thanh Vân: Bước tiến trong quản lý và phát triển đô thị hóa

Kiên Giang thành lập phường Vĩnh Thanh Vân: Bước tiến trong quản lý và phát triển đô thị hóa

Sáng 29/11, Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá công bố Nghị quyết số 1247/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường Vĩnh Thanh Vân (mới).

1 ngày trước Thời cuộc

Vĩnh Phúc: Tập huấn về công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí

Vĩnh Phúc: Tập huấn về công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí

Đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tập huấn Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Khắc Hiếu cho biết, trong bối cảnh bùng...

1 ngày trước Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Trao giải thưởng Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

Hà Nội: Trao giải thưởng Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 đã phản ánh hiện thực đời sống mỹ thuật của các tác giả trẻ đương đại Việt Nam hiện nay. Các tác phẩm trong Festival cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại, được gửi gắm vào tác phẩm để đưa đến công chúng có cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật đương đại hiện nay.

1 ngày trước Văn hóa - Xã hội

“Đồng hành” – Triển lãm tranh sơn mài, gốm đặc sắc

“Đồng hành” – Triển lãm tranh sơn mài, gốm đặc sắc

Triển lãm “Đồng hành” thể hiện một cách rõ nét những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc riêng biệt của từng nghệ sĩ trong bối cảnh đương đại. Triển lãm đã thu hút đông đảo khách tham quan và những người yêu nghệ thuật.

2 ngày trước Văn hóa - Xã hội

XEM THÊM

Từ khóa » Tiểu Sử Gs Vũ Khiêu