Giao Thông Nông Thông Trong Công Cuộc Xây Dựng Nông Thôn Mới Và ...
Có thể bạn quan tâm
Sở Giao Thông Vận tải tỉnh Gia Lai Tin tức - sự kiện An toàn giao thông Thanh tra giao thông Kết cấu hạ tầng giao thông Đào tạo - sát hạch Vận tải và phương tiện Thông tin cải cách hành chính Tin hoạt động Đảng, Đoàn thể Tin tổng hợp Chuyên mục Chuyển đổi số Chỉ đạo, điều hành Thống kê - Báo cáo ISO 9001:2015 Lấy ý kiến góp ý Quy hoạch- Kế hoạch Dự án, hạng mục đầu tư Đấu thầu - Mua sắm công Chính sách ưu đãi, đầu tư Phòng, chống tham nhũng Công khai ngân sách Tiếp nhận ý kiến phản ánh Phòng, chống Covid-19 trong hoạt động vận tải Thông tin tuyên truyền Khen thưởng Hỏi đáp trực tuyến Nghiệp vụ Thanh tra giao thông Vận tải đường bộ Đào tạo - Sát hạch An toàn giao thông Kết cấu hạ tầng giao thông Văn bản Văn bản Bộ GTVT Văn bản khác Văn bản Tỉnh ủy-HĐND Văn bản tỉnh Gia Lai Văn bản Ban ATGT tỉnh Văn bản Sở Tiêu chuẩn ngành Dự thảo văn bản Phòng, chống tham nhũng Thư viện Video Tài liệu chuyên ngành Lịch cơ quan Menu Search for: Trang chủ > Tin tức - sự kiện > Kết cấu hạ tầng giao thông > Giao thông nông thông trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn Văn bản mới 03/TB-SGTVT - 02/01/2025 - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai {Mới} 3602/TB-SGTVT - 30/12/2024 - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai Về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại... {Mới} 3566/TB-SGTVT - 26/12/2024 - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai Thông báo Kết quả kiểm tra việc chấp hành... {Mới} 3567/TB-SGTVT - 26/12/2024 - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai Thông báo Kết quả kiểm tra việc chấp hành... {Mới} 3569/TB-SGTVT - 26/12/2024 - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai Thông báo Kết quả kiểm tra việc chấp hành... {Mới} Thông báo Thông báo: Lịch sát hạch cấp giấy phép lái xe tháng 12/2024 DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2024 Thông báo tuyển dụng công chức năm 2024 THÔNG BÁO: KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC VÀO LÀM VIỆC Ở CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN... Thông báo tuyển dụng Liên kết website Sở/Ban NgànhBan Dân tộcBan Quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia LaiCông an tỉnh Gia LaiSở Công thươngSở Giáo dục và Đào tạoSở Giao thông vận tảiSở Kế hoạch và Đầu tưSở Khoa học và Công nghệSở Lao động - Thương binh và Xã hộiSở Ngoại vụSở Nội vụSở Nông nghiệp và Phát triển nông thônSở Tài chínhSở Tài nguyên và Môi trườngSở Thông tin và Truyền thôngSở Tư PhápSở Văn hóa, Thể thao và Du lịchSở Xây dựngSở Y tếThanh tra tỉnh Thành phố/Thị xã/HuyệnUBND huyện Chư PăhUBND huyện Chư PrôngUBND huyện Chư PưhUBND huyện Chư SêUBND huyện Đak ĐoaUBND huyện Đak pơUBND huyện Đức CơUBND huyện Ia PaUBND huyện IaGraiUBND huyện KbangUBND huyện KôngChroUBND huyện Krông PaUBND Huyện Mang YangUBND huyện Phú ThiệnUBND thành phố PleikuUBND thị xã An KhêUBND thị xã Ayunpa Giao thông nông thông trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn 30/04/2013 Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, bền vững; hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước. Tuy nhiên, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn nhiều thách thức được đặt ra. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển, do điều kiện và bối cảnh khác nhau vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn cũng dần thay đổi và xuất hiện những yếu tố mới. Giai đoạn tới nông nghiệp, nông thôn trong sẽ được mở rộng và nâng cao hơn so với trước, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp các dịch vụ cơ bản, giúp duy trì lạm phát ở mức thấp cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống tối thiểu cho người lao động, kiểm soát môi trường và sinh thái. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân là vị trí then chốt trong mọi sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thực tiễn đã ghi nhận sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp sau đó, nhiều Nghị quyết của Đảng và các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và Chương trình hành động của Chính phủ đã trực tiếp triển khai thực hiện vấn đề này, cụ thể như: Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Bằng Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đây là những mục tiêu và tiêu chí mà đòi hỏi phải có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới nếu xét về thực trạng giao thông nông thôn tuy đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua. Bộ tiêu chí quốc gia này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Trong 19 tiêu chí đó, tiêu chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn được đặt lên hàng đầu. Riêng về giao thông, đến năm 2020 tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đối với tất cả các Vùng phải đạt 100%. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn tối thiểu là 50% đối với trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long, còn lại các vùng khác phải đạt từ 70% đến 100% (đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ). Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa phải đạt 100%, phấn đấu đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam. Mười năm qua, các chủ trương lớn của Đảng và việc thực hiện quyết liệt của Chính phủ, hiện nay hệ thống giao thông nông thốn đã có bước phát triển căn bản và nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng con đường về tới tận thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm 2006), trong đó đi lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97,1% ( tăng 3,5% so với năm 2006); trong đó xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 7917 xã chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006). Một điều đáng chú ý là không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trọng mà đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới 89,5% số thôn, bản có đường ô tô đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc sống của người dân nơi vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa xã hội. So với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn tăng thêm 34.811km; trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563km, đường xã tăng 17.414km và đường thôn xóm tăng 15.835km từ những nguồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn rất đa dạng được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (chiếm khoảng 50% phần dành cho cơ sở hạ tầng giao thông của các tỉnh); vốn ODA (các chương trình hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng của WB, Chương trình giảm nghèo Miền trung của ADB hay Giao thông nông thôn của Ngân hàng thế giới WB); vốn huy động của doanh nghiệp, tín dụng và của cộng đồng nhân dân. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn trong 10 năm qua ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa phương còn huy động từ các nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu sổ số kiến thiết… Chỉ tính riêng giai đoạn 2003 đến năm 2010, cả nước đã đầu tư 749 dự án đường giao thông đến trung tâm xã trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc các vùng: Trung du và miền núi Bắc bộ; đồng bằng sông Hồng; duyên hải miền Trung; Tây nguyên; Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu long với tổng mức đầu tư các dự án đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã cả giai đoạn được các địa phương phân bổ vốn TPCP là 32.951 tỷ đồng, các địa phương cũng đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện. Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức: Xét về mạng lưới: Hiện nay trên cả nước có trên 295 046km đường bộ, trong đó hệ thống giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn) chiếm tới 85%. Nếu xét trên diện rộng, mật độ giao thông nông thôn trên cả nước còn thấp (0,59km/km2); trong đó mật độ đường huyện chỉ là 0,14km/km2 với tỷ trọng 0,55km/1000 dân; đường xã là 0,45km/km2 và 1,72km/1000 dân. Tại khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng, mật độ này có cao hơn (khoảng 1,16km/km2) song còn xa mới đạt được tỷ lệ hợp lý (trung bình ở các nước phát triển tỷ lệ chiều dài km đường nông thôn trên diện tích khoảng 8,86km/km2). Thực tế hiện tại đó là hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Còn 149 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, trong đó khu vực Tây Nguyên chiếm đa số, thấp hơn 7 lần so với khu vực đồng bằng. Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là đường chỉ có 01 làn xe, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập như thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ bị lấn chiếm, phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa đồng bộ trong thiết cầu cống và đường. Chất lượng mặt đường giao thông nông thôn chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn cho đi lại và chuyển hàng hóa vào mùa mưa. Đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn thì hầu hết các huyện trong các tỉnh thành trong cả nước đều chưa có quy hoạch đồng bộ mạng lưới giao thông nên chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài để phát triển, điều này làm cho việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập, việc quản lý hệ thống giao thông nông thôn hiện nay chưa có một mô hình quản lý thống nhất nên còn hạn chế trong quản lý nhà nước, quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn; thiếu hệ thống số liệu; thiếu quan tâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chuyên môn quản lý hệ thống đường huyện trở xuống. Từ những đánh giá về vị trí vai trò, thực trạng phát triển giao thông nông thôn nêu trên, để phát triển nông nghiệp, nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Đảng, Nhà nước thì những vấn đề kiện toàn công tác quy hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư, xây dựng phát triển giao thông nông thôn; xây dựng hệ thống quản lý từ trung uơng tới địa phương; thực hiện thường xuyên công tác bảo trì cần phải được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn 2011 – 2020. Về Quy hoạch: Các địa phương rà soát cập nhật quy hoạch phát triển giao thông vận tải của mình cần chú ý tới quy hoạch giao thông nông thôn; Về đầu tư phát triển phải xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn phải đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần được huy động và ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, vốn ODA, ngoài ra sẽ tích cực huy động từ người dân, các doanh nghiệp khai thác quỹ đất; tích cực vận động nhân dân hiến đất làm đường mới và mở rộng đường cũ, nhân rộng mô hình nhà nước hỗ trợ vật tư, vật liệu, nhân dân đóng góp công sức; sử dụng tư vấn giám sát cộng đồng. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cần được ưu tiên để hoàn thành các đường ô tô tới các trung tâm xã hiện đang khó khăn, bị chia cắt; các khoản vay ODA lớn cần tập trung chú trọng vào các dự án hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại và đồng bộ hỗ trợ phát triển kinh tế cho tỉnh hoặc cả một vùng. Công tác quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn cần được chú trọng. Trước hết, phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập và phải có đơn vị đầu mối trong quản lý bảo trì đường nông thôn. Nhanh chóng đưa vào danh mục cân đối, bố trí ngân sách cho công tác quản lý bảo trì từ nguần ngân sách địa phương. Khi Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực dự kiến 35% nguồn tài chính thu được từ Quỹ này sẽ phân bổ cho các địa phương nên phần nào sẽ tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh, thành phố. Để công tác quản lý giao thông nông thôn ngày càng sát với thực tế, có sự theo dõi cập nhật một cách có hệ thống để có những thay đổi và điều chỉnh chính sách cho kịp thời nhất thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin về giao thông địa phương. Áp dụng tiến bộ khoa học: Trong giai đoạn 2012-2020 là giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp do vậy không thể không áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong công tác xây dựng cũng như bảo trì giao thông nông thôn. Tăng cường sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, mạnh dạn đưa các vật liệu thay thế các nguyên vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường, giá thành hợp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đối với các kết cấu kiên cố cần chú trọng áp dụng cơ giới hóa để đảm bảo chất lượng công trình. Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn cần đặc biệt chú trọng; chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn các cấp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác. Đào tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, hướng dẫn dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn cho các cán bộ xã, huyện phụ trách giao thông, quy hoạch bằng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật. Xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ mới đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung các nguồn lực của cả Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo, trong đó có việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Những chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, quyết tâm cao của Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn chắc chắn sẽ có những phát triển mới góp phần thiết thực đưa đất nước bước vào giai đoạn mới – giai đoạn của công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại Việt Nam./. Nguyễn Ngọc Đông – Thứ trưởng Bộ GTVT
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Quá trình hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức
- Chức năng - nhiệm vụ
- Chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo
- Các phòng ban chuyên môn
- Hộp thư điện tử
- Hoạt động của Ngành
- Cải cách hành chính
- Kết quả XLVPHC-GSHT
- Văn bản Trung Ương
- Hình ảnh
Chia sẻ:
Các tin khác
Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện “Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 01/7/2022 của UBND tỉnh về Ban hành... Lễ trao Giấy chứng nhận Hội viên tập thể và Tập huấn công tác quản lý, xây dựng và bảo trì đường Giao thông Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông “Khu vực trường học” Sửa chữa bảo trì cầu, tăng cường an toàn giao thông trên Quốc lộ 25 và đường Trường Sơn Đông Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống Cảng hàng không, Sân bay toàn quốc thời kỳ 2021...- |<
- <
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- >
- >|
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cơ quan: Sở Giao thông vân tải tỉnh Gia Lai Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai Điện thoại: (0269) 3824248 - Fax: (0269) 3824241 Số điện thoại đường dây nóng: 0968583071 Email: sgtvt@gialai.gov.vnTHÔNG TIN BẢN QUYỀN
Người chịu trách nhiệm: Giấy phép số: 11/GP-TTĐT ngày 17/11/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông cấp. TOPTừ khóa » Kế Hoạch Xây Dựng đường Giao Thông Nông Thôn
-
Kế Hoạch 237/KH-UBND 2021 Đầu Tư Phát Triển Giao Thông Nông ...
-
Kế Hoạch Kiên Cố Hóa đường Giao Thông Nông Thôn Trên địa Bàn Tỉnh ...
-
[PDF] Kế Hoạch Xây Dựng Giao Thông Nông Thôn Va ... - Huyện Tam Dương
-
Kế Hoạch Xây Dựng Bê Tông Hóa đường Giao Thông Nông Thôn Năm ...
-
Phát Triển đường Giao Thông Nông Thôn Trên địa Bàn Huyện Lạc Dương
-
Kế Hoạch Thực Hiện Đề án Phát Triển Giao Thông Nông Thôn Trên địa ...
-
Kế Hoạch Xây Dựng 10km Mặt đường Bê Tông Xi Măng đường Trục ...
-
Kế Hoạch Thực Hiện Đề án Phát Triển Giao Thông Nông Thôn Năm ...
-
Phát Triển Hạ Tầng Giao Thông Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Trên địa ...
-
Bạc Liêu Xây Dựng Kế Hoạch Sửa Chữa, Cải Tạo, Nâng Cấp đường ...
-
Văn Yên đẩy Nhanh Tiến độ Làm đường Giao Thông Nông Thôn
-
Phát Triển Giao Thông Nông Thôn Phục Vụ Nhu Cầu Sinh Hoạt Và Sản ...
-
Mở Rộng đường Giao Thông Nông Thôn đáp ứng Yêu Cầu Phát Triển ...
-
Xây Dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao: Người Dân Xã An Nông Tích Cực ...